Ngoài góc nhìn từ phía tiêu dùng du lịch, giao lưu văn hoá trong du lịch cũng được hình thành và thúc đẩy thông qua “sản xuất” du lịch, tức là tạo ra cung du lịch trên thị trường. Sự khai thác tài nguyên du lịch, việc xây dựng các công trình du lịch đã phản ánh trí tuệ và sức sáng tạo của loài người. Trong quá trình toàn cầu hoá, một mặt phải giữ gìn bản sắc trong hoạt động du lịch để có cái riêng của mình, ngành Du lịch ở tất cả nước, các vùng, các địa phương, các cộng đồng đều phải tiếp thụ có chọn lọc kinh nghiệm phát triển du lịch và tinh hoa văn hoá thế giới, của trong hoạt động du lịch, từ xây dựng đến vận hành các cơ sở kinh doanh du lịch đều có sự đan xen, khu vực hóa và toàn cầu hoá cái đẹp, cái hay của các nền văn minh thế giới. Chính dòng khách du lịch ấy đã thúc đẩy sự lưu chuyển của thông tin, tri thức, khoa học, công nghệ, vốn liếng về du lịch và liên quan với du lịch, cũng như của các lĩnh vực khác, tạo ra sự đổi mới về cách nhìn, đổi mới quan niệm về nhiều mặt, kể cả quan niệm về văn hoá. Đến lượt mình, dòng lưu chuyển này tác động trực tiếp đến giao lưu kinh tế, rõ nhất là trong kinh tế đối ngoại, để tạo cơ sở vật chất và điều kiện cho giao lưu văn hoá. Sự giao lưu thông qua du lịch có một ý nghĩa tích cực đối với giao lưu kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật giữa các quốc gia, thậm chí có trường hợp còn tiện lợi và hiệu quả hơn so với giao lưu theo con đường chính thức.
Các câu lạc bộ Phụ nữ với văn hóa du lịch đã mang lại hiệu quả cao trong việc nâng cao nhận thức, góp phần tạo nên các chuyển biến tích cực rõ rệt, nhất là trong xây dựng nếp sống văn minh tại các điểm, khu du lịch trên địa bàn huyện. Ðồng chí Vũ Văn Huân cho biết, huyện Hoa Lư có di tích lịch sử quan trọng cấp quốc gia là Khu đền thờ Vua Ðinh Tiên Hoàng, Lê Ðại Hành và nhà tưởng niệm Vua Lý Thái Tổ. Những năm trước, tại quần thể di tích này, tình trạng chèo kéo khách du lịch mua hàng lưu niệm hoặc đeo bám để chụp ảnh gây mất mỹ quan và rất thiếu văn minh. Từ khi thành lập Câu lạc bộ Phụ nữ với văn hóa du lịch thì hiện tượng trên đã giảm hẳn. Câu lạc bộ ở các xã thường giao lưu, trao đổi thông tin, tổ chức hội thảo, mở lớp học ngoại ngữ ngắn hạn để giúp hội viên có kiến thức ngoại ngữ với những giao tiếp thông thường với du khách nước ngoài. Du khách mua vé đi đò không còn cảnh người chở đò xin thêm tiền "bồi dưỡng", hoặc hạn chế đến mức thấp nhất hiện tượng đeo bám du khách để bán hàng hay chụp ảnh ở chùa Bái Ðính.
Bảng 4.15. Các Câu lạc bộ của phụ nữ trên địa bàn huyện
STT Tên CLB Năm thành lập
1 CLB Phụ nữ nuôi dạy con tốt 2018
2 CLB phát triển dịch vụ chèo thuyền du lịch, CLB Phụ nữ với vệ sinh an toàn thực phẩm.
2018 3 CLB Phòng chống bạo lực gia đình 2019 4 CLB dịch vụ du lịch, CLB phụ nữ với văn minh du lịch. 2019 5 CLB Bình đẳng giới 2020
Nguồn: Hội LHPN huyện Hoa Lư (2020) Hằng năm, trong các đợt tuyên truyền Hội phụ nữ, Huyện đều chọn 1 chi hội để tổ chức tuyên truyền điểm, rút kinh nghiệm nhân diện ở 100% các chi hội còn lại. Bên cạnh đó còn lồng ghép vào 4 kỳ sinh hoạt hội viên để tuyên truyền tới toàn thể cán bộ hội viên trong xã. Nội dung sinh hoạt luôn được Hội quan tâm. Ngoài nội dung tài liệu do Tỉnh Hội cung cấp, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên là cán bộ Hội phụ nữ xã hoặc mời cán bộ Tỉnh Hội, Huyện Hội, Công an huyện tuyên truyền những kiến thức như: văn minh du lịch, phòng chống tệ nạn xã hội, xây dựng gia đình hạnh phúc, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm khu du lịch, nội quy, quy định trong khu khai thác du lịch, trách nhiệm của hội viên, phụ nữ với văn hóa du lịch; mục đích ý nghĩa của việc xây dựng và thực hiện văn hóa du lịch; kỹ năng xử lý tình huống, giao tiếp với khách du lịch; cách quảng bá hình ảnh các danh lam thắng cảnh của huyện đến với du khách trong và ngoài nước… Đồng thời, chỉ đạo các chi hội chăng treo băng zôn, khẩu hiệu với nội dung ngắn gọn kêu gọi thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh du lịch như “Giao tiếp có văn hóa với du khách”; “Ứng xử văn minh, lịch sự” “không chèo kéo khách”, “giữ gìn môi trường khu du lịch, đường làng, ngõ xóm xanh, sạch, đẹp”...
Vào các dịp đầu năm nhất là dịp tổ chức Lễ hội Hoa Lư, cán bộ Hội phụ nữ xã chủ động phối kết hợp với các đoàn thể thường xuyên gặp gỡ nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, ý kiến đề xuất của những người trực tiếp làm dịch vụ để tham mưu, đề xuất việc quy hoạch khu vực bán hàng lưu niệm cho phù hợp; tổ chức hội nghị tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ thực hiện tốt nội quy, quy định, không bán hàng rong, nhắc nhở du khách tuân thủ các quy định của khu di tích như thắp hương, hóa vàng mã đúng chỗ, không vứt rác bừa bãi, giữ gìn an ninh trật tự.
Đối với phụ nữ kinh doanh nhà hàng, Hội quan tâm tuyên truyền nâng cao nhận thức trong buôn bán kinh doanh, tạo nét đẹp về đạo đức, văn hóa trong giao tiếp với phương châm “Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”, “Nói lời hay, cử chỉ đẹp”, thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, bảo vệ danh thắng, bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống của địa phương. Các chị em chủ nhà hàng thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở nhân viên phục vụ ứng xử lịch sự, cởi mở, thân thiện và chu đáo với du khách, coi đó là tác phong, phẩm chất của người làm du lịch. Những tác phong đó đã tạo ấn tượng tốt với du khách tham quan. Điểm nổi bật trong công tác tuyên truyền, vận động thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh du lịch đó là: Hội phụ nữ xã đã thành lập và duy trì sinh hoạt các CLB “ Phụ nữ với văn hoá du lịch”, “Hạn chế sử dụng túi nilon”, Câu lạc bộ “Phụ nữ với vệ sinh an toàn thực phẩm”; “Tổ liên kết kinh doanh dịch vụ du lịch văn minh, Mô hình: ” Hộ gia đình sử dụng thực phẩm sạch” tại 16 chi hội; mô hình: “ Sạch nhà - đẹp đường - xanh đồng” ruộng; xây dựng “Tuyến đường phụ nữ tự quản”, mô hình “Thôn xanh - sạch - đẹp”, “Nhà sạch - vườn đẹp” ở thôn Tây; mô hình “Đường Hoa PN” dài 2 km tại khu di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư và các thôn xóm, góp phần tăng thêm vẻ đẹp cho khu du lịch và đảm bảo tiêu chí sáng, xanh, sạch, đẹp. Từ những việc làm thiết thực đó hiện nay trên địa bàn xã không còn tình trạng phụ nữ bán hàng rong trong khu di tích, không có hộ kinh doanh vi phạm các quy định của UBND xã, các hộ kinh doanh ứng xử văn minh hơn khi giao tiếp với du khách, vệ sinh môi trường sạch sẽ, VSATTP được đảm bảo, những người làm dịch vụ du lịch không còn hiện tượng chèo kéo khách thay vào đó là hình ảnh những người phụ nữ chèo đò và những người bán hàng với nụ cười thân thiện luôn hiện hữu trên gương mặt. Ngoài công việc chính của mình là phục vụ, kinh doanh, chị em còn rất hào hứng giới thiệu, hướng dẫn cho du khách về mảnh đất và con người Cố đô góp phần tích cực vào việc phát triển, giữ gìn văn minh du lịch.
Mặt khác, để nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, Ban chủ nhiệm CLB và chị em làm dịch vụ du lịch. Hội phụ nữ xã đã chủ động phối hợp với Trường Trung cấp nghề Công đoàn Ninh Bình, Trung tâm dạy nghề huyện tổ chức 7 lớp tập huấn về văn hoá văn minh du lịch, kỹ năng làm dịch vụ du lịch hiện đại, văn hóa ứng xử, giao tiếp của người làm dịch vụ chèo đò, chụp ảnh, bán hàng, xe ôm, dạy tiếng Anh giao tiếp cho phụ nữ, đặc biệt là phương pháp kết hợp giữa làm dịch vụ với quảng bá nét văn hóa đặc sắc của địa phương, nâng cao ý thức đối với người làm dịch vụ du lịch cho 1120 lượt báo cáo viên, tuyên
truyền viên, Ban chủ nhiệm CLB và chị em làm dịch vụ du lịch. Bên cạnh đó, Hội phụ nữ xã còn tổ chức cho chị em tham gia các lớp tập huấn của Tỉnh Hội, Huyện Hội để chị em nâng cao kiến thức và kỹ năng hoạt động.
Phụ nữ cũng rất thích được tham gia vào các công việc cộng đồng. Khi được tham gia họ cảm thấy bản thân là quan trọng trong tập thể đó, nó thúc đẩy ý chí của phụ nữ. Chính vì thế chính quyền địa phương, đặc biệt là hội phụ nữ huyện cần tổ chức thêm nhiều hoạt động dành cho phụ nữ trên địa bàn.
Địa bàn huyện cũng đã thường xuyên tổ chức một số hoạt động dành cho chị em phụ nữ như tọa đàm kỷ niệm các ngày lễ 8/3, 20/11, hội làng, hội trại, đại hội phụ nữ…qua những hoạt động đó thấy rằng phụ nữ tham gia rất nhiệt tình, họ muốn cho gia đình thấy khía cạnh khác của bản thân chứ không chỉ nội trợ, dọn dẹp. Thời gian rảnh rỗi của phụ nữ thường hạn chế do đó địa phương cần sắp xếp hợp lý các hoạt động để tạo điều kiện cho tất cả phụ nữ địa phương có thể tham gia. Địa phương cần tổ chức nhiều hoạt động hơn nữa, góp phần nâng cao vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội.
Trong Diễn đàn “Phụ nữ với văn minh du lịch” đã giúp phụ nữ hiểu và nắm rõ hơn về các chương trình, nghị quyết về phát triển du lịch cũng như bảo tồn các giá trị di sản lịch sử văn hóa của tỉnh, huyện, đặc biệt là hình thành và xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh tại các khu, điểm du lịch, những chia sẻ kinh nghiệm trong việc tham gia các dịch vụ du lịch, tiến tới không còn tình trạng chèo kéo, ép khách mua hàng, ăn uống chặt chém, thực phẩm, hàng hóa không đảm bảo chất lượng, … Từ đó, góp phần tuyên truyền, giáo dục, bảo tồn, kế thừa và phát huy truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc, quảng bá tiềm năng du lịch, thu hút khách tham quan trong và ngoài nước về với Hoa Lư. Phối hợp trong việc nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của đối tượng phụ nữ làm du lịch, biểu dương những phụ nữ làm việc tốt, tổ chức lớp tập huấn về tuyên truyền văn minh du lịch để người tham gia làm du lịch học tập, tu dưỡng, trau dồi kiến thức về văn hoá, truyền thống, kiến thức về ngoại ngữ, nắm vững đường lối đối ngoại của Đảng để chị em phụ nữ chủ động, tự tin giao tiếp với khách du lịch trong nước và nước ngoài. Đồng thời hội PN xã phải phối hợp chặt chặt chẽ thực hiện nghiêm túc những nội dung của Ban quản lý khu du lịch đề ra và phản ánh kịp thời những hiện tượng không văn minh đã xảy ra trong khu vực du lịch để có biện pháp khắc phục không để kéo dài. Bên cạnh đó, chúng ta cần phải đoàn kết, giúp đỡ nhau trong công việc, mỗi cá nhân hãy đoàn kết lại, giữa các khu, điểm du lịch phải có kế
hoạch liên kết với nhau tạo thành một quần thể du lịch để khách du lịch có thể tham quan được hết các điểm du lịch tại địa bàn. Hội PN phải thực hiện tốt phong trào “5 không 3 sạch” để du khách có cảm giác an toàn và thực sự thoải mái khi đến nơi đây. Trên cơ sở đó, tham mưu, đề xuất các giải pháp tuyên truyền, vận động có hiệu quả, góp phần đưa du lịch xã Hoa Lư thực sự trở thành một điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế.
Du lịch là hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng của mỗi người. Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch. Du lịch, một mặt hướng đến mục tiêu kinh tế, thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch và lợi nhuận cho các doanh nghiệp; mặt khác còn hướng đến các mục tiêu cộng đồng, liên quan đến giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của người dân địa phương, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, bảo vệ môi trường. Sau các diễn đàn mỗi cán bộ, hội viên, phụ nữ có những hành động đúng, phù hợp để mỗi khi du khách đến với Hoa Lư để du khách đều muốn trở lại tham quan chiêm bái và trở thành điểm đến an toàn và lý tưởng trong lòng mỗi du khách.
Hội phụ nữ huyện Hoa Lư tham gia về công tác quản lý các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn huyện Hoa Lư thường xuyên đôn đốc, kiểm tra và hướng dẫn các đơn vị du lịch hoạt động kinh doanh đúng theo quy định của pháp luật, động viên, khen thưởng kịp thời những đơn vị, cá nhân có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển du lịch Hoa Lư; kiên quyết xử lý nghiêm đối với những đơn vi, cá nhân vi phạm các quy định của pháp luật, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội. Cụ thể:
+ Về khen thưởng: Tặng giấy khen cho các đơn vị kinh doanh du lịch có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển du lịch Hoa Lư: Đề nghị UBND tỉnh tặng cờ đơn vị dẫn đầu trong phong trào thi đua năm 2020 cho Phòng Văn Hóa & Thông tin; Đề nghị Sở du lịch Ninh Bình tặng giấy khen cho 04 đơn vị du lịch có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển du lịch.
+ Xử lý vi phạm: Đoàn liên ngành kiểm tra du lịch đã phát hiện và lập biên bản vi phạm hành chính đề nghị UBND huyện Hoa Lư ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 02 đơn vị du lịch có hành vi vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
Mặt khác, để nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, Ban chủ nhiệm CLB và chị em làm dịch vụ du lịch. Hội phụ nữ xã đã chủ động phối hợp với Trường Trung cấp nghề Công đoàn Ninh Bình, Trung tâm dạy nghề huyện tổ chức 7 lớp tập huấn về văn hoá văn minh du lịch, kỹ năng làm dịch vụ du lịch hiện đại, văn hóa ứng xử, giao tiếp của người làm dịch vụ chèo đò, chụp ảnh, bán hàng, xe ôm, dạy tiếng Anh giao tiếp cho phụ nữ, đặc biệt là phương pháp kết hợp giữa làm dịch vụ với quảng bá nét văn hóa đặc sắc của địa phương, nâng cao ý thức đối với người làm dịch vụ du lịch cho 1120 lượt báo cáo viên, tuyên truyền viên, Ban chủ nhiệm CLB và chị em làm dịch vụ du lịch. Bên cạnh đó, Hội phụ nữ xã còn tổ chức cho chị em tham gia các lớp tập huấn của Tỉnh Hội, Huyện Hội để chị em nâng cao kiến thức và kỹ năng hoạt động.
Tuy nhiên, thời gian tới cần đẩy mạnh hoạt động và tiếp tục nhân rộng mô hình câu lạc bộ này ở các huyện, thị xã có khu du lịch sinh thái và các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh, nhằm quảng bá hình ảnh một vùng quê văn hóa và danh thắng có bề dày hàng nghìn năm lịch sử. Khu di tích cố đô Hoa Lư, chùa Bái Ðính, khu danh thắng Tràng An, khu du lịch Tam Cốc - Bích Ðộng, đặc biệt là quần thể danh