Gia cố miệng lỗ khoan

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp với đề tài: “ Đánh giá điều kiện địa chất thủy văn vùng Thông NôngCao Bằng. Lập phương án điều tra đánh giá chi tiết kết hợp khai thác nước dưới đất phục vụ cấp nước cho thị trấn Thông Nông và xã Ngọc Động với công suất 1000 m3ngày. Thời (Trang 82 - 84)

Tất cả các lỗ khoan đều dược gia cố bằng bê tông xung quanh miệng lỗ khoan. Bề mặt của bệ cao hơn miệng lỗ khoan từ 10cm đến 15cm, có chôn mốc để đo tọa độ lỗ khoan, ngoài ra các lỗ khoan đều phải có nắp bảo vệ.

4.5. Chỉnh lý tài liệu

Các tài liệu thu thập được như: - Tài liệu mô tả thạch học. - Sổ nhật kí công tác khoan.

- Sổ theo dõi tiêu hao nguyên nhiên vật liệu. - Sổ theo dõi mực nước trong lỗ khoan.

Tất cả các tài liệu trên cần được chỉnh lý kịp thời ngoài thực địa để tránh các sự cố có thể xảy ra trong quá trình khoan, khi khoan xong dựa vào số liệu thu thập được lập cột địa tầng dự kiến của lỗ khoan rồi đem đối chiếu với bản thiết kế. Từ đó có những biện pháp khắc phục để thi công các công tác tiếp theo.

CHƯƠNG 5

CÔNG TÁC THÍ NGHIỆM ĐỊA CHẤT THỦY VĂN

Theo quyết định số 46/2000/QĐ-BCN ban hành ngày 07-08-2000 của Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp về quy phạm hút nước thí nghiệm trong điều tra ĐCTV.

Công tác hút nước thí nghiệm là phương pháp tin cậy nhất để xác định các thông số ĐCTV cơ bản và chuyên môn của tầng chứa nước. Nó được áp dụng rộng rãi trong điều tra ĐCTV phục vụ cung cấp nước và các lĩnh vực khác liên quan đến nước dưới đất. Công tác này được được thiết kế với các nội dung như sau:

5.1. Mục đích, nhiệm vụ

Công tác hút nước thí nghiệm trong giai đoạn nay gồm: Bơm thổi rửa lỗ khoan và hút nước thí nghiệm.

* Công tác bơm thổi rửa

- Rửa sạch mùn trong lỗ khoan, phục hồi trạng thái tự nhiên của TCN.

* Công tác bơm nước thí nghiệm

- Nghiên cứu khả năng khai thác của tầng chứa nước khe nứt, khe nứt - karst trong các trầm tích carbonat hệ tầng Bắc Sơn (c-p).

- Xác định sơ bộ các thông số địa chất thuỷ văn cơ bản như: Hệ số thấm (K), hệ số dẫn nước (T)... của tầng chứa nước khe nứt, khe nứt - karst trong các trầm tích carbonat hệ tầng Bắc Sơn (c-p).

- Xác định mỗi quan hệ giữa lưu lượng và trị số hạ thấp mực nước tại các lỗ khoan thăm dò – khai thác.

- Lấy mẫu để phân tích hoá học và vi sinh, vi lượng,... nước dưới đất trong TCN.

- Đánh giá mức độ ổn định khi khai thác, lựa chọn lưu lượng khai thác tối ưu của lỗ khoan.

5.2. Phương pháp tiến hành

Ngoài công tác thổi rửa lỗ khoan thì căn cứ vào đặc tính của đất đá chứa nước nghiên cứu (tầng chứa nước khe nứt, khe nứt karst có tính chất bất đồng nhất, bất đẳng hướng) tôi lựa chọn các dạng hút nước là: hút nước khai trương, hút nước đơn với 3 lần hạ thấp mực nước và hút khai thác thử.

Trong phương án này, tôi không tiến hành hút thí nghiệm chùm lỗ khoan và hút nước giật cấp vì nước tồn tại trong đới đập vỡ, nứt nẻ có tính bất đồng nhất

cao nên hút chùm lỗ khoan là không khả thi. Ngoài ra, lưu lượng của lỗ khoan thăm dò - khai thác dự kiến là 300 m3/ngày (khoảng 3,47 l/s); theo kinh nghiệm với lỗ khoan hút nước với lưu lượng > 3 l/s sẽ tiến hành hút giật cấp để xác định hiệu suất của lỗ khoan khai thác.

5.3. Khối lượng công tác

Căn cứ vào điều kiện địa chất thuỷ văn vùng nghiên cứu, giai đoạn điều tra và để giải quyết những nhiệm vụ nêu trên. Căn cứ vào điều 11 quyết định số 46/2000/ QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp ngày 07 tháng 08 năm 2000 về việc ban hành quy pham hút nước trong điều tra địa chất thủy văn. Tôi dự kiến khối lượng các dạng hút nước sau:

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp với đề tài: “ Đánh giá điều kiện địa chất thủy văn vùng Thông NôngCao Bằng. Lập phương án điều tra đánh giá chi tiết kết hợp khai thác nước dưới đất phục vụ cấp nước cho thị trấn Thông Nông và xã Ngọc Động với công suất 1000 m3ngày. Thời (Trang 82 - 84)