Số lá của các giống rau cải thí nghiệm

Một phần của tài liệu So sánh khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống cải xanh trong vụ đông xuân năm 2010 2011 tại huyện bố trạch tỉnh quảng bình (Trang 34 - 36)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống rau cả

4.5.Số lá của các giống rau cải thí nghiệm

Đối với rau cải lá là một bộ phận quan trọng nhất vì nó không chỉ làm nhiệm vụ quang hợp tích lũy vật chất khô cho cây mà hơn nữa nó còn là bộ phận kinh tế góp phần rất lớn trong việc tăng năng suất. Số lá trên cây là một đặc tính phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm di truyền của từng giống, điều kiện thời tiết, kỹ thuật canh tác, mùa vụ… Căn cứ vào diện tích lá và đặc điểm của bộ lá của các giống để bố trí mật độ thích hợp. Qua theo dõi động thái ra lá của các giống, chúng tôi thu được kết quả ở Bảng 4.5 và Biểu đồ 4.4.

Kết quả ở Bảng 4.5 và Biểu đồ 4.4 cho thấy:

Giai đoạn sau BRHX 4 ngày

Giai đoạn này thân lá của rau cải bắt đầu phát triển. Sự chênh lệch số lá giữa các giống ở giai đoạn này là rất ít, số lá trên cây dao động trong khoảng từ 3,6 - 5,2 lá/cây, giống có số lá cao nhất là công thức V là 5,2 lá/cây, công thức VIII có số lá thấp nhất là 3,6 lá/cây.

Giai đoạn sau BRHX 8 ngày

Số lá tiếp tục tăng lên giữa các giống, số lá dao động trong khoảng 4,73 – 7,07 lá/cây, công thức VI và công thức VIII có số lá thấp nhất 4,73 lá/cây, không có sự sai khác có ý nghĩa. Công thức II có số lá cao nhất 7,07 lá/cây. Qua đây thấy rằng số lá khác nhau giữa các giống thể hiện sự sai khác do đặc tính của giống..

Bảng 4.5: Số lá của các giống ở các giai đoạn sau bén rễ hồi xanh

Đơn vị tính: Lá

Công thức Ngày sau bén rễ hồi xanh (ngày)

4 8 12 16 20 I(Đ/C) 4,27bc 5,4c 6,53ef 7,27de 8,47de II 5,07a 7,07a 8,53a 9,80a 10,93a III 4,13cd 5,93bc 7,33cd 8,33c 9,33c IV 4,87ab 6,47ab 8,13ab 9,00b 10,20b V 5,20a 6,47ab 7,53bc 8,20c 8,93cd VI 3,93cd 4,73d 6,00fg 6,87e 8,20ef VII 4,27bc 5,53c 6,80de 7,80cd 8,47de VIII 3,60d 4,73d 5,73g 6,67e 7,60f CV % 0,303 0,328 0,341 0,306 0,318 LSD0,05 0,601 0,651 0,675 0,606 0,629

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức P< 0,05.

Giai đoạn sau BRHX 12 ngày

Đây là giai đoạn trải lá, chuẩn bị giao tán, thân lá sinh trưởng mạnh, có sự tăng trưởng chiều cao nhanh, trải rộng trên mặt đất, để thực hiện quá trình quang hợp. Số lá giữa các công thức dao động 2,8 lá/cây, trong đó công thức II vẫn có số lá cao nhất đạt 8,53lá/cây, công thức VIII có số lá ít nhất, thấp hơn đối chứng 0,8 lá/cây.

Giai đoạn sau BRHX 16 ngày

Số lá vẫn tiếp tục tăng, phát triển để tăng sinh khối có ý nghĩa cho năng suất kinh tế sau này, trật tự số lá vẫn duy trì như ở giai đoạn trước, cao nhất vẫn là giống II đạt 9,8lá/cây, cao hơn đối chứng 2,53 lá/cây. Số lá giai đoạn này dao động trong khoảng 6,67- 9,8 lá/cây, giống VIII thấp nhất có 6,67lá/cây, không có sự sai khác có ý nghĩa với công thức VI.

Giai đoạn sau BRHX 20 ngày

Đây là giai đoạn cuối cùng của rau cải chuẩn bị thu hoạch nên số lá của các giống đạt tối đa, tốc độ tăng trưởng số lá có sự sai khác dao động trong khoảng 0,93 – 1,13 lá/ 4 ngày. Trong đó, công thức II có số lá cao nhất 10,93 lá, công thức VII vẫn có số lá nhỏ nhất 7,6 lá thấp hơn công thức đối chứng 0,87 lá/cây.

Như vậy kết quả thí nghiệm cho thấy số lá trên cây tăng qua các thời kỳ sinh trưởng phát triển, thời kỳ sau cao hơn thời kỳ trước. Số lá tăng sau đó tốc độ ra lá giảm dần và ổn định về số lá đặc trưng của mỗi giống thí nghiệm.

Một phần của tài liệu So sánh khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống cải xanh trong vụ đông xuân năm 2010 2011 tại huyện bố trạch tỉnh quảng bình (Trang 34 - 36)