Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, vấn đề giải phóng phụ nữ luôn gắn với sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Quyền bình đẳng của phụ nữ đã được ghi trong Hiến pháp Việt Nam năm 1946, Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013, công dân nam nữ có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, xã hội và gia đình. Nhà nước và xã hội tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao trình độ mọi mặt, không ngừng phát huy vai trò của mình trong xã hội. Trên tinh thần đó, các tầng lớp phụ nữ đã tích cực học tập, lao động sáng tạo, họ tham gia vào tất cả các lĩnh vực và giữ vị trí quan trọng.
Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 13 tháng 7 năm 2009 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình về phát triển du lịch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 có nêu:
- Xác định du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp. Phát triển du lịch là trách nhiệm của các cấp, các ngành và của mỗi người dân.
- Phát triển du lịch bền vững, từng bước đưa du lịch sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy nhiều ngành, nhiều lĩnh vực cùng phát triển.
- Coi trọng tính hiệu quả, tập trung đầu tư vào các lĩnh vực lưu trú, vui chơi giải trí, làng nghề, mua sắm, ẩm thực…nhằm thu hút khách du lịch, kéo dài thời gian lưu trú và tăng chi tiêu của du khách để tăng thu nhập từ du lịch.
- Phát triển du lịch phải gắn với Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam, Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, gắn với an ninh, quốc phòng và giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa người dân địa phương với doanh nghiệp kinh doanh du lịch và Nhà nước.
- Đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động, nâng cao vai trò quản lý nhà nước về du lịch; gắn phát triển du lịch với giải quyết việc làm và xoá đói giảm nghèo.
UBND huyện đã xây dựng và ban các văn bản như: Kế hoạch số 73/KH- UBND ngày 22/8/2017 của UBND huyện về thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị và Kết luận số 03 -KL/TU ngày 26/6/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Kế
hoạch số 30/KH-UBND ngày 16/3/2018 của UBND huyện về thực hiện Kết luận số 04/KL-BCSĐ ngày 09/01/2018 của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/BCSĐ ngày 15/02/2017 về tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch và quản lý quy hoạch, khai thác có hiệu quả để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Công văn số 1267/CV-UBND ngày 18/10/2018 về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về xây dựng và hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch homestay trong khu vực quần thể danh thắng Tràng An; Kế hoạch 36/KH-UBND ngày 26/3/2018 của UBND huyện về tham gia Tuần du lịch Ninh Bình năm 2018, chủ đề “Sắc vàng Tam Cốc- Tràng An”; Công văn số 1366/CV-UBND ngày 13/11/2018 triển khai tuyên truyền thực hiện Quyết định số 28/2018/QĐ-UBND ngày 22/10/2018 của UBND tỉnh Ninh Bình ...
- Xây dựng các quy hoạch chi tiết phát triển du lịch.
Quy hoạch các khu du lịch, các điểm du lịch. Hoàn thiện quy hoạch các khu du lịch lớn của tỉnh như Tràng An, Tam Cốc-Bích Động, Vân Long, Kênh Gà-Vân Trình, Hồ Đồng Chương, Cố đô Hoa Lư, Thung Nắng, Hang Bụt.
Quy hoạch vùng núi đá vôi phục vụ du lịch: Xác định ranh giới quy hoạch và tiếp tục quản lý chặt chẽ quy hoạch vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất, đặc biệt là vùng nguyên liệu cho các nhà máy xi măng và các vùng du lịch.
Quy hoạch hệ thống giao thông phục vụ du lịch nằm trong quy hoạch tổng thể giao thông Ninh Bình đã được Bộ Giao thông - Vận tải thoả thuận (bao gồm hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ, vị trí xây dựng sân bay taxi và nhà ga đường sắt khi có đường sắt cao tốc qua Ninh Bình).
Quy hoạch hệ thống cơ sở lưu trú giai đoạn 2015-2030.
Các quy hoạch chuyên ngành du lịch khác (quy hoạch hệ thống làng nghề phục vụ du lịch, hệ thống thương mại phục vụ du lịch như các siêu thị, nhà hàng, điểm mua sắm…hệ thống cấp nước, hệ thống xử lý rác thải, hệ thống nhà vệ sinh đạt chuẩn…).
Quy định các vùng chuyên sản xuất rau an toàn, hoa quả và thực phẩm phục vụ du lịch.
- Căn cứ vào các quy hoạch được phê duyệt, các sở, ngành, Uỷ ban nhân dân các cấp theo chức năng nhiệm vụ của mình đề ra các kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện quy hoạch cho từng giai đoạn, quản lý chặt chẽ quy hoạch du lịch đã phê duyệt.
a. Nhóm chính sách phát triển du lịch thu hút sự tham gia của phụ nữ
Chính sách của chính quyền có vai trò quan trọng đến sự phát triển du lịch nói chung, thu hút khách du lịch nói riêng. Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến sự phát triển của ngành du lịch, ban hành một loạt các văn bản quan trọng nhằm tạo điều kiện thuận lợi và hành lang pháp lý cho du lịch nước nhà phát triển.
Chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã xác định Hoa Lư - Tam Cốc - Bích Động, một bộ phận quan trọng của di sản Cố đô Hoa Lư - Tràng An, là điểm đến quan trọng trong hệ thống các khu du lịch Quốc gia. Điều này là minh chứng khẳng định về những giá trị đặc biệt ở tầm Quốc gia của quần thể Cố đô Hoa Lư - Tràng An từ góc độ du lịch.
Phát triển du lịch Cố đô Hoa Lư - Tràng An có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với du lịch Ninh Bình mà còn đối với hoạt động phát triển du lịch của Trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận - một trong bảy khu vực trọng điểm du lịch của cả nước, đã được xác định trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam. Đặc biệt du lịch Hoa Lư - Tràng An có mối liên hệ mật thiết với du lịch Thủ đô thông qua hoạt động phát triển du lịch "trục" lịch sử Cố đô Hoa Lư - Thăng Long - Hà Nội. Điều này còn có ý nghĩa hơn khi phát triển du lịch văn hóa - lịch sử được xác định là định hướng ưu tiên trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh khi du lịch Việt Nam hội nhập tích cực với du lịch khu vực và quốc tế.
Với các giá trị tài nguyên du lịch đã được khẳng định của mình, Cố đô Hoa Lư - Tràng An, nhìn nhận trong mối quan hệ phát triển với khu tâm linh - thắng cảnh chùa Bái Đính và khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long, có thể phát triển được những sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn tầm cỡ Quốc gia và khu vực.
Những sản phẩm du lịch này có thể bao gồm: Tham quan công viên văn hóa lịch sử, nơi du khách có thể được tìm hiểu về những giá trị lịch sử và cảm nhận những giá trị văn hóa của một thời kỳ "vàng son" trong lịch sử của dân tộc Việt Nam; tham quan công viên địa chất để tìm hiểu lịch sử phát triển khu vực, thưởng ngoạn những giá trị cảnh quan của "Hạ Long trên cạn", khám phá những bí hiểm và vẻ đẹp của hệ thống hang động; tham quan cảnh quan, tìm hiểu giá trị của các hệ sinh thái đất ngập nước, hệ sinh thái rừng nhiệt đới trên núi đá vôi với
những cơ hội quan sát các loài sinh vật quý hiếm; tham gia các hoạt động lễ hội, tâm linh tại khu chùa Bái Đính, chùa Địch Lộng, chùa Bích Động, điện Thái Vi, đền Vua Đinh - Lê…; tham quan và trải nghiệm cuộc sống đời thường của người dân ở vùng làng quê điển hình vùng đồng bằng sông Hồng và tham quan các làng nghề truyền thống…
Việc phát triển những sản phẩm du lịch đặc sắc này sẽ góp phần thực hiện mục tiêu đa dạng hóa và nâng cao tính hấp dẫn, cạnh tranh của du lịch Việt Nam, tương xứng với vai trò của du lịch Hoa Lư - Tràng An đã được xác định trong chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam. Quan trọng hơn, những sản phẩm du lịch này sẽ đáp ứng được nhu cầu của du khách quanh năm, góp phần hạn chế "tính mùa" - một trong những hạn chế điển hình trong hoạt động du lịch ở khu vực phía Bắc; Hấp dẫn nhiều hơn khách du lịch đến với Việt Nam nói chung và Ninh Bình nói riêng và qua đó góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo được thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho cộng đồng, đồng thời phát huy có hiệu quả những giá trị văn hóa, lịch sử mà các thế hệ ông cha đã gây dựng nên và truyền lại cho thế hệ con cháu ngày nay.
Để Cố đô Hoa Lư - Tràng An tương xứng với vị trí và những tiềm năng du lịch, đặc biệt cần tiến hành quy hoạch du lịch điểm đến du lịch Hoa Lư - Tràng An một cách khoa học, trên quan điểm bền vững trong mối quan hệ phát triển du lịch chung của Ninh Bình, nhất là với khu vực tâm linh cảnh quan chùa Bái Đính và khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long, cũng như vùng đồng bằng sông Hồng, đặc biệt là trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận. Ngoài những nội dung nghiên cứu quy hoạch lãnh thổ, cần hết sức lưu ý đến những nội dung quy hoạch có tính chuyên ngành, đặc biệt là định hướng phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa, du lịch sinh thái đặc thù, có chất lượng cao.
b. Chính sách khuyến khích phụ nữ tham gia
Thực hiện Nghị quyết số 15 - NQ/TU ngày 13-7-2009 của Ðảng bộ tỉnh và Kế hoạch số 07/KH-UBND của UBND tỉnh Ninh Bình về phát triển du lịch, Hội Phụ nữ tỉnh Ninh Bình đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền văn minh du lịch cho các hội viên, trong đó, chú trọng bồi dưỡng kiến thức lịch sử, văn hóa về vùng đất cố đô Hoa Lư xưa, đồng thời tư vấn xây dựng mô hình câu lạc bộ phụ nữ gắn với xây dựng văn hóa du lịch tại cơ sở. Tỉnh hội cùng chính quyền địa phương ở các huyện Kim Sơn, Gia Viễn, Hoa Lư tổ chức khảo sát về thực trạng đưa, đón khách du lịch tại các khu, điểm danh thắng trên địa bàn, nắm vững số lao động nữ tham
gia các dịch vụ như chèo đò, chụp ảnh, bán văn hóa phẩm lưu niệm tại các điểm du lịch. Những kết quả điều tra, khảo sát đã giúp ngành du lịch tỉnh và các cơ quan chức năng địa phương sắp xếp, tổ chức lại hoạt động của các loại hình dịch vụ này được quy củ và trật tự, văn minh hơn, từ đó đề ra các nội dung thiết thực trong hoạt động của các mô hình câu lạc bộ phụ nữ ở các địa phương.
Trong những buổi sinh hoạt như vậy, ngoài việc được cung cấp thông tin và các kiến thức về văn hóa, du lịch, hoạt động dịch vụ, các thành viên còn được trao đổi, tham gia xử lý những tình huống trong ứng xử với du khách, xây dựng nếp sống văn hóa, bảo vệ môi trường. Những thành viên của câu lạc bộ phần lớn là những người vợ, người mẹ trong mỗi gia đình và từ nhận thức, việc làm của họ đã ảnh hưởng, lan tỏa đến những người thân trong gia đình. Bên cạnh đó, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh còn phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch in ấn tài liệu giới thiệu về lịch sử, văn hóa của vùng cố đô Hoa Lư có bề dày hơn một nghìn năm lịch sử, rồi tổ chức năm lớp huấn luyện cho gần 200 cán bộ chuyên trách cấp tỉnh và huyện. Thông thường, các lớp huấn luyện kỹ năng giao tiếp thường tập trung giới thiệu chủ trương của Tỉnh ủy Ninh Bình thông qua Nghị quyết 15 về phát triển du lịch; kỹ năng giao tiếp; cung cấp và giới thiệu cho họ những kiến thức để giới thiệu với du khách về kiến thức lịch sử từ thời Ðinh Tiên Hoàng lên ngôi Hoàng đế và các vùng danh thắng của Ninh Bình.
Tuy nhiên, để giúp hội viên trong câu lạc bộ không cảm thấy nhàm chán trong các buổi giao lưu sinh hoạt, Hội Phụ nữ huyện Hoa Lư còn tìm nhiều hình thức nhằm đa dạng hóa hoạt động tuyên truyền về du lịch, đưa nội dung văn hóa du lịch cụ thể như: không chèo kéo khách chụp ảnh, không đeo bám du khách để bán hàng lưu niệm, không xin thêm tiền du khách khi chở đò ở các khu du lịch sinh thái... Một số hoạt động của Câu lạc bộ Phụ nữ với văn hóa du lịch được Hội đưa vào bản tin Phụ nữ Ninh Bình rồi cung cấp cho từng câu lạc bộ cơ sở. Nội dung trong các bản tin của Hội có thể là biểu dương những câu lạc bộ làm tốt dịch vụ du lịch, đồng thời phê phán những biểu hiện lệch lạc, sai trái, chưa văn hóa tại một số nơi và tuyên truyền, giới thiệu các hoạt động du lịch ở địa phương.
c. Đánh giá của phụ nữ về chính sách phát triển dịch vụ du lịch
Trong quá trình thực hiện quy hoạch, cần hết sức lưu ý về mối quan hệ đối với hoạt động phát triển của các ngành kinh tế cũng như sự phát triển đô thị. Cần phát hiện những tác động hiện tại và tiềm năng của các hoạt động trên, đặc biệt là hoạt động khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng và phát triển đô thị đối với hoạt động du lịch, để từ đó có những giải pháp, kiến nghị phù hợp, hạn chế những tác động này, đảm bảo cho phát triển du lịch bền vững ở Hoa Lư - Tràng An.
Kết quả đánh giá của phụ nữ về chính sách phát triển dịch vụ du lịch cho thấy, có 37 người (chiếm 74,00%) đánh giá chính sách phát triển dịch vụ du lịch ở Hoa Lư là rất phù hợp. Tuy nhiên còn 3 người (chiếm 6,00%) đánh giá chính sách phát triển dịch vụ du lịch ở Hoa Lư là chưa phù hợp.
Bảng 4.14. Đánh giá của phụ nữ về chính sách phát triển dịch vụ du lịch
Chỉ tiêu
Tổng Trường Yên Ninh Hải Ninh Xuân
Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Rất phù hợp 37 74,00 12 24,00 14 28,00 11 22,00 Phù hợp 10 20,00 3 6,00 4 8,00 3 6,00 Chưa phù hợp 3 6,00 0 0,00 2 4,00 1 2,00
Nguồn: Số liệu điều tra (2020) Hướng dẫn các cơ sở lưu trú du lịch về thủ tục thẩm định và tái thẩm định xếp hạng cơ sở lưu trú. Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao, UBND các xã, thị trấn tiến hành rà soát, thống kê các cơ sở lưu trú trên địa bàn huyện. Thường xuyên kiểm tra công tác giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm. Công tác gìn giữ an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đảm bảo an toàn cho khách du lịch.
Chấn chỉnh trật tự kỷ cương đô thị, kiểm tra, xử lý các hành vi chiếm dụng hè phố để buôn bán, chiếm dụng vỉa hè trưng bày hàng hóa để sản xuất kinh doanh buôn bán, xả nước thải, đổ rác bừa bãi và hoạt động quảng cáo tại các đường cấm buôn bán gây mất mỹ quan đô thị.