Dựa vào tài liệu thu thập và điều kiện địa chất thủy văn đã được làm sáng tỏ về diện phân bố, chất lượng nước, thành phần thạch học của tầng chứa nước và dựa vào kết quả tính toán trữ lượng có thể phân cấp trữ lượng vùng nghiên cứu như sau:
+ Trữ lượng cấp B: Là trữ lượng được thăm dò nghiên cứu với mức độ chi tiết đảm bảo làm sáng tỏ hoàn toàn điều kiện thế nằm, cấu trúc địa chất, điều kiện cung cấp nước của tầng chứa nước, xác lập mối quan hệ nước dưới đất trong tầng chứa nước với nước mặt và trong tầng chứa nước khác, xác lập gần đúng nguồn trữ lượng tự nhiên hình thành lên trữ lượng khai thác. Chất lượng nước được đảm bảo trong thời gian tính toán sử dụng.
Trữ lượng cấp B được tính bằng lưu lượng thực hút tại các lỗ khoan đã được hút nước thí nghiệm và tính toán bằng phương pháp thủy động lực. Vậy trong vùng nghiên cứu đã hút nước thí nghiệm tại lỗ khoan VCCB20. Nhưng vậy số liệu và thông tin của lỗ khoan này chưa nhiều nên chúng ta cũng chưa thể đưa vào trữ lượng cấp được.
+ Trữ lượng cấp C1: là trữ lượng được nghiên cứu đến mức độ cho phép đánh giá gần đúng số lượng, chất lượng và điều kiện khai thác nước dưới đất tr ong thời hạn tính toán dùng nước. Trữ lượng cấp C1 được xác định chủ yếu theo kết quả công tác điều tra đánh giá và thăm dò sơ bộ. Đối với vùng nghiên cứu, trữ lượng cấp C1 chính là tổng lưu lượng tính toán của các lỗ khoan trong giai đoạn thí nghiệm trước. Vậy trữ lượng cấp C1 = 478,7 (m3/ngày).
chất, địa chất thủy văn chung khi đánh giá sơ bộ số lượng, chất lượng nước nưới đất trong phạm vi của cấu trúc địa chất thủy văn thuận lợi không luận chứng hệ thống khai thác thực tế. Trữ lượng cấp C2 được xác định bằng phương pháp cân bằng hay trữ lượng cấp C2 là trữ lượng khai thác tiềm năng của khu vực nghiên cứu. Vậy trữ lượng cấp C2 là: 4.756 (m3/ngày).
PHẦN 2
MỞ ĐẦU
Qua quá trình thu thập và chỉnh lý các tài liệu ở Phần I tôi rút ra nhận xét sau: Trong khu vực nghiên cứu có 3 phân vị địa tầng Hệ tầng Bắc Sơn (C-Pbs), Hệ tầng Đồng Đăng (P2 đđ), Hệ tầng Sông Hiến (T1sh).
Trong vùng nghiên cứu có 3 tầng chứa nước gồm: Tầng chứa nước khe nứt trong các trầm tích lục nguyên, lục nguyên – phun trào hệ tầng Sông Hiến (t1); Tầng chứa nước khe nứt, khe nứt - karst trong các trầm tích carbonat - lục nguyên hệ tầng Đồng Đăng (p2); Tầng chứa nước khe nứt, khe nứt - karst trong các trầm tích carbonat hệ tầng Bắc Sơn (c-p). Nhìn chung, các tầng chứa nước ở đây có mức độ chứa nước thuộc loại nghèo đến trung bình. Tôi chọn tầng chứa nước khe nứt, khe nứt - karst trong các trầm tích carbonat hệ tầng Bắc Sơn (c-p) là TCN triển vọng và có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của đồ án cả về chất lượng và trữ lượng khai thác.
Tuy nhiên, vì đây là vùng có điều kiện địa chất, địa chất thủy văn khá phức tạp. Cùng với đó, đây là vùng chưa có nhiều công trình liên quan nên vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như:
Cơ sở khoanh ranh giới độ giàu nước, khoanh vùng triển vọng khai thác nước dưới đất còn hạn chế: Do đặc điểm vùng nghiên cứu có cấu trúc địa chất rất phức tạp, địa tầng có nhiều hang hốc karst phát triển ở nhiều độ sâu khác nhau, bề mặt phân cắt địa hình mạnh. Việc nghiên cứu sâu bằng các phương pháp chuyên ngành như đo địa vật lý, khoan điều tra ĐCTV là không thể thực hiện được. Vì vậy việc khoanh ranh giới độ giàu nước, khoanh vùng triển vọng khai thác nước dưới đất chỉ dựa vào một số tài liệu đo ĐVL và tài liệu khoan bơm lỗ khoan thuộc tỉnh Cao Bằng, tài liệu khảo sát trên mặt và tài liệu phân tích giải đoán ảnh cho toàn vùng mức độ tin cậy còn hạn chế, mặc dù ranh giới này cũng chỉ là giả định.
Bên cạnh đó, chưa có các thông số địa chất thủy văn đáng tin cậy. Với điều kiện địa chất, địa chất thủy văn phức tạp và không đồng nhất, nước tồn tại chủ yếu trong khác khe nứt, đới dập vỡ do các đứt gãy kiến tạo thì việc có các lỗ khoan tại khu vực xã Ngọc Động chưa thể đại diện cho cả tầng chứa nước triển vọng là tầng chứa nước khe nứt, khe nứt - karst trong các trầm tích carbonat hệ tầng Bắc Sơn (c- p).
Mặt cắt địa chất, địa chất thủy văn chưa được thành lập: Mặt cắt trên bản đồ địa chất, địa chất thủy văn được thành lập trong giai đoạn trước vẫn dựa vào cơ sở
đặc điểm của địa tầng của chúng thông qua mô tả địa chất. Ngoài ra không có nguồn tài liệu đáng tin cậy như lỗ khoan địa chất, lỗ khoan địa chất thủy văn...
Các thông tin về điều kiện địa lý tự nhiên cũng còn hạn chế như đặc điểm khí hậu trong giai đoạn từ 2012 đến 2016; đặc điểm dân cư, kinh tế xã hội trong những năm gần đây. Mạng lưới giao thông liên huyện, liên xã chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng.
Chính vì vậy, để giải quyết những vấn đề trên, trong giai đoạn này tôi tiến hành những dạng công tác sau:
Chương 1: Công tác thu thập tài liệu
Chương 2: Công tác khảo sát địa chất thủy văn Chương 3: Công tác địa vật lý
Chương 4: Công tác khoan
Chương 5: Công tác hút nước thú nghiệm Chương 6: Công tác quan trắc
Chương 7: Công tác lấy mẫu, phân tích mẫu Chương 8: Công tác trắc địa
Chương 9: Công tác chỉnh lý tài liệu, viết báo cáo Chương 10: Tính toán dự trù kinh phí và nhân lực Sau đây, tôi xin trình bày cụ thể từng dạng công tác:
CHƯƠNG 1
CÔNG TÁC THU THẬP TÀI LIỆU