Khảo sát thực trạng

Một phần của tài liệu bia (1) (Trang 42 - 44)

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1 Thực trạng vấn đề:

2. Khảo sát thực trạng

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các môn học, các hoạt động trong trường

mầm non muốn đạt được hiệu quả cao thì: “ Biện pháp gây hứng thú thu hút trẻ

vào hoạt động kể chuyện” là vô cùng qua trọng.

2.1 Thuận lợi:

- Trong những năm qua đội ngũ giáo viên mầm non đã từng bước khẳng định vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, đầu tư và sáng tạo vào các hoạt động một cách tích cực.

- Ban Giám Hiệu nhà trường chú trọng đầu tư cơ sở vật chất: Tivi, đầu đĩa, máy chiếu, bộ đĩa truyện của các lứa tuổi. Luôn quan tâm tạo điều kiện cho giáo viên được đi tiếp thu chuyên đề để học hỏi và nâng cao trình độ chuyên môn.

- Lớp tôi có hai giáo viên đã nhiều năm đứng lớp nhà trẻ, luôn tận tình với công việc được giao.

- Bản thân tôi rất yêu nghề mến trẻ, có tinh thần học hỏi cao. Tôi có kĩ năng sử dụng máy tính, kĩ năng sử dụng một số phần mềm tin học và tra cứu thông tin trên mạng…

- Các cháu đồng đều về độ tuổi, ngoan ngoãn biết vâng lời và được phụ huynh của các cháu rất quan tâm

2.2 Khó khăn:

- Nhận thức của các cháu không đồng đều, đa số các cháu mới đi học, có những cháu ở vùng đồng trằm không đi học đều.

- Đặc điểm lứa tuổi nhà trẻ các cháu còn bé, nhiều cháu quấy khóc, có cháu hay ốm kéo dài. Thời điểm các cháu nghỉ học nhiều nhất là sau khi trời rét hoặc thời tiết giao mùa. Nên có nhiều khó khăn trong việc cung cấp và bổ sung kiến thức kịp thời cho trẻ.

- Ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế, bộ máy phát âm của trẻ còn chưa hoàn chỉnh, nhiều trẻ còn nói ngọng, nhút nhát chưa mạnh dạn giao tiếp cùng cô, cùng bạn, trẻ chưa tập chung chú ý trong giờ học. Trẻ dễ nhớ dễ quên tên truyện và các nhân vật trong truyện…

Vậy làm sao để giúp trẻ 24 – 36 tháng tuổi hứng thú với giờ học văn học là điều tôi trăn trở không ngừng suy nghĩ và sáng tạo trong quá trình dạy trẻ.

3.Quá trình điều tra thực tiễn:

- Được BGH phân công phụ trách lớp 24-36 tháng tuổi, ngay từ đầu năm học tôi luôn quan tâm đến đặc điểm tâm sinh lí cũng như vốn từ ngữ, cách giao tiếp của từng trẻ, có rất nhiều trẻ nói ngọng, thậm chí còn có trẻ chưa biết nói, có trẻ nhút nhát hay khóc không muốn tiếp súc với mọi người. Khi vào giờ học trẻ không chú ý học nhất là giờ kể chuyện, tôi thấy rất lo lắng. Qua quá trình tiếp súc với trẻ nên tôi đã tìm tòi suy nghĩ và nghiên cứu tài liệu tìm ra biện pháp tạo hứng thú nhằm thu hút trẻ học tốt hơn đặc biệt là hoạt động kể chuyện.

   

 

* K t qu  đi u tra c a đ u năm nh  sau:ế ư       

Phân loại khả năng

TỐT KHÁ TB YẾU

SL % SL % SL % SL %

Khả năng chú ý có chủ định 3 15 7 35 6 30 4 20

Khả năng nghe hiểu ngôn ngữ và phát âm

Vốn từ 4 20 6 30 4 20 6 30

Khả năng nói đúng ngữ pháp 4 20 5 25 6 30 5 25

Khả năng giao tiếp 6 30 6 30 5 25 3 15

Một phần của tài liệu bia (1) (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w