Căn cứ theo mục đích của đề án, hiệu quả của phương pháp, chúng tôi lựa chọn phương pháp đo sâu điện trở (đo sâu điện dòng một chiều đối xứng). Kỹ thuật đo địa vật lý tuân theo QCVN 57:2014/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp thăm dò điện và tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9432: 2012 điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản - phương pháp điện.
3.2.1.1. Yêu cầu kỹ thuật chung của phương pháp đo sâu điện trở
Phương pháp đo sâu điện trở (ĐSĐT) nghiên cứu sự thay đổi của điện trở suất biểu kiến theo chiều sâu tại một điểm đo trên mặt đất bằng việc mở rộng dần kích thước của hệ điện cực để tăng dần chiều sâu nghiên cứu.
Đo sâu điện đối xứng tâm của các điểm đo phải được bố trí trên các tuyến thẳng có phương trùng với phương của các đường dây phát và thu (trừ trường hợp đo đạc theo các lộ trình).
Đo sâu điện thẳng đứng tiến hành theo hệ thiết bị đối xứng AMNB. Việc chọn độ dài của các khoảng cách của hệ thiết bị thực hiện theo nguyên tắc: vị trí biểu diễn các chiều dài thiết bị AB/2 cách nhau tương đối đều trên giấy logarit kép; khoảng cách thiết bị đầu tiên phải thể hiện được lớp địa điện thứ nhất; tỷ số chiều
dài của thiết bị sau so với thiết bị trước không quá 1,5; tỷ lệ chiều dài AB và MN không nhỏ hơn 3,0; tỷ số lớn nhất của AB và MN không quá 20. Khi tỷ số AB/MN lớn hơn 20 phải mở rộng chiều dài MN và đo gối ít nhất ở 2 khoảng cách thiết bị chuyển tiếp của hai đường thu MN.
Khi đo sâu điện trở ba cực bằng hệ thiết bị AMN, B thì có thể sử dụng các bảng tính sẵn chiều dài hệ điện cực như trên, nhưng hệ số thiết bị KĐSĐX phải tăng gấp đôi.
Trong trường hợp môi trường có điện trở suất thấp, khó đo hiệu điện thế giữa hai điện cực thu, thì áp dụng đo sâu điện thẳng đứng hệ thiết bị Wenner với IAB = 3IMN.
Việc rải dây dẫn trong đo sâu điện trở đối xứng phải được thực hiện theo tuyến đã phát trước hoặc định hướng bằng địa bàn, sao cho đường dây không trệch khỏi phương của tuyến một góc lớn hơn 10o.
Sai lệch xác định khoảng cách giữa các cực tiếp đất không quá 1%. Với các khoảng cách giữa các cực tiếp đất liền kề nhau không vượt quá 3 m thì sai lệch được phép tới 3%.
Khi đo đạc với các chiều dài thiết bị AB lớn, đường dây thu phải rải cách xa đường dây phát để giảm nhiễu cảm ứng lên đường dây thu MN.
Hình 3.1: Phương pháp đo sâu điện ngoài thực địa 3.2.1.2. Máy móc và thiết bị đo
Thiết bị đo được sử dụng trong phương án này là thiết bị Vener (hình 3.2, hình 3.3).
Hình 3.2: Sơ đồ minh họa máy đo sâu điện
Hình 3.3: Bộ dụng cụ đo sâu điện 4 cực đối xứng
Trong đó: A, B: hai cực máy phát; MN: hai cực thu;
(1) - nguồn phát;
(2) - đồng hồ đo cường đọ dòng điện qua hai cực phát; (3) - đồng hồ đo hiệu điện thế giữa hai cực thu.
Với mỗi khoảng cách AB và MN sẽ đo hiệu điện thế ∆U (mV) giữa hai cực thu MN và cường độ dòng điện một chiều I (mA) giữa hai cực phát AB. Từ đó tính được điện trở suất biểu kiến ρk (Ωm).
, (Ωm) Trong đó:
I: Cường độ phát qua hai cực A, B. ∆U: Hiệu điện thế đo qua hai cực MN. K: Hệ số thiết bị, được tính theo công thức:
tính theo công thức:
, m
Với α - hệ số điều chỉnh theo kết quả khoan thường lấy bằng 0,72.
Sau khi tính được ρk ta sẽ biết được loại đất đá nào có mặt trong lát cắt nghiên cứu. Giá trị ρk càng lớn thì đất đá đó dẫn điện càng kém, từ đó ta có thể phát hiện các lớp cách nước như vật chất lấp nhét, đá vôi nứt nẻ kém... Giá trị ρk càng nhỏ thì đất đá đó dẫn điện càng tốt từ đó xác định được tầng chứa nước phong phú.
Để đảm bảo tính chính xác cho phương pháp đo cần lưu ý, trước khi đo máy móc thiết bị phải được kiểm tra theo quy chế hiện hành để đảm bảo sai số nhỏ nhất, cho kết quả tin cậy.