Hiệu quả SKKN:

Một phần của tài liệu bia (1) (Trang 40 - 42)

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1 Thực trạng vấn đề:

4. Hiệu quả SKKN:

PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ1. Lí do chọn đề tài: 1. Lí do chọn đề tài:

Bác Hồ đã dạy : “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không? Dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không? phần lớn chính là nhờ vào công học tập của các cháu”.

“ Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai.”

Để giúp trẻ dễ dàng tiếp cận và nhận biết thế giới vạn vật xung quanh của trẻ mầm non nói chung và trẻ 24- 36 tháng tuổi nói riêng, kể chuyện cho trẻ nghe là một hoạt động vô cùng quan trọng và cần thiết góp phần vào việc hình thành phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ.

Việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong giao tiếp sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với các môn khoa học khác như: Môn làm quen với môi trường xung quanh, làm quen với Toán, Âm nhạc và tạo hình…

Theo tôi, thông qua bộ môn làm quen với Văn học như: Đọc thơ, kể chuyện, đóng kịch sẽ giúp trẻ phát triển trí nhớ, tư duy, ngôn ngữ và khả năng cảm thụ cái hay, cái đẹp, cái tốt, cái xấu của mọi vật xung quanh.

Do đó bộ môn “Làm quen với Văn học” là bộ môn rất hay và hấp dẫn nếu giáo viên có sự đầu tư vào bài giảng. Tuy nhiên nó sẽ trở nên đơn điệu, khô khan nếu giáo viên không có sự chuẩn bị chu đáo.

“Vì vậy muốn dạy tốt giáo viên phải nắm được yêu cầu của bài dạy và những kỹ năng cần truyền đạt trong từng bài để vận dụng các phương pháp sao cho phù hợp” Từ thực tế cho thấy, trẻ em bậc mầm non rất thích những câu chuyện có hậu vì thế theo kinh nghiệm của tôi khi lựa chọn sách, truyện cho trẻ giáo viên cần chọn những câu chuyện mà trẻ có khả năng hiểu được, chuyện có liên quan đến chủ đề mà trẻ đang học.

Các nhân vật trong chuyện phải sinh đông, thân thiện, gần gũi với trẻ, nội dung chuyện mang tính giáo dục trẻ yêu cái hay, yêu cái thiện, yêu quê hương đất nước…

Đặc biệt hơn là trẻ thích tranh minh họa bởi nó mang đến sức sống cho câu chuyện. Các bức tranh làm tăng sự hấp dẫn và chú ý nghe của trẻ trong giờ học. Ngoài ra, giáo viên cần tạo môi trường học tập tốt cho trẻ như: Trang trí lớp, mảng chính, các góp đẹp phù hợp theo từng chủ đề.

“Ví dụ như với chủ đề “Trường mầm non” tôi lựa chọn nội dung câu chuyện “Món quà của cô giáo” để làm nội dung trang trí góc vườn cổ tích. Điều đó sẽ tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với câu chuyện trước tiết học chính và kích thích tính tò mò khám phá của trẻ.

Ngoài ra có thể treo các tranh ảnh, bài thơ… để khi chơi ở góc học tập đó trẻ vừa có cơ hội được ôn lai những bài thơ, câu chuyện mà trẻ đã học, vừa tạo cơ hội cho trẻ thể hiện khả năng của mình”

Vai trò của giáo viên trong giờ học kể chuyện

Thực ra, vai trò của giáo viên trong giờ học kể chuyện là rất quan trọng. Trẻ có thể hiểu rõ nội dung câu chuyện, biết tính cách của nhân vật tốt hay xấu là nhờ giọng kể của cô giáo và chuỗi các hoạt động giúp trẻ hứng thú với câu chuyện.

Chính vì vậy, khi kể chuyện, giáo viên nên kể diễn cảm, thả hồn vào câu chuyện để thể hiện đúng giọng điệu từng câu nói, từng cử chỉ, điệu bộ của nhân vật trong chuyện.

Những câu nói của nhân vật hiền lành thì kể với giọng nhẹ nhàng, còn những câu nói của các nhân vật ác thì kể với giọng trầm bổng khác nhau, nhấn mạnh vào các tính từ, từ láy để thể hiện sự hồi hộp, không nói thành lời đẻ trẻ có thể cảm nhận được cảm xúc của các nhân vật trong câu chuyện.

Thông qua các câu chuyện, các nhân vật sự vật hiện tượng gần gũi giúp cho trẻ phát triển óc tư duy sáng tạo, trí tò mò mà thích khám phá từ đó nảy sinh trong trẻ những nhận thức tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mĩ, yêu qúy ông bà, cha mẹ, thầy cô, yêu quý loài vật, yêu thiên nhiên cỏ cây, hoa lá…. Làm cho tâm hồn trẻ ngày thêm hướng thiện, gần gũi với con người và mọi vật xung quanh.

Kể chuyện cho trẻ nghe còn giúp trẻ tích lũy và mở rộng vốn từ ngữ phong phú đa dạng, giúp trẻ hay nói, nói sõi và nói chuẩn Tiếng Việt. Khả năng nói và diễn đạt ngôn ngữ được rõ ràng mạch lạc hơn.

      Qua thực tế tôi thấy đặc điểm tâm sinh lý nhận thức của trẻ 24- 36 tháng tuổi còn

rất nhiều hạn chế do các cơ quan và bộ máy phát âm của trẻ còn chưa được hoàn thiện. Trẻ mới học nói, nói còn ngọng, nói chưa đúng, chưa đủ câu nên khả năng diễn đạt ngôn ngữ, câu từ chưa được rõ ràng, mạch lạc, các từ ngữ trong câu trẻ chưa biết sắp xếp.

Ví dụ: Mẹ của trẻ mua áo đẹp khi ra lớp trẻ nói với cô: Áo mua mẹ đẹp, trong thời tiết giao mùa trẻ mặc nhiều áo, quần khi nắng nóng trẻ muốn cởi quần áo trẻ nói: “Cô ơi! nóng áo” hoặc “Cô ơi! nóng quần”.

Ở độ tuổi này trẻ mới được đi học chưa có nề nếp, thói quen giống các anh chị mẫu giáo. Các bé rất hiếu động không chịu ngồi yên hay đùa nghịch, nói tự do không tập chung chú ý nghe cô kể chuyện. Nên tôi nghĩ việc tổ chức gây hứng thú thu hút trẻ vào hoạt động kể chuyện ngay từ ban đầu là rất quan trọng và góp phần nâng cao chất lượng kể chuyện cho trẻ nghe. Nhận thức rõ mục đích và ý nghĩa của

việc nâng cao chất lượng giờ dạy kể chuyện cho trẻ từ 24-36 tháng tuổi. Là giáo viên trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ ở lứa tuổi này tôi nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lí của trẻ cũng như nắm chắc phương pháp hữu ích phù hợp với trình độ nhận thức của trẻ. Tôi dành nhiều thời gian nghiên cứu tài liệu, học hỏi áp dụng những phương pháp phù hợp với tâm sinh lí của trẻ. Chính vì những lý do trên mà tôi đã

lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp gây hứng thú thu hút trẻ 24-36 tháng tuổi

vào hoạt động kể chuyện” nhằm tập hợp những kinh nghiệm mà cá nhân mình tích lũy được trong quá trình thực hiện giảng dạy trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ. Tôi cố gắng mọi lúc mọi nơi, gần gũi với trẻ, chuẩn bị tốt mọi điều kiện phục vụ cho tiết học phù hợp với thực tế và tình hình của trẻ từ 24-36 tháng tuổi học tốt môn kể chuyện.

Một phần của tài liệu bia (1) (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w