Phương pháp địa vật lý lỗ khoan

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp với đề tài: “ Đánh giá điều kiện địa chất thủy văn vùng Thông NôngCao Bằng. Lập phương án điều tra đánh giá chi tiết kết hợp khai thác nước dưới đất phục vụ cấp nước cho thị trấn Thông Nông và xã Ngọc Động với công suất 1000 m3ngày. Thời (Trang 66 - 67)

Chỉnh lý, phân tích tài liệu và lưu giữ tài liệu đo địa vật lý lỗ khoan. Trước khi thành lập biểu đồ địa vật lý lỗ khoan, đối với máy đo ghi số phải chuẩn bị số liệu dạng tập tin Excel; đối với máy đo ghi tương tự: số hóa biểu đồ đo ghi.

Tính toán sai số phương pháp địa vật lý lỗ khoan, phân tích biểu đồ địa vật lý lỗ khoan.

Kết xuất số liệu đo Karota từ cơ sở dữ liệu sang các phần mềm đồ họa thích hợp để vẽ biểu đồ địa vật lý lỗ khoan. Trên mỗi biểu đồ trình bày tất cả các đồ thị tham số đo, địa tầng lỗ khoan theo tài liệu địa vật lý và các tham số địa chất thủy văn liên quan khác như kết quả phân tích hóa... theo biểu mẫu qui định.

Biểu đồ địa vật lý lỗ khoan là cơ sở để phân tích hiệu chỉnh địa tầng địa chất các lỗ khoan và xác định chiều sâu đặt ống chống, ống lọc phục vụ công tác nghiên cứu địa chất và địa chất thủy văn.

CHƯƠNG 4 CÔNG TÁC KHOAN.

Công tác khoan sẽ được thực hiện tại các vị trí triển vọng chứa nước nhất mà công tác địa vật lý mang lại với các nội dung như sau:

4.1. Mục đích, nhiệm vụ

Công tác này được tiến hành nhằm giải quyết các nhiệm vụ sau: - Xác định thành phần thạch học của đất đá trong vùng nghiên cứu.

- Xác định phạm vi phân bố, chiều sâu, chiều dày đới dập vỡ nứt nẻ của tầng chứa nước khe nứt, khe nứt karst hệ tầng Bắc Sơn (C-Pbs).

- Các lỗ khoan được sử dụng để hút nước thí nghiệm, lấy mẫu để phân tích thành phần hóa học, vi trùng của nước dưới đất, xác định sơ bộ các thông số địa chất thủy văn và đánh giá trữ lượng khai thác của công trình.

- Sử dụng các lỗ khoan đó để làm lỗ khoan khai thác hoặc làm lỗ khoan quan trắc động thái nước dưới đất.

- Làm cơ sở đánh giá trữ lượng khai thác cấp công nghiệp các tầng chứa nước nghiên cứu. Kết hợp chống ống khai thác để đưa vào vận hành sử dụng cung cấp nước ngay sau khi có giấy phép khai thác.

4.2. Phương pháp tiến hành

Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ của công tác khoan

Căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật của Đồ án là lấy mẫu lõi để xác định chính xác chiều sâu, thế nằm, thành phần thạch học, nghiên cứu, đánh giá các điều kiện ĐC - ĐCTV của đất đá khoan qua.

Đồ án chọn phương pháp khoan xoay lấy mẫu lõi và khoan doa mở rộng đường kính để kết cấu lỗ khoan khai thác nước dưới đất. Kỹ thuật khoan căn cứ theo thông tư 59/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 14 tháng 12 năm 2015 quy định kỹ thuật khoan điều tra, đánh giá và thăm dò nước dưới đất.

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp với đề tài: “ Đánh giá điều kiện địa chất thủy văn vùng Thông NôngCao Bằng. Lập phương án điều tra đánh giá chi tiết kết hợp khai thác nước dưới đất phục vụ cấp nước cho thị trấn Thông Nông và xã Ngọc Động với công suất 1000 m3ngày. Thời (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w