Đặc điểm địa chất thủy văn

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp với đề tài: “ Đánh giá điều kiện địa chất thủy văn vùng Thông NôngCao Bằng. Lập phương án điều tra đánh giá chi tiết kết hợp khai thác nước dưới đất phục vụ cấp nước cho thị trấn Thông Nông và xã Ngọc Động với công suất 1000 m3ngày. Thời (Trang 28 - 31)

Mức độ chứa nước của các tầng chứa nước dựa theo quan điểm "thực thể ĐCTV" hay còn gọi là "Dạng tồn tại của nước dưới đất", được chia theo bảng 3.1:

Bảng 3.1: Phân chia mức độ chứa nước

Mức độ chứa nước

Lưu lượng lỗ khoan (l/s)

Lưu lượng nguồn lộ (l/s) Diện tích phân bố tầng chứa nước Giàu > 5 > 1,0 Rộng Trung bình 1 ÷ 5 0,1 ÷ 1,0 Khá rộng Nghèo < 1 < 0,1 Hẹp

Dựa vào các tài liệu thu thập và trên cơ sở quy chế lập bản đồ và phân tầng ĐCTV, mức độ giàu, nghèo nước của các địa tầng, đặc điểm địa chất thuỷ văn của từng tầng. Trong vùng nghiên cứu, tôi mô tả các đơn vị chứa nước từ như sau:

* Tầng chứa nước khe nứt trong các trầm tích lục nguyên, lục nguyên – phun trào hệ tầng Sông Hiến (t1):

Tầng chứa nước này có rất nhỏ ở góc bản đồ hướng tây nam trong vùng nghiên cứu tổng diện tích chỉ 0,007 là km2.

Thành phần gồm: cuội kết tuf, cát bột kết tuf, đá phiến sét, các thấu kính mỏng đá vôi, sét vôi xen kẽ, cát kết, bột kết, spilit, diabas porphyr, ryolit porphyr, felsit và felsit porphyr

Trong tổng số 03 nguồn lộ nước điều tra giai đoạn này cho thấy nước xuất lộ chủ yếu dưới dạng thấm rỉ và thành dòng chảy nhỏ, chảy xuống lưu lượng các nguồn lộ nhỏ. Qua kết quả điều tra, khảo sát cho thấy nước trong, không màu, không mùi, vị nhạt.

Đối chiếu với quan điểm phân chia tầng chứa nước có thể xếp tầng chứa nước thuộc hệ tầng Sông Hiến thuộc khu vực vùng nghiên cứu giai đoạn này vào

loại nghèo nước, nhưng không đồng nhất;

Đã tiến hành lấy 01 bộ mẫu nước (3 mẫu toàn diện, 1 mẫu vi lượng, 1 mẫu nhiễm bẩn, 1 mẫu sắt chuyên môn, 1 mẫu vi sinh) thuộc tầng chứa nước này để phân tích chất lượng nước dưới đất.

Kết quả phân tích cho thấy tất cả các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước dưới đất QCVN 09-MT:2015/BTNMT ban hành theo Thông tư số 66/2015/TT-BTNMT ngày 21/12/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Nước vận động và tàng trữ trong tầng thuộc loại không áp hoặc áp lực cục bộ. Nguồn cung cấp chủ yếu là nước mưa thấm xuống, nước mặt từ các sông, suối, hồ ngấm vào, từ các tầng chứa nước phía trên chảy xuống. Nguồn thoát là các sông, suối, các rãnh xâm thực, bốc hơi, ngấm xuống tầng nằm dưới và khai thác sử dụng. Động thái nước thay đổi theo mùa.

* Tầng chứa nước khe nứt, khe nứt - karst trong các trầm tích carbonat - lục nguyên hệ tầng Đồng Đăng (p2):

Thành phần gồm: đá vôi, đá vôi sét, đá vôi silic, đá phiến sét, đá phiến sét than, bau xit. Trên bề mặt địa hình, đá vôi nứt nẻ mạnh mẽ, hoạt động karst phát triển tạo ra nhiều hang hốc karst, trong đó có các hang hốc chứa nước.

Giai đoạn này không phát hiện nguồn lộ hay điểm giếng nào trong khu vực vùng nghiên cứu.

Căn cứ vào tài liệu nghiên cứu giai đoạn trước (Dự án 15 tỉnh) cho thấy : Kết quả đo vẽ ĐCTV phát hiện 169 điểm lộ, mật độ 0,43 điểm/km2, lưu lượng Q > 1l/s: 26 điểm, Q = 0,1 ÷ 1 l/s: 98 điểm, Q < 0,1 l/s: 45 điểm.

Trong tỉnh Cao Bằng có một số lỗ khoan trong đá vôi ở Thông Nông, Hòa An, cho thấy chiều dày tầng chứa nước thay đổi 30 ÷ 53m, trung bình 45m. Kết quả bơm nước thí nghiệm ở Thông Nông có 3/3 lỗ khoan có nước, lưu lượng thay đổi 4,00 ÷ 5,56 l/s. Lỗ khoan ở UBND huyện Hòa An rất giàu nước, lưu lượng đạt 13,69 l/s. Tuy nhiên do huyện Hòa An khá xa so với khu vực nghiên cứu và hệ tầng p2 không nằm trong khu vực nghiên cứu nên tôi không chọn hệ tầng này là hệ tầng chứa nước triển vọng.

Do đó có thể xếp tầng chứa nước này vào loại giàu nước, nhưng mức độ không đồng nhất, một số khoảnh thuộc loại trung bình hoặc nghèo nước.

. Nước vận động và tàng trữ trong tầng thuộc dạng không áp. Nguồn cung cấp chủ yếu là nước mưa thấm xuống, nước mặt từ các sông, suối, hồ ngấm vào, từ các tầng chứa nước phía trên chảy xuống. Nguồn thoát là các sông, suối, các rãnh

3 90 0,215 6,83 86 HCO M pH Ca

xâm thực, bốc hơi, thấm xuyên sang tầng chứa nước liền kề. Động thái nước thay đổi theo mùa.

Tuy nhiên do huyện Hòa An khá xa so với khu vực nghiên cứu và hệ tầng p2

không nằm trong khu vực nghiên cứu nên tôi không chọn hệ tầng này là hệ tầng chứa nước triển vọng.

* Tầng chứa nước khe nứt, khe nứt - karst trong các trầm tích carbonat hệ tầng Bắc Sơn (c-p):

Thành phân chủ yếu là đá vôi phân lớp dày dạng khối. Các trầm tích của hệ tầng này đã tạo ra các núi đá vôi trùng điệp, mức độ phân cắt địa hình lớn, hoạt động karst phát triển tạo ra nhiều hang hốc karst ở độ cao khác nhau, trên sườn núi, trên mặt đất và ở dưới sâu.

Kết quả đo vẽ địa chất thủy văn đã phát hiện được 5 nguồn lộ nước dưới đất thuộc tầng chứa nước này. Lưu lượng các nguồn lộ dao động trong khoảng từ 0,014 l/s (CBNĐ17) đến 0,09 l/s (CBNĐ15), trung bình 0,045 l/s. Dựa vào kết quả điều tra có thể xếp khả năng chứa nước của tầng trong phạm vi vùng nghiên cứu là tầng nghèo nước. Trong tầng đã lấy 02 mẫu toàn diện, 01 mẫu vi lượng, 01 mẫu vi sinh, 01 mẫu nhiễm bẩn, 01 mẫu sắt chuyên môn. Các mẫu được lấy và vận chuyển về nơi phân tích theo đúng quy trình lấy và bảo quản mẫu hiện hành.

Qua kết quả phân tích chất lượng đối với các mẫu nước thuộc tầng chứa nước này tại khu vực vùng thi côngcho thấy các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 09:2008/BTNMT.

Nước vận động và tàng trữ trong tầng thuộc dạng không áp. Nguồn cung cấp chủ yếu là nước mưa thấm xuống, nước mặt từ các sông, suối, hồ ngấm vào, từ các tầng chứa nước phía trên chảy xuống. Nguồn thoát là các sông, suối, các rãnh xâm thực, bốc hơi, thấm xuyên sang tầng chứa nước liền kề. Động thái nước thay đổi theo mùa, biên độ dao động mực nước thay đổi.

Kết luận: Dựa vào đặc điểm địa chất thủy văn đã mô tả ở trên, tôi lựa chọn tầng chứa nước khe nứt, khe nứt - karst trong trong các trầm tích carbonat hệ tầng Bắc Sơn (c-p) là tầng chứa nước triển vọng của đồ án này để cung cấp nước theo yêu cầu cho các xã Ngọc Động, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng.

CHƯƠNG 4

ĐÁNH GIÁ TRỮ LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT PHỤC VỤ CUNG CẤP NƯỚC CHO VÙNG NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp với đề tài: “ Đánh giá điều kiện địa chất thủy văn vùng Thông NôngCao Bằng. Lập phương án điều tra đánh giá chi tiết kết hợp khai thác nước dưới đất phục vụ cấp nước cho thị trấn Thông Nông và xã Ngọc Động với công suất 1000 m3ngày. Thời (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w