Dựa vào mục đích yêu cầu cũng như địa hình thực tế của khu vực nghiên cứu. Tôi chọn phương pháp toạ độ cực, phương pháp này có ưu điểm là độ chính xác cao.
Để xác định được tọa độ, sử dụng các mốc trắc địa của các lỗ khoan hay những mốc nhà nước đã xác định từ trước.
Xác định tọa độ điểm nghiên cứu bằng máy kinh vĩ, đo theo phương pháp tọa độ trên cơ sở các mốc trắc địa đã biết trước hoặc các mốc Quốc gia.
Cách tiến hành:
Giả sử biết tọa độ điểm A(XA,YA), tìm tọa độ điểm B(XB,YB). Dùng máy kinh vĩ
Đặt máy tại A ngắm về phía B ta được góc ỏAB
Tọa độ điểm C được xác định:
XB = XA + XAB = XA + SAB Cosα 1
YC = YB + YAB = YA + SAB Cosα 1
Hình 8.1: Sơ đồ xác định tọa độ điểm
Ngoài ra, để xác định tọa độ các đối tượng của công tác này, tôi sử dụng mấy GPS cầm tay Garmin Etrex Legend HCx. Các thông số kỹ thuật của máy thể hiện ở bảng 8.1.
Bảng 8.1: Bảng thông số máy GPS Garmin Etrex Legend HCx
Độ chính xác: - Vị trí điểm: - <15m (với tín hiệu GPS) - 3-5m (với tín hiệu WAAS) - Tốc độ: 0.05m/s ở tình trạng ổn định Bộ nhớ trong 500 điểm tọa độ với tên và biểu tượng
Hệ tọa độ hơn 100 hệ, có thể thiết lập hệ tọa độ VN2000
Các chỉ tiêu vật lý
- Nguồn điện: 2 pin AA sử dụng liên tục trong 22h - Màn hình LCD 5,4 x 2,7cm, độ tương phản cao
- Kích thước: 11.2 x 5.1 x 3.0cm - Trọng lượng: 150g (cả pin) - Nhiệt độ hoạt động -15oC – 70oC - Chống thấm theo tiêu chuẩn: IPX7
Hình 8.2: Máy GPS cầm tay Garmin Etrex Legend HCx 8.2.2. Đo độ cao
- Độ cao điểm nghiên cứu được xác định bằng máy thủy chuẩn. Các điểm cần xác định độ cao cũng phải chuyền qua các điểm trung gian.
- Độ cao các điểm được xác định bằng phương pháp đo cao từ giữa.
*Cách tiến hành
Giả sử đã biết độ cao của điểm A là hA, cần xác định độ cao của điểm B ta tiến hành như sau:
chúng, tiến hành đo chênh cao. Đọc chiều cao trên mia trước tại điểm B và đọc chiều cao trên mia sau tại điểm A. Độ cao điểm B được tính theo công thức:
hb = hA + a – b (m)
Trong đó: hA: Độ cao điểm A (A là điểm đã biết độ cao) hB: Độ cao điểm B
a: Số đọc trên mia đặt tại A b: Số đọc trên mia đặt tại B
Hình 8.3: Sơ đồ xác định độ cao điểm 8.2.3. Đưa các vị trí công trình lên bản vẽ
* Cách tiến hành
Trên cơ sở 2 mốc cố định A và B, đưa tọa độ điểm C lên bản vẽ. Dùng máy kinh vĩ.
Đặt máy tại A định hướng về B, ngắm về điểm C, xác định được góc α và khoảng cách S. Từ kết quả đo được là góc α và khoảng cách S ta tiến hành chuyển điểm C lên bản vẽ: dùng thước đo góc định hướng AB, mở góc α trên hướng AC đặt khoảng cách s (s = S x tỷ lệ bản đồ), xác định đưuọc vị trí của điểm C trên bản vẽ.
Hình 8.4: Sơ đồ xác định tọa độ điểm trên bản đồ cao điểm
8.3. Khối lượng công tác
Với nền bản đồ địa hình cơ sở tỷ lệ 1:10.000 khối lượng công tác trắc địa được thể hiện như sau:
Bảng 8.2: Khối lượng công tác trắc địa, địa hình
STT Hạng mục công việc vị tínhĐơn lượngKhối Ghi chú
1 sát ĐC – ĐCTV tổng hợp, các điểmĐo tọa độ các điểm điều tra, khảo đo địa vật lý Điểm 160 60 điểm đo ĐVL, 100 điểm khảo sát lộ trình, 40 điểm khảo sát NDĐ 2 Đo các công trình chủ yếu (04 lỗ khoan) Điểm 4 TDKT02, TD01,TDKT01,
TD02,
3 Trạm quan trắc nước mặt Điểm 1 QT01
8.4. Chỉnh lý tài liệu
Trong quá trình đo các số liệu được ghi vào sổ nhật kí. Sau mỗi ngày thi công cần phải tiến hành chỉnh lý và kiểm tra lại kết quả đo ngày thi công đó. Kết thúc quá trình đo tiến hành kiểm tra lại một lần nữa độ chính xác của phép đo phải đảm bảo theo tiêu chuẩn hiện hành.
CHƯƠNG 9
CÔNG TÁC CHỈNH LÝ TÀI LIỆU VÀ LẬP BÁO CÁO
9.1. Mục đích, nhiệm vụ
Công tác chỉnh lý tài liệu có một vị trí quan trọng, nó làm cở sở cho việc lập báo cáo. Tất cả các tài liệu thu thập được trong quá trình công tác đều được tiến
hành chỉnh lý, đánh giá để nhận định rút ra phương hướng cho những dạng công tác còn lại. Chỉnh lý tài liệu đúng lúc giúp cho việc kiểm tra và phát hiện những sai sót có thể xảy ra để có biện pháp khắc phục kịp thời.
- Chỉnh lý tài liệu viết báo cáo nhằm tổng kết lại toàn bộ tài liệu các dạng công tác đã tiến hành.
- Chỉnh lý các tài liệu thí nghiệm, xác định sơ bộ các thông số địa chất thủy văn của tầng chứa nước để phục vụ công tác đánh giá trữ lượng nước dưới đất.
- Đánh giá nguồn nước dưới đất, điều kiện sử dụng và đề xuất các giải pháp khai thác hợp lý cũng như bảo vệ môi trường và nguồn tài nguyên nước dưới đất. 9.2. Khối lượng công tác và phương pháp tiến hành
Công tác chỉnh lý tài liệu bao gồm: công tác chỉnh lý ngoài thực địa và công tác chỉnh lý tài liệu trong phòng.
9.2.1. Công tác chỉnh lý ngoài thực địa
Cần chỉnh lý kiểm tra các bước đã tiến hành, cần phát hiện ra những thiếu sót để điều chỉnh phương án cho sát với thực tế và đạt kết quả cao. Lập cột địa tầng lỗ khoan ngoài thực địa. Trong công tác bơm thí nghiệm phải tiến hành đo cốt cao mực nước tĩnh, mực nước động, mực nước theo thời gian trong các lỗ khoan, tính lưu lượng khi bơm thí nghiệm, chỉnh lý sơ bộ tài liệu quan trắc sau một ngày.
9.2.2. Công tác chỉnh lý tài liệu trong phòng
Sau khi kết thúc các dạng công tác ngoài thực địa cần chỉnh lý các tài liệu như:
- Tài liệu địa vật lý - Sổ theo dõi khoan
- Sổ bơm nước thí nghiệm - Tài liệu phân tích mẫu - Tài liệu trắc địa
- Lập biểu đồ tổng hợp khoan bơm thí nghiệm, tính toán các thông số địa chất thuỷ văn và trữ lượng khai thác nước dưới đất.
Báo cáo kết quả điều tra chi tiết được tiến hành sau khi kết thúc công tác chỉnh lý các tài liệu thu thập được trước và trong quá trình thi công đề án. Báo cáo đánh giá trữ lượng khai thác nước dưới đất phục vụ lập hồ sơ xin cấp phép khai thác nước dưới đất theo đúng quyết định 05/2003/QĐBTNMT của Bộ tài nguyên và môi
trường (đối với quy mô khai thác bằng và lớn hơn 1000 m3/ngày) bao gồm các phần sau:
Mở đầu:
Nêu mục tiêu của đề án; các cơ sở pháp lý để xây dựng đề án thăm dò nước dưới đất (quyết định xây dựng dự án đầu tư của Chính phủ, các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố); hiện trạng cấp nước trong khu vực, số lượng nước yêu cầu, đối tượng cấp nước, mục đích cấp nước và khu vực cấp nước. Luận chứng việc chọn diện tích thăm dò và đối tượng thăm dò.
Chương 1: Đặc điểm địa lý tự nhiên, dân sinh kinh tế- xã hội vùng thăm dò
1. Vị trí địa lý.
2. Đặc điểm địa hình địa mạo. 3. Đặc điểm khí tượng, thuỷ văn. 4. Đặc điểm mạng giao thông. 5. Đặc điểm phân bố dân cư
6. Các cơ sở kinh tế - xã hội của vùng.
Chương 2: Lịch sử nghiên cứu địa chất thuỷ văn khu vực
Tóm tắt lịch sử nghiên cứu địa chất, địa chất thuỷ văn khu vực thăm dò.
Chương 3: Đặc điểm địa chất khu vực thăm dò
A. Địa tầng:
Mô tả đặc điểm các phân vị địa tầng trong khu vực, cơ sở phân chia địa tầng, quan hệ giữa các phân vị địa tầng.
B. Kiến tạo:
Đặc điểm cấu tạo, kiến tạo: Các yếu tố về cấu tạo (thế nằm của các lớp đất đá, các uốn nếp, đứt gẫy...), các giai đoạn hoạt động kiến tạo, các tầng cấu trúc.
C. Lịch sử phát triển địa chất khu vực: Đặc điểm lịch sử phát triển địa chất trong các giai đoạn.
Chương 4: Đặc điểm địa chất thủy văn khu vực thăm dò
Mô tả đặc điểm của chúng về điều kiện địa chất thủy văn trong khu vực thăm dò. - Đặc điểm các tầng chứa nước:
+ Đặc trưng về thủy động lực và động thái nước dưới đất của từng tầng chứa nước và của tầng chứa nước chính;
+ Nguồn cung cấp, vùng cấp, vùng thoát, hướng vận động, quan hệ của nước dưới đất với nước mặt, nước mưa và với các tầng chứa nước khác; quy luật biến đổi mực nước, thành phần hóa học của nước; các biên thủy động lực của nước dưới đất và các yếu tố động thái khác;
+ Các lớp thấm nước yếu và cách nước: Diện tích, chiều sâu phân bố, chiều dày, thành phần thạch học nham tướng, tính chất thấm khả năng nén lún.
Chương 5: Tính toán các thông số địa chất thủy văn và lựa chọn các thông só tính toán
Chương 6: Dự kiến sơ đồ khai thác và tính toán trữ lượng khai thác
1. Hiện trạng khai thác nước.
2. Lựa chọn lưu lượng và dạng công trình khai thác. 3. Bố trí công trình khai thác.
4. Các điều kiện biên và các thông số tính trữ lượng. 5. Tính toán trữ lượng:
- Sơ đồ hóa trường thấm;
- Lựa chọn phương pháp tính trữ lượng: cơ sở chọn phương pháp tính trữ lượng (mục tiêu trữ lượng, đặc tính thủy động lực, phương pháp đánh giá trữ lượng);
- Tính toán trữ lượng động, trữ lượng tĩnh;
- Tính toán trữ lượng khai thác theo các sơ đồ bố trí công trình dự kiến lựa chọn và theo các phương pháp được lựa chọn.
Chương 7: Đánh giá chất lượng nước
- Đánh giá chất lượng nước nước mặt, chất lượng nước dưới đất thuộc các tầng chứa nước, đặc biệt là của tầng chứa nước khai thác về các phương diện vật lý, hóa học, vi sinh, nhiễm bẩn. So sánh với tiêu chuẩn Việt Nam về nguồn nước cấp cho ăn uống sinh hoạt và các nhu cầu khác của hộ dùng nước. Tính toán dự báo biến đổi chất lượng nước.
Chương 8: Đánh giá tác động môi trường
Trong chương này cần phải đánh giá tác động của các hoạt động kinh tế tới nước dưới đất và ảnh hưởng của khai thác nước tới môi trường như sụt lún mặt đất,
xâm nhập mặn, gia tăng nhiễm bẩn....
Thiết kế đới phòng hộ vệ sinh và giếng quan trắc.
Chương 9: Phân cấp trữ lượng
Chương 10: Tính toán hiệu quả kinh tế
Kết luận và kiến nghị
Đề nghị sơ đồ khai thác, trữ lượng khai thác, đới bảo vệ vệ sinh nguồn nước, mạng quan trắc động thái nước dưới đất, các công tác cần tiếp tục.
Các phụ lục và bản đồ, bản vẽ kèm theo báo cáo: Phụ lục 1: Cột địa tầng và cấu trúc lỗ khoan.
Phụ lục 2: Kết quả chính lý tài liệu bơm hút nước thí nghiệm. Phụ lục 3: Kết quả phân tích thành phần hoá học mẫu nước. Phụ lục 4: Kết quả phân tích mẫu đất đá
Phụ lục 5: Kết quả quan trắc động thái nước dưới đất Phụ lục 6: Kết quả đo cao toạ độ các công trình Phụ lục 7: Kết quả đo địa vật lý
Phụ lục 8: Các bản đồ, bản vẽ:
- Sơ đồ tài liệu thực tế tỷ lệ 1:10.000.
- Bản đồ địa chất cùng mặt cắt vùng nghiên cứu tỷ lệ 1: 10.000
- Bản đồ địa chất thuỷ văn cùng mặt cắt vùng nghiên cứu tỷ lệ 1: 10.000 - Thiết đồ khoan bơm tổng hợp.
CHƯƠNG 10
TÍNH TOÁN DỰ TRÙ VẬT TƯ, NHÂN LỰC VÀ TỔ CHỨC THI CÔNG PHƯƠNG ÁN
10.1. Khối lượng các công tác thiết kế
Bảng 10.1: Tổng hợp khối lượng các công tác thiết kế
TT Hạng mục công tác Đơn vị Khối lượng 1 Công tác thu thập tài liệu
1.1 Bản đồ địa chất, địa chất thuỷ văn, sơ đồ tài liệu
thực tế xã Ngọc Động tỷ lệ 1: 10.000 Cái 3
1.2 Bản đồ địa hình xã Ngọc Động tỷ lệ 1: 10.000 Cái 1
1.3 Tài liệu địa vật lý Báo cáo 1
1.4 Báo cáo địa chất thủy văn Báo cáo 2
1.5 Tài liệu khoan Báo cáo 2
1.6 Tài liệu kinh tế xã hội, địa lý, địa hình, địa mạo Báo cáo 1
1.7 Tài liệu khí tượng năm 5
1.8 Thu thập tài liệu quan trắc Trạm/
năm 1
2 Công tác đo vẽ
2.1 Đo vẽ địa chất – địa chất thủy văn tổng hợp km2 2,8
3 Công tác địa vật lý
3.1 Đo sâu điện đối xứng, địa hình cấp II Điểm 160
3.2 Đo Karota lỗ khoan, địa hình cấp II m 400
4 Công tác khoan
4.1 Công tác khoan
4.1.1 Khoan đường kính 141mm lấy mẫu, đất đá cấp
VI-VIII m 400
4.1.2 Khoan doa đường kính 168mm, đất đá cấp VI-
VIII m 80 4.1.3 Hộp đựng mẫu Hộp 9 4.2 Kết cấu lỗ khoan 4.2.1 Ống chống thép đường kính 141mm m 400 4.2.2 Ống lọc thép đường kính 108mm m 80 4.2.3 Ống lắng thép đường kính 108mm m 20 4.3 Sét chèn, xi măng 4.3.1 Chèn sét m3 1
TT Hạng mục công tác Đơn vị Khối lượng
4.3.2 Xi măng Kg 500
5 Công tác hút nước thí nghiệm
5.1 Bơm thổi rửa lỗ khoan ca 18
5.2 Hút khai trương ca 1,5
5.3 Hút nước thí nghiệm hút (đơn + đo phục hồi) ca 72
5.4 Hút khai thác thử ca 90
6 Công tác quan trắc động thái
6.1 Số lần đo mực nước và nhiệt độ Lần 270
6.2 Số lần lấy mẫu Lần 20
7 Công tác lấy mẫu
7.1 Mẫu thạch học Mẫu 210
7.2 Mẫu toàn phần Mẫu 108
7.3 Vi lượng Mẫu 48 7.4 Nhiễm bẩn Mẫu 28 7.5 Vi sinh Mẫu 20 8 Công tác trắc địa 8.1 Đo vẽ bản đồ ĐC – ĐCTV tổng hợp Điểm 480 8.2 Khoan Điểm 4 8.3 Địa vật lý Điểm 60 8.4 Quan trắc Điểm 1
9 Chỉnh lý tài liệu và viết báo cáo 5%
10.2. Dự trù nhân lực và thời gian
10.2.1. Công tác thu thập tài liệu
Dựa vào khối lượng công tác thu thập tài liệu, tôi dự kiến thời gian thi công công tác là 1/2 tháng. Nhân lực bố trí trong công tác thu thập tài liệu được trình bày trong bảng 10.2:
Bảng 10.2: Bảng dự trù nhân lực cho công tác thu thập tài liệu
STT Chức vụ, nghề nghiệp Biên chế trong 1 tổ Số tổ Tổng số
1 Tổ trưởng - Kỹ sư ĐCTV 1
1 2 người
2 Tổ phó - Kỹ sư ĐC 1
10.2.2. Công tác đo vẽ địa chất - địa chất thuỷ văn tổng hợp
Để đảm bảo hoàn thành 90% nhiệm vụ được giao trong giai đoạn thăm dò này, tôi dự trù cho công tác này là 1 tháng. Nhân lực bố trí trong công tác đo vẽ địa chất – đại chất thủy văn tổng hợp được trình bày trong bảng 10.3.
Bảng 10.3: Bảng dự trù nhân lực cho công tác đo vẽ ĐC - ĐCTV STT Thành phần tổ Biên chế trong 1 tổ Số tổ Tổng số 1 Tổ trưởng - Kỹ sư ĐCTV 1 1 4 người 2 Tổ phó - Kỹ sư ĐC 1 3 Kỹ sư ĐCTV 1 4 Kỹ sư ĐC 1 10.2.3. Công tác trắc địa
Công tác trắc địa dự kiến thi công được tiến hành thành 2 bước:
- Bước 1: Được tiến hành ngay sau khi kết thúc công tác đo vẽ địa chất – địa chất thủy văn tổng hợp, thời gian thi công trong bước một là 1 tháng.
- Bước 2: Sau khi kết thúc công tác đo địa vật lý và công tác khoan sẽ tiến hành công tác trắc địa để đưa vị trí các tuyến và điểm từ thực địa vào bản đồ. Dự kiến thời gian cho bước hai là 1 tháng.
Nhân lực bố trí trong công tác trắc địa được trình bày trong bảng 10.4:
Bảng 10.4: Bảng dự trù nhân lực công tác trắc địa
Chức vụ, nghề nghiệp Biên chế trong một
tổ Số tổ Tổng số
KS trắc địa - tổ trưởng 1