Kiến nghị và đề xuất:

Một phần của tài liệu bia (1) (Trang 27 - 31)

Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân mà tôi đã áp dụng thành công trong công tác phòng chống dịch Covid-19 tại nhà trường trong thời điểm bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên thành công đó mới chỉ là bước đầu, tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các cấp lãnh đạo và các đồng nghiệp để bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn.Tôi xin chân thành cảm ơn!

PHỤ LỤC:

Cô giáo Mai Thị Thịnh, Hiệu trưởng Trường Mầm non An Dương, thị trấn An Dương chia sẻ: Trong thời gian phòng chống dịch bệnh Covid-19, mặc dù trẻ được nghỉ học ở nhà nhưng các cô giáo vẫn thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ giáo dục, phòng chống dịch bệnh, sinh hoạt chuyên môn.

Cô giáo Mai Thị Thịnh, Hiệu trưởng Trường Mầm non An Dương, thị trấn An Dương chia sẻ: Trong thời gian phòng chống dịch bệnh Covid-19, mặc dù trẻ được nghỉ học ở nhà nhưng các cô giáo vẫn thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ giáo dục, phòng chống dịch bệnh, sinh hoạt chuyên môn.

Trước khi có lệnh cách ly toàn xã hội, giáo viên nhà trường có mặt đầy đủ, tập trung sinh hoạt, bồi dưỡng chuyên môn, làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. Song hành với công tác chuyên môn là công tác tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh tới phụ huynh học sinh. Từ 1/4/2020, theo chỉ đạo của các cấp ngành, nhà trường phân công giáo viên trực trường luân phiên, còn lại các cô làm công tác chuyên môn qua mạng Internet.

Qua hệ thống nhóm lớp trên Zalo, Facebook, giáo viên thường xuyên phối hợp cùng phụ huynh để nắm tình hình sức khỏe của trẻ, hướng dẫn phụ huynh cách chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non tại gia đình trong thời gian trẻ nghỉ học phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Để tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình trong việc tổ chức và hỗ trợ việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ tại gia đình trong thời gian nghỉ học kéo dài, Phòng GD&ĐT huyện An Dương ra Công văn số 35/PGDĐT- GDMN ngày 01/4/2020 về việc tuyên truyền, hướng dẫn phụ huynh chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non tại gia đình và yêu cầu các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thực hiện.

Theo bà Phạm Thị Xuân Tươi, Phó phòng GD&ĐT huyện An Dương, đa số cơ sở giáo dục mầm non đã thực hiện tốt các nội dung tuyên truyền như: kỹ năng nuôi dưỡng, đảm bảo dinh dưỡng hợp lý trong các bữa ăn của trẻ, giúp trẻ tăng cường đề kháng, nâng cao sức khỏe và khả năng chống đỡ bệnh tật nói chung và phòng chống dịch bệnh Covid-19 nói riêng.

Qua nhóm Zalo, giáo viên chủ nhiệm các lớp hướng dẫn phụ huynh cài đặt ứng dụng NCOVI, cung cấp thông tin y tế phòng chống dịch Covid- 19 hàng ngày cho trẻ. Đồng thời, các cô tuyên truyền nội dung về đảm bảo an toàn phòng tránh và xử lý một số tai nạn thương tích cho trẻ.

Giáo viên còn giới thiệu kênh thông tin tới phụ huynh để được hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý và tổ chức cho trẻ vui chơi, học tập; giới thiệu “Cẩm nang hỗ trợ cha mẹ chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non”; giới thiệu phụ huynh khai thác và sử dụng các phần mềm giáo dục trẻ (Kidsmart, Happy Kid, Bút chì thông minh, Bé học tiếng Anh, các bài giảng E-learning về GDMN...).

Bên cạnh đó, căn cứ vào nội dung chương trình giáo dục mầm non từng độ tuổi, giáo viên phối hợp với phụ huynh cho trẻ ôn luyện lại một số bài hát, câu chuyện, bài thơ, hình cơ bản, chữ số, khối hình, chữ cái, vẽ tranh, nặn, thể dục, kỹ năng tự phục vụ... mà trẻ đã được học.

Tác giả: Admin

Nguồn tin: Ngành GD&ĐT TP Hải Phòng

PHÒNG GD &ĐT BA BỂ TRƯỜNG MN MỸ PHƯƠNG BÀI TUYÊN TRUYỀN

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ TẠI GIA ĐÌNH TRONG THỜI GIAN NGHỈ DỊCH

Đại dịch Covid – 19 lại bùng phát và lan rộng tại hầu hết các tỉnh, thành phố. Các ca lây nhiễm ngày càng tăng. Nhận thức được sự nguy hiểm của dịch bệnh, nhà trường tuyên truyền tới các bậc phụ huynh một số biện pháp phòng tránh dịch bệnh cũng như phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong những ngày nghỉ dịch ở nhà như sau: 1.Gia đình cần phối hợp chặt chẽ cùng nhà trường trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. Thông qua việc trao đổi thông tin qua Zalo các nhóm lớp về tình hình sức khoẻ của trẻ hằng ngày tới giáo viên chủ nhiệm. Các thông tin về việc chăm sóc cũng như giáo dục của lớp theo kế hoạch tới từng trẻ giúp trẻ nắm bắt nội dung chương trình cũng như các hoạt động chơi tập của trẻ trong thời gian nghỉ dịch một cách hiệu quả và an toàn. Gia đình phối hợp thường xuyên dạy trẻ các kỹ năng chào hỏi, lễ phép với ông bà bố mẹ, người lớn, biết kính trọng yêu mến mọi người xung quanh, thật thà mạnh dạn, tự tin chia sẻ những xúc cảm, tình cảm tích cực, biết yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp và thể hiện sự ham hiểu biết ở mọi lúc mọi nơi. Tăng cường khuyến khích việc đọc sách cho trẻ nghe và khuyến khích trẻ tự đọc sách dưới sự hướng dẫn của người lớn.

Với trẻ 5 tuổi chuẩn bị vào lớp 1, cha mẹ người lớn cần tạo cho trẻ tâm thế tự tin thoải mái và hào hứng trước khi vào lớp 1. Gia đình cần phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm trong việc hướng dẫn trẻ ôn luyện lại các chữ cái và toán. Củng cố lại một số kỹ năng cơ bản đặc biệt rèn cho trẻ kỹ năng học bài: tư thế ngồi học, cách cầm bút, làm quen với cặp sách lớp 1….

2. Đảm bảo sức khỏe cho trẻ luôn được khỏe mạnh, an toàn: + Cho trẻ ăn uống phù hợp với lứa tuổi và đầy đủ chất dinh dưỡng

Khi thời tiết trở nên oi nóng, khô, các mẹ cần chú ý đến những loại thực phẩm chứa nhiều nước và các loại vitamin: rau cải, rau ngót, bầu, mướp... Đây là

những loại thực phẩm vô cùng phổ biến vào mùa hè, các thực phẩm này giúp tăng cường chức năng miễn dịch cho trẻ, là loại thực phẩm dễ ăn, dễ chế biến. Ngoài ra

một số loại còn có tác dụng chữa ho, tiêu đờm, thông cổ họng, giải độc và làm mát cơ thể. Các mẹ có thể thay đổi thường xuyên món ăn để kích thích sự thèm ăn, hấp dẫn đối với trẻ.

thực phẩm giàu chất xơ có tác dụng điều tiết sự hấp thu và bài tiết thực phẩm, ngăn táo bón, xả chất độc trong cơ thể.

+ Vệ sinh thân thể:

- Việc vệ sinh thân thể cho trẻ đúng cách như thế nào không phải bậc cha mẹ nào cũng nắm rõ. Vào những ngày thời tiết màu hè oi nóng, trẻ hay chạy nhảy nghịch nên mồ hôi ra rất nhiều. Để tránh cho trẻ vận động mất nhiều nước các bậc phụ huynh cần chú ý cho trẻ chơi ở những nơi thoáng mát, thường xuyên nhắc nhở trre biết giữ gìn vệ sinh thân thể. Cho trẻ tắm rửa sạch sẽ hàng ngày.Tránh cho trẻ ngâm nước quá lâu dễ bị cảm. Mặc cho trẻ quần áo phù hợp, chất liệu cotton thấm mồ hôi, rộng rãi và dễ chịu.

Vệ sinh răng miệng và thường xuyên rửa tay sạch sẽ cho trẻ là cách giúp trẻ tránh xa những căn bệnh truyền nhiễm đặc biệt là đối với tình hình dịch bệnh hiện nay.

- Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu khò khè, khó thở do viêm phổi, viêm phế quản, tiêu chảy hoặc nôn... cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và dùng các biện pháp phòng ngừa, điều trị cho trẻ.

Hạn chế cho trẻ đến các khu vực đông người. Nếu bắt buộc phải đi ra ngoài thì phải đeo khẩu trang cho trẻ và luôn bên cạnh quan sát, theo dõi trẻ đảm bảo an toàn tuyệt đối tính mạng cho trẻ

Đặc biệt phụ huynh cần chú ý đến những khuyến cáo của Bộ Y Tế trước tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay như thực hiện nghiêm túc khẩu hiệu 5K: Khẩu trang- Khoảng cách- khai báo y tế- Không tụ tập- Khử khuẩn

3. Phòng chống tai nạn đuối nước cho trẻ trong những ngày nghỉ dịch.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn đuối nước ở trẻ em, trong đó nguyên nhân phổ biến dẫn đến những tai nạn đuối nước thương tâm là do sự thiếu giám sát của người lớn, chủ quan của bố mẹ để trẻ tự do vui chơi tại những khu vực nguy hiểm như: sông, hồ,ao, suối.

Tai nạn đuối nước một phần là do trẻ không biết bơi, chưa được dạy kỹ năng đảm bảo an toàn và xử lý tình huống khi bơi và không có kỹ năng cứu đuối.Bên cạnh đó, cũng xảy ra trường hợp trẻ bị chết đuối do sự không an toàn của các môi trường sống xung quanh.

Ngoài ra phải kể đến một thực trạng: Đó là khi các em cứu lẫn nhau, do chưa có kiến thức trong việc cấp cứu, sơ cứu người bị chết đuối, dẫn đến tình trạng số lượng trẻ bị chết đuối tăng lên. Vì vậy các bậc phụ huynh lưu ý không cho trẻ tự ý chơi ở những nơi gần ao, hồ, sông, suối, trong gia đình những dụng cụ chứa nước phải có nắp đậy, không để gần những nơi trẻ hay chơi.

Trên đây là một số biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ ở gia đình trong thời gian nghỉ dịch tại nhà. Kính mong các bậc phụ huynh quan tâm và cùng nhau thực hiện để đảm bảo an toàn cho trẻ, cùng nhà trường thực hiện nhiệm vụ giáo dục trẻ “Trẻ dừng đến trường nhưng không dừng học

Sáng kiến kinh nghiệm

Một số biện pháp phòng chống dịch bệnh cho trẻ mẫu giáo

Một phần của tài liệu bia (1) (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w