Trong phương án này tôi tiến hành đo bằng phương pháp Gama tự nhiên và phương pháp độ dẫn điện.Sơ đồ bố trí thí nghiệm như sau:
4
2
5 4 3
Hình 3.4: Sơ đồ bố trí thí nghiệm đo Karota
Trong đó: Error: Reference source not found 1. Trạm ghi (nguồn);
2. Tời và cuộn cáp có đánh dấu độ sâu; 3. Ròng rọc định vị;
4. Cáp (dùng để treo bộ nhạy, truyền tín hiệu); 5. Đầu dò.
Hình 3.5: Bố trí đo Karota lỗ khoan ngoài thực địa
3.3. Khối lượng công tác
Phương pháp địa vật lý sử dụng trong công tác điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất thực hiện theo các tuyến được lựa chọn phù hợp với nhiệm vụ điều tra và đặc điểm địa chất, địa chất thuỷ văn. Việc tiến hành công tác địa vật lý phải bảo đảm tuân thủ các quy định hiện hành về đo địa vật lý.
Khoảng cách giữa các tuyến và điểm khảo sát địa vật lý được xác định theo tỷ lệ khảo sát, điều tra thực địa và nhiệm vụ của công tác điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất.
Tỷ lệ khảo sát địa vật lý đo sâu điện tương ứng với tỷ lệ điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất 1/25.000 được quy định tại Phụ lục 4.1 Thông tư số 13/2014/TT-BTNMT ngày 17/02/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất là khoảng các tuyến với tuyến là 250 m, khoảng cách các điểm đo là 15-50m.
Đối với đo Karota lỗ khoan, số mét đo karota sẽ thuộc vào chiều sâu khoan thăm dò khai thác dự kiến, đảm bảo nghiên cứu tới TCN có triển vọng nằm sâu nhất, hoặc đảm bảo nghiên cứu hết chiều sâu phân bố TCN dự định khai thác.
Tuy nhiên, căn cứ vào đặc điểm địa hình, địa chất thủy văn của khu vực; mục đích yêu cầu của đồ án, kinh phí thực hiện và kết quả điều tra. Chúng tôi dự kiến bố trí công tác địa vật lý như sau:
3.3.1. Phương pháp đo sâu điện 4 cực đối xứng
các vật liệu bở rời dọc đứt gãy trong thành tạo hệ tầng Bắc Sơn (C-Pbs). Từ đó xác định vị trí dị thường địa chất thủy văn và lựa chọn vị trí đặt lỗ khoan thăm dò và thăm dò khai thác, chúng tôi dự kiến phương pháp đo sâu điện 4 cực đối xứng
Trong phương án này chúng tôi dự định tiến hành đo địa vật lý tại khu vực có triển vọng và dự định bố trí công trình thăm dò mà công tác khảo sát địa chất, địa chất thuỷ văn đã lựa chọn. Trong vùng nghiên cứu, tầng chứa nước khai thác là đất đá nứt nẻ vì vậy vị trí triển vọng có khả năng chứa nước là vị trí dọc đới dập vỡ của đứt gãy kiến tạo. Vì vậy, các tuyến địa vật lý đo sâu điện dự kiến bố trí song song và vuông góc với phương phát triển của đứt gãy.
Vì trong vùng nghiên cứu có một con suối khá đặc trưng để bố trí đo sâu điện phù hợp cho việc đặt lỗ khoan thăm dò nên em bố trí hệ thống 6 tuyến đo sâu điện mỗi tuyến là 10 điểm chiều dài mỗi tuyến 300m và với chiều sâu nghiên cứu là 100 m.
- Tuyến T1, T2, T3, T4: bố trí tại LKTDKT01 Kiến với chiều dài mỗi tuyến đo là 300m.
- Tuyến T5 T6, T7, T8: bố trí LKTD01 Kiến với chiều dài mỗi tuyến đo là 300m.
- Tuyến T9, T10, T11, T12: bố trí tại LKTDKT02 Kiến với chiều dài mỗi tuyến đo là 300m.
- Tuyến T13, T14, T15, T16: bố trí LKTD01 Kiến với chiều dài mỗi tuyến đo là 300m.
Khối lượng công tác đo sâu điện được thể hiện trong bảng 3.1 dưới đây.
Bảng 3.1: Khối lượng công tác đo sâu điện
Tên tuyến Chiều dài một tuyến đo (m) Số điểm đo trên một tuyến (điểm) Nhiệm vụ T1, T2, T3, T4, T5, T6, T7, T8, T9, T10, T11, T12, T13, T14, T15, T16. 300 10 Xác định vị trí có dị thường địa chất thủy văn, khoanh vùng có triển vọng chứa nước, từ đó lựa chọn các điểm bố trí lỗ khoan thăm dò -
khai thác và thăm dò vùng nghiên cứu.