Một số bài học rút ra cho phát triển du lịch trên địa bàn huyện Hoa

Một phần của tài liệu SỰ THAM GIA CỦA PHỤ NỮ TRONG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DU LỊCH TẠI HUYỆN HOA LƯ, TỈNH NINH BÌNH (Trang 42)

tỉnh Ninh Bình

+ Thuận lợi

Trao quyền cho phụ nữ, đặc biệt trong phát triển dịch vụ du lịch sinh thái. Tăng cường giao tiếp thúc đẩy gặp gỡ cung cầu giữa các đơn vị kinh doanh là một cách thức thúc đẩy phát triển sản phẩm du lịch nói riêng và ngành du lịch địa phương nói chung.

Khuyến khích xây dựng một hệ sinh thái kinh doanh mới cho phụ nữ trong ngành du lịch.

Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, đặc biệt là phụ nữ về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên.

Thực hiện nghiêm việc quản lý nhà nước, công tác bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị Di sản văn hóa và thiên nhiên. Nâng cao nhận thức, ý thức của phụ nữ trong việc giữ gìn, bảo tồn và khai thác các giá trị của các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh. Thường xuyên kiểm tra việc chấp hành các quy định về bảo tồn, khai thác các giá trị di sản.

Ưu tiên nguồn lực thích hợp đầu tư phát triển hạ tầng giao thông kết nối đến các khu, điểm du lịch; đầu tư hạ tầng kỹ thuật đồng bộ hệ thống bến xe, bãi đỗ xe, các trạm dừng nghỉ, nhà vệ sinh đạt chuẩn tại các khu, điểm du lịch.

Ứng dụng công nghệ, học thêm về ngoại ngữ giúp phụ nữ có nhiều cơ hội được đào tạo và tiếp cận với thị trường du lịch được dễ dàng hơn.

Tăng cường thu hút các nguồn lực xã hội (XHH, các doanh nghiệp…) đầu tư phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch, khuyến khích các nhà đầu tư chiến lược đầu tư hình thành các khu dịch vụ du lịch phức hợp. dự án dịch vụ du lịch quy mô lớn, các trung tâm mua sắm, vui chơi giải trí, các khách sạn có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên; hình thành khu mua sắm, chợ đêm, phố đi bộ, phát triển nhà hàng ăn uống đạt chuẩn, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch để phục vụ khách du lịch, kéo dài thời gian lưu trú và tăng chi tiêu của khách du lịch.

Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa trong du lịch, đưa các loại hình nghệ thuật dân tộc vào phục vụ ở các khu, điểm du lịch, duy trì, nâng cấp một số lễ hội văn hóa dân gian nhằm đa dạng các loại hình, sản phẩm du lịch phục vụ du khách.

Xây dựng mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp chất lượng cao gắn với du lịch và xây dựng nông thôn mới nhằm giới thiệu quảng bá sản phẩm nông nghiệp trực tiếp đến với du khách.

+ Khó khăn

Trước hết, đó là nhận thức của xã hội, gia đình và của bản thân người phụ nữ về cơ hội tham gia vào phát triển du lịch. Phụ nữ cũng đang thiếu kiến thức và kỹ năng phát triển du lịch; khó khăn trong tiếp cận tài chính, KHKT; thiếu thông

tin về thị trường và cơ hội nâng cao kiến thức. Ngoài ra, phụ nữ do những hạn chế bởi giới tính nên thiếu thông tin cũng như khả năng kết nối, mở rộng các mối quan hệ, vì vậy, khó khăn trong việc thực hiện hóa ý tưởng phát triển du lịch.

Tuy nhiên, để đi đến mục tiêu phát triển du lịch, cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở và nổ lực của cán bộ hội các cấp để hỗ trợ thực hiện hóa sự sáng tạo của phụ nữ. Một yếu tố rất quan trọng để phụ nữ khởi nghiệp thành công đó chính là bản thân phải vượt lên chính mình, tự tin, bản lĩnh bước qua rào cản xã hội để bắt tay khởi nghiệp. Đặc biệt, cần cái nhìn rộng mở và những chia sẽ tiếp sức của nam giới từ gia đình đến xã hội nhằm giúp người phụ nữ nuôi lớn khác vọng, tự tin phát triển du lịch, cống hiến, sáng tạo để khẳng định vai trò, vị thế của mình.

Mặt khác, việc kết nối, xóa bỏ định kiến và hỗ trợ phát triển du lịch là vấn đề quan trọng nhất hiện nay để thúc đẩy phong trào khởi nghiệp của phụ nữ. Điều này cần được sự hỗ trợ, chia sẽ từ gia đình và địa phương cũng như sự chủ động của phụ nữ để kết nối với thị trường, kết nối với cả những mô hình du lịch thành công và thất bại, gắn các ý tưởng kinh doanh cũng như kết nối với doanh nghiệp và cộng đồng để tăng cường phát triển du lịch.

PHẦN 3.

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Hình 4.1. Sơ đồ hành chính huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình

Hoa Lư ở phía Đông Bắc tỉnh Ninh Bình, nằm bao quanh thành phố Ninh Bình, Có tổng diện tích tự nhiên 10.347 ha. Vị trí: Phía Bắc giáp huyện Gia Viễn; phía Đông giáp tỉnh Nam Định và thành phố Ninh Bình; phía Tây giáp huyện Gia Viễn, Nho Quan; phía Nam giáp huyện Yên Mô và thị xã Tam Điệp (UBND huyện Hoa Lư, 2020).

Huyện Hoa Lư có điều kiện tự nhiên phong phú về hang động. Hang động của huyện Hoa Lư tương đối đa dạng và độc đáo, được hình thành do sự kiến tạo địa chất và quá trình phong hoá rửa trôi, nên có nhiều hang động phong thuỷ rất đẹp như hang chùa, hang Ghé, hang Cả, hang giữa, hang Ba (khu Tam Cốc - Bích Động), hang Múa, hang Dơi, hang Tâm và khu hang động Tràng An (UBND huyện Hoa Lư, 2020).

b. Địa hình, địa mạo

Địa hình Hoa Lư phân làm 2 vùng rõ rệt: vùng núi đá vôi phía Tây và vùng đồng bằng phía Đông Bắc, Đông Nam (UBND huyện Hoa Lư, 2020).

Vùng núi phía Tây tập trung thành các dải đá chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Diện tích vùng này khoảng 1.770 ha (chiếm 32,85% diện tích tự nhiên), bao gồm một phần diện tích các xã Trường Yên, Ninh Hoà, Ninh Xuân, Ninh Hải, Ninh Vân. Vùng này có nhiều tiềm năng phát triển du lịch (UBND huyện Hoa Lư, 2020).

Vùng đồng bằng địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai chủ yếu là đất phù sa không được bồi hàng năm. Diện tích vùng này khoảng 8.500 ha (UBND huyện Hoa Lư, 2020).

3.1.1.2. Khí hậu

Hoa Lư chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa đông lạnh ít mưa, mùa hè nóng và mưa nhiều.

Nhiệt độ: Trung bình năm từ 230C-260C. Tổng nhiệt độ trung bình năm trên 8.5000C. Mùa đông nhiệt độ trung bình là 200C, tháng lạnh nhất là tháng 1 và tháng 2, nhiệt độ trung bình có thể dưới 100C. Mùa hạ nhiệt độ trung bình là 270C, tháng nóng nhất là tháng 7, tháng 8, nhiệt độ trung bình trên 300C (UBND huyện Hoa Lư, 2020).

Tổng nhiệt độ của Hoa Lư khá dồi dào, nhưng phân bố không đều theo mùa (tổng nhiệt độ vụ chiêm xuân chỉ bằng 60-70% tổng nhiệt độ vụ mùa). Tuy nhiên

khá năng này vẫn đảm bảo cho thâm canh, tăng vụ gieo trồng nếu bố trí giống và thời vụ thích hợp (UBND huyện Hoa Lư, 2020).

Lượng mưa: Trung bình năm từ 1.820-1.980 mm (trung bình/năm có 128-160 ngày mưa), lượng mưa tập trung vào 6 tháng mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) chiếm 80-85% tổng lượng mưa cả năm. Vào mùa đông lượng mưa thấp, chiếm khoảng 15-20% tổng lượng mưa cả năm, chủ yếu là dạng mưa nhỏ, mưa phùn (UBND huyện Hoa Lư, 2020).

Chế độ ẩm: Do chịu ảnh hưởng chung của khí hậu nhiệt đới, gió mùa, nên huyện Hoa Lư có độ ẩm trung bình năm 85%, chênh lệch về độ ẩm giữa các tháng không nhiều (tháng 3 có độ ẩm cao nhất là 90%, tháng 1 có độ ẩm thấp nhất là 81%) (UBND huyện Hoa Lư, 2020)

3.1.1.3. Thủy văn

Hệ thống sông ngòi của Hoa Lư rải khắp trên địa bàn toàn huyện, bao gồm sông do dòng chảy tự nhiên và sông nhân tạo. Mật độ lưới sông lên tới 0,5 km/km2

(UBND huyện Hoa Lư, 2020).

Sông Đáy: Dòng chảy sông Đáy đoạn qua Hoa Lư chịu tác động mạnh mẽ

của dòng chảy sông Hồng qua sông Đào, Nam Định và dòng chảy của sông Hoàng Long dồn về. Mùa cạn lưu lượng của sông Đáy nhỏ, nhưng được bổ sung từ sông Hồng qua sông Đào, Nam Định, mực nước tại Ninh Bình Hmax = 0,60 - 0,70, Hmin = - 0,10 - 0,10 m. Mùa lũ trên đoạn sông này mực nước dâng cao từ 1,73 - 2,80 m (UBND huyện Hoa Lư, 2020).

Sông Hoàng Long: Là chi lưu của sông đáy bắt nguồn từ hồ Thường Xung

(Nho Quan) đến ngã ba Gián Khẩu đi qua địa phận Hoa Lư từ Âu Lê đến ngã ba Gián Khẩu dài 6,7 km, là ranh giới tự nhiên giữa huyện Gia Viễn và huyện Hoa Lư. Sông rộng trung bình từ 50-70 m. Sông Hoàng Long là trục tiêu chính của huyện Hoa Lư, Gia Viễn và Nho Quan. Ngoài nhiệm vụ tiêu nước, sông Hoàng Long còn có nhiệm vụ chuyển nước cho phần lớn diện tích nằm trong khu vực và làm nhiệm vụ vận chuyển đường thuỷ cho các xã ven sông (UBND huyện Hoa Lư, 2020).

Sông Vạc: Chảy qua Hoa Lư và có chiều dài khoảng 2 km. Sông rộng trung bình từ 50 - 60m. Sông Vạc bắt nguồn từ sông Bến Đang chảy ra biển tại cửa Kim Đài. Sông Vạc có nhiệm vụ tiêu nước là chính, ngoài ra nó còn có nhiệm vụ tưới nước cho phần diện tích nằm trong khu vực (UBND huyện Hoa Lư, 2020)

3.1.2. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế

Trong những năm gần đây, nền kinh tế của Hoa Lư đã có những bước chuyển biến tích cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm thời kỳ 2018-2020 đạt 19,05%/năm (UBND huyện Hoa Lư, 2020)

3.1.2.2. Cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khối ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế của huyện năm 2018: Nông nghiệp chiếm 34,6%; công nghiệp - xây dựng chiếm 41,0%; dịch vụ chiếm 24,4%; năm 2020: nông nghiệp chiếm 12,97%; Công nghiệp - xây dựng chiếm 66,03%; dịch vụ chiếm 21% (trong đó du lịch chiếm 53% ngành dịch vụ) (UBND huyện Hoa Lư, 2020).

a. Khu vực kinh tế nông nghiệp

Hoa Lư là một huyện thuộc vùng chiêm trũng, kinh tế nông nghiệp không phát triển mạnh như các huyện thuộc vùng ven biển như: Yên Khánh và Kim Sơn. * Trồng trọt: Nhìn chung, những năm gần đây ngành nông nghiệp của huyện có bước chuyển biến tích cực. Công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp được đẩy mạnh. Năng suất, sản lượng lúa nhìn chung ngày càng tăng: năm 2018 năng suất đạt 98,23 tạ/ha, sản lượng đạt 32.805 tấn; Năm 2020 năng suất đạt 124,26 tạ/ha, sản lượng đạt 39.455 tấn. Việc sản xuất lúa cao sản được triển khai thực hiện có hiệu quả, năm 2020 diện tích là 1000 ha, năng suất đạt 69,7 tạ/ha, tăng hơn so với bình quân là 11,3% (UBND huyện Hoa Lư, 2020).

* Chăn nuôi: Những năm qua, chăn nuôi gặp nhiều khó khăn do các dịch bệnh như cúm gia cầm, dịch bệnh tai xanh ở lợn v.v...Nhưng do làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm nên đã hạn chế được dịch bệnh phát sinh. Đồng thời huyện có biện pháp khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại, đưa các giống con nuôi phù hợp, do đó đàn gia súc, gia cầm được khôi phục, duy trì theo hướng đa dạng hóa các loại con nuôi, năm 2020: đàn lợn có 23.160 con, đàn trâu có 426 con, đàn bò có 972 con, đàn dê có 5.024 con, đàn gia cầm có trên 332.737 con (UBND huyện Hoa Lư, 2020)

* Thủy sản: Trong 5 năm qua toàn huyện đã thực hiện chuyển đổi ruộng trũng từ gieo cấy 1-2 vụ lúa kém hiệu quả sang cấy lúa vụ Đông Xuân và nuôi cá vụ mùa kết hợp với chăn nuôi vườn trại được 184,6 ha. Tổng diện tích nuôi trồng

thủy sản đến năm 2020 là 445 ha. Năm 2018 sản lượng đạt 456 tấn, năm 2020 đạt 841 tấn và giá trị sản xuất thủy sản đạt 21.484 triệu đồng (UBND huyện Hoa Lư, 2020).

b. Khu vực kinh tế công nghiệp

- Công nghiệp: Được sự quan tâm của các cấp, các ngành đã tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, nhất là đầu tư xây dựng nhà máy xi măng, trên địa bàn huyện xây dựng và đưa vào hoạt động nhà máy xi măng Duyên Hà và nhà máy xi măng Hệ Dưỡng thuộc tập đoàn Xi măng Đài Loan, thời gian qua đã giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động trên địa bàn huyện (UBND huyện Hoa Lư, 2020).

- Tiểu thủ công nghiệp: các cấp các ngành trong huyện đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh, xây dựng được làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân và đang triển khai xây dựng làng nghề thêu ren Ninh Hải; khuyến khích phát triển các ngành nghề truyền thống và một số ngành nghề mới, đầu tư mở các lớp dạy nghề cho 3150 học viên học các nghề đá mỹ nghệ, thêu ren, móc áo, móc hộp len xuất khẩu... Giá trị xuất khẩu năm 2020 là 8 triệu 578 nghìn USD. Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp từ 404 tỷ đồng năm 2018 tăng lên 1.218 tỷ đồng năm 2020 (UBND huyện Hoa Lư, 2020)

c. Khu vực kinh tế dịch vụ

Các hoạt động dịch vụ thương mại ngày một phát triển, đáp ứng ngày càng tốt hơn cho sản xuất và tiêu dùng. Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn tăng nhanh qua các năm: năm 2018 đạt 165 tỷ đồng, năm 2020 đạt 769,9 tỷ đồng (UBND huyện Hoa Lư, 2020).

Hoạt động giao thông vận tải phát triển đáp ứng được yêu cầu của sản xuất, lưu thông hàng hóa và phục vụ đời sống dân sinh; tổng doanh thu từ dịch vụ vận tải bình quân năm đạt 100 tỷ đồng (UBND huyện Hoa Lư, 2020).

Hoạt động du lịch trong những năm qua trên địa bàn huyện có nhiều chuyển biến tích cực, số khách về tham quan du lịch ngày một tăng: năm 2018 có 261.650 đợt khách; năm 2020 có trên 1.148.619 đợt khách, doanh thu đạt trên 111 tỷ đồng (UBND huyện Hoa Lư, 2020)

3.1.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

Dân số trung bình của Hoa Lư năm 2020 là 67.599 người bao gồm 3.110 nhân khẩu đô thị và 64.488 nhân khẩu nông thôn. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,65%. Mật độ dân số trung bình là 641 người/km2 (UBND huyện Hoa Lư, 2020).

Số người lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 44.631 người. Trong đó, số người làm việc trong Nhà nước là 8.436 người. Tuy nhiên, lực lượng lao động chưa qua đào tạo còn cao (UBND huyện Hoa Lư, 2020).

Mức thu nhập bình quân trên đầu người năm 2020 đạt 49 triệu đồng/năm; ngày càng có nhiều hộ gia đình sản xuất, kinh doanh giỏi, biết cách làm giàu. Năm 2018 tỷ lệ hộ nghèo 6,78%, năm 2020 giảm còn 6,0%. Các tiện nghi sinh hoạt của các bộ phận dân cư được cải thiện đáng kể (UBND huyện Hoa Lư, 2020)

3.1.4. Tình hình cơ sở hạ tầng

a. Thực trạng phát triển đô thị

Huyện Hoa Lư có 01 thị trấn với tổng diện tích đất ở đô thị 31,46 ha, (chiếm 0,31 % diện tích tự nhiên), dân số đô thị 3.051 người; (chiếm 4,73 % dân số toàn huyện). Khu vực đô thị của huyện Hoa Lư những năm qua đã được mở rộng, cơ sở hạ tầng đô thị từng bước phát triển … tuy nhiên cơ sở hạ tầng tại đô thị nhìn chung chưa cao (UBND huyện Hoa Lư, 2020)

b. Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn

Các khu dân cư nông thôn của huyện Hoa Lư được hình thành với các tụ điểm dân cư truyền thống theo thôn, xóm, phân bố trên địa bàn 10 xã. Diện tích đất nông nghiệp trong khu dân cư còn khá lớn (chiếm 39,69 %). Cơ sở hạ tầng của khu dân cư nông thôn trong những năm qua đã được quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống đường, trường, trạm tại các khu dân cư từng bước được đầu tư xây dựng, nhưng mới ở mức độ trung bình, các hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải bảo vệ môi trường cần phải được đầu tư xây dựng trong những năm tới (UBND huyện Hoa Lư, 2020).

c. Giao thông

* Giao thông đường bộ: Các tuyến giao thống chính trên địa bàn huyện với tổng chiều dài trên 80 km, trong đó: Quốc lộ 1, tỉnh lộ 491B, tỉnh lộ 491C, đường huyện lộ có trên 60 km từ trung tâm huyện đến trung tâm các xã (UBND huyện

Một phần của tài liệu SỰ THAM GIA CỦA PHỤ NỮ TRONG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DU LỊCH TẠI HUYỆN HOA LƯ, TỈNH NINH BÌNH (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w