a. Thực trạng phát triển đô thị
Huyện Hoa Lư có 01 thị trấn với tổng diện tích đất ở đô thị 31,46 ha, (chiếm 0,31 % diện tích tự nhiên), dân số đô thị 3.051 người; (chiếm 4,73 % dân số toàn huyện). Khu vực đô thị của huyện Hoa Lư những năm qua đã được mở rộng, cơ sở hạ tầng đô thị từng bước phát triển … tuy nhiên cơ sở hạ tầng tại đô thị nhìn chung chưa cao (UBND huyện Hoa Lư, 2020)
b. Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn
Các khu dân cư nông thôn của huyện Hoa Lư được hình thành với các tụ điểm dân cư truyền thống theo thôn, xóm, phân bố trên địa bàn 10 xã. Diện tích đất nông nghiệp trong khu dân cư còn khá lớn (chiếm 39,69 %). Cơ sở hạ tầng của khu dân cư nông thôn trong những năm qua đã được quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống đường, trường, trạm tại các khu dân cư từng bước được đầu tư xây dựng, nhưng mới ở mức độ trung bình, các hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải bảo vệ môi trường cần phải được đầu tư xây dựng trong những năm tới (UBND huyện Hoa Lư, 2020).
c. Giao thông
* Giao thông đường bộ: Các tuyến giao thống chính trên địa bàn huyện với tổng chiều dài trên 80 km, trong đó: Quốc lộ 1, tỉnh lộ 491B, tỉnh lộ 491C, đường huyện lộ có trên 60 km từ trung tâm huyện đến trung tâm các xã (UBND huyện Hoa Lư, 2020).
* Giao thông đường sắt: trên địa bàn huyện Hoa Lư có đường sắt Bắc- Nam chạy qua, với ga Cầu Yên đã tạo điều kiện cho nhu cầu bốc xếp vận chuyển hàng hóa thuận lợi (UBND huyện Hoa Lư, 2020).
Hoa Lư còn hệ thống đường thuỷ là sông Hoàng Long, sông Đáy, sông Chanh rất thuận lợi cho Hoa Lư vận chuyển hàng hóa với các vùng trong và ngoài tỉnh (UBND huyện Hoa Lư, 2020)
d. Thuỷ lợi
Toàn huyện có 19 trạm bơm điện, gần 100 máy bơm công xuất từ 340 m3/giờ đến 8.000 m3/giờ với tổng năng lực tưới của các trạm bơm đạt trên 2.000 ha. Bên cạnh đó để đảm bảo năng lực tưới, tiêu cục bộ ở một số vùng, các Hợp tác xã đầu tư xây dựng trên 50 trạm bơm dã chiến và gần 30 cống dưới đê (UBND huyện Hoa Lư, 2020).
Hệ thống kênh mương: Bao gồm trên 300 tuyến kênh mương cấp I, II, III, với tổng chiều dài khoảng 415 km. Các kênh mương chính tại các xã đã được đầu tư bê tông hoá (UBND huyện Hoa Lư, 2020).
Hệ thống đê bao: Trên toàn huyện có 11 tuyến đê sông để ngăn úng lụt, bao gồm cả đê Trung ương và đê địa phương quản lý (UBND huyện Hoa Lư, 2020)
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Hoa Lư là huyện giàu tiềm năng về du lịch, trong những năm gần đây với chủ trương của huyện là đưa du lịch dần trở thành kinh tế mũi nhọn của địa phương, các khu du lịch trên địa bàn được tập trung đầu tư xây dựng và có nhiều phát triển, ngày một thu hút được nhiều du khách đến thăm quan hơn. Cùng với đó, dịch vụ du lịch cũng phát triển đã tạo nhiều việc làm, nâng cao chất lượng đời sống cho nhân dân trong huyện nói chung, phụ nữ nói riêng. Huyện Hoa Lư có 11 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Thiên Tôn và 10 xã: Ninh An, Ninh Giang, Ninh Hải, Ninh Hòa, Ninh Khang, Ninh Mỹ, Ninh Thắng, Ninh Vân, Ninh Xuân, Trường Yên. Hiện nay, toàn huyện có 4.210/12.404 (chiếm 33,93%) phụ nữ làm dịch vụ du lịch trên tổng số người làm việc liên quan đến ngành du lịch luận văn chọn 03 xã trong huyện để điều tra đây là 3 xã vùng lõi của quần thể danh thắng Tràng An, sự tham gia của phụ nữ trong phát triển dịch vụ du lịch ở 3 xã này tương đối rõ rệt:
Xã Trường Yên đại diện cho xã có tỷ lệ phụ nữ tham gia làm dịch vụ du lịch cao nhất 2.370/12.404 chiếm 19,1% tổng dân số nữ.
Xã Ninh Hải đại diện cho xã có tỷ lệ phụ nữ tham gia làm dịch vụ du lịch trung bình 1.425/12.404 chiếm 11,48% tổng dân số nữ.
Xã Ninh Xuân đại diện cho xã có tỷ lệ phụ nữ tham gia làm dịch vụ du lịch thấp nhất 415/12.404 chiếm 3,35% tổng dân số nữ.
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu và thông tin
3.2.2.1 Thu thập số liệu và thông tin thứ cấp
Số thứ cấp là nhưng số liệu đã được công bố. Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua các báo cáo tại Ủy ban nhân dân xã, huyện, tỉnh. Thu thập số liệu về tình hình dân số, lao động, diện tích đất đai,... chung của huyện, phòng Lao động Thương binh và Xã hội, phòng thống kê, phòng kinh tế, thông qua các báo cáo kinh tế - xã hội của Ủy ban nhân dân huyện, tỉnh, phòng tài chính của huyện, các số liệu đã công bố có liên quan, thu thập qua sách, tạp chí hoặc qua mạng internet.
Bảng 3.1 Phương pháp thu thập số liệu và thông tin thứ cấp
Thông tin Loại tài liệu Nguồn thu thập
Cơ sở lý luận của đề tài, các số liệu, dẫn chứng về phát triển dịch vụ du lịch ở Việt Nam và thế giới. Các nghiên cứu gần đây có liên quan
Các loại sách và bài giảng Các bài báo, tạp chí có liên quan tới đề tài; từ các website Các luận văn liên quan đến đề tài nghiên cứu. Niêm giám thống kê tỉnh Ninh Bình năm 2017, 2018, 2019
Thư viện học viện Nông nghiệp Việt Nam, thư viện khoa Kinh tế & PTNT
Internet
Số liệu về sự tham gia của phụ nữ trong phát triển dịch vụ du lịch tại huyện Hoa Lư.
Báo cáo tổng kết hằng năm, số liệu, thông tin của Hội LHPN huyện Hoa Lư, các loại sách, báo liên quan đến phát triển dịch vụ du lịch.
Hội HLHPN huyện Internet
Nguồn: Tác giả tổng hợp
3.2.2.2 Thu thập số liệu và thông tin sơ cấp
Thu thập số liệu sơ cấp thông qua phiếu điều tra được thiết kế sẵn phù hợp với mục đích điều tra. Đối với cán bộ quản lý địa phương thì phỏng vấn tập trung vào tình hình triển khai thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước về tăng cương sự tham gia của phụ nữ trong phát triển dịch vụ du lịch; những kết quả đạt được; những thuận lợi, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện các hoạt động; và đề
xuất các giải pháp nâng cao quyền của phụ nữ khi tham gia phát triển dịch vụ du lịch ở huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
Luận văn điều tra cán bộ văn hóa và cán bộ hội liên hiệp phụ nữ về tình hình tham gia của phụ nữ trong phát triển du lịch thông qua các nội dung như phát triển mô hình dịch vụ du lịch, quảng bá du lịch, mô hình nông nghiệp gắn với phục vụ du lịch...
Bảng 3.2. Phương pháp thu thập số liệu và thông tin sơ cấp
Đối tượng Số mẫu Nội dung thu thập
1. Cán bộ Phòng văn hóa huyện
2 người: 1 Trưởng phòng và 1 cán bộ phụ trách về các hoạt động phát triển dịch vụ du lịch.
Thông tin về chủ trương và Nghị quyết đối với phát triển du lịch.
Nhận định về tình hình thực hiện và giải pháp hoàn thiệnthực thi chủ trương, nghị quyết trong phát triển dịch vụ du lịch. 3. Cán bộ Hội LHPN huyện 2 người: 1 Chủ tịch Hội và 1 cán bộ phụ trách lĩnh vực du lịch.
Tỷ lệ phụ nữ trên địa bàn huyện Thông tin về sự tham gia của phụ nữ trong phát triển dịch vụ du lịch 3. Cán bộ cấp xã 2 cán bộ cấp xã: lãnh đạo xã, cán bộ Hội Phụ nữ. Tình hình thực hiện chủ chương, kế hoạch phát triển dịch vụ du lịch 4. Hội viên phụ nữ 50 hộ
Thông tin chung Nhận thức của hộ
Những nội dung về sự tham gia của phụ nữ trong phát triển dịch vụ du lịch.
Nguồn: Tác giả tổng hợp
3.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin
3.2.3.1. Phương pháp xử lý thông tin
Xử lý thông tin thứ cấp: Tổng hợp, chọn lọc thông tin có liên quan phục vụ đề tài nghiên cứu.
Xử lý thông tin sơ cấp: Thông tin định tính (tổng hợp, phân loại và so sánh). Thông tin định lượng (xử lý các số liệu điều tra bằng phần mềm Excel)
a. Phương pháp thống kê mô tả
Sử dụng các chỉ tiêu chỉ số tuyệt đối, số tương đối, bình quân nhằm phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của phụ nữ trong phát triển dịch vụ du lịch.
b. Phương pháp thống kê so sánh
Sử dụng phương pháp so sánh trước và sau khi triển khai thực hiện. Dựa trên các chỉ tiêu đã tính toán từ đó so sánh với các chỉ tiêu tương ứng. So sánh, đối chiếu giữa các tài liệu, đặc biệt là giữa các số liệu có sự so sánh giữa các mốc thời gian và giữa các đơn vị lãnh thổ.
c. Tiêu chí đánh giá mức độ phụ nữ tham gia trong phát triển dịch vụ du lịch
Để đánh giá một cách tổng quan và lựa chọn thang đo mức độ tham gia của phụ nữ trong hoạt động du lịch phù hợp với mục tiêu nghiên cứu tác giả sử dụng mô hình/thang đo của Pretty.J
Bảng 3.3. Thang đo về mức độ tham gia của phụ nữ trong phát triển
dịch vụ du lịch
STT Chỉ tiêu
1 Tham gia thụ động
2 Tham gia cung cấp thông tin
3 Tham gia tư vấn
4 Tham gia vì ưu đãi vật chất
5 Tham gia các hoạt động chức năng
6 Tham gia tương tác
7 Tham gia chủ động
Nguồn: Pretty.J (1995) Những tiêu chí cụ thể mô hình 7 bậc của Pretty.J như sau:
- Tiêu chí cho bậc 1 (Thụ động): Phụ nữ được thông báo về việc phát triển du lịch, địa phương sẽ chuyển đổi sinh kế bằng các dịch vụ du lịch.
- Tiêu chí cho bậc 2 (Thông tin): Phụ nữ cung cấp thông tin hoặc trả lời các câu hỏi liên quan đến phát triển các dịch vụ du lịch tại địa phương khi được các cơ quan, tổ chức bên ngoài tham vấn.
- Tiêu chí cho bậc 3 (Tư vấn): Phụ nữ tham gia các buổi họp liên quan đến chuyển đổi sinh kế truyền thống sang phát triển các dịch vụ du lịch tại địa phương.
- Tiêu chí cho bậc 4 (Khuyến khích): Phụ nữ tham gia làm việc trong các cơ sở kinh doanh du lịch; cung cấp hàng hóa, thực phẩm cho các doanh nghiệp; cung cấp dịch vụ du lịch một cách tự phát.
- Tiêu chí cho bậc 5 (Chức năng): Phụ nữ tham gia vào các nhóm chức năng du lịch (nhóm quản lý, nhóm văn nghệ, nhóm ẩm thực, nhóm hướng dẫn, nhóm sản xuất đặc sản địa phương) dưới sự giám sát của chính quyền hoặc các tổ chức bên ngoài.
- Tiêu chí cho bậc 6 (Tương tác): Phụ nữ sở hữu doanh nghiệp kinh doanh du lịch, tham gia vào quá trình phân tích, lập kế hoạch, góp phần trong việc ra quyết định liên quan đến phát triển dịch vụ du lịch tại địa phương.
- Tiêu chí cho bậc 7 (Chủ động): Phụ nữ tự đưa ra sáng kiến và chủ động liên hệ tìm kiếm sự giúp đỡ bên ngoài, giữ quyền kiểm soát, quyết định, tự đầu tư và mở rộng hoạt động kinh doanh du lịch.
c. Phương pháp KIP
Phương pháp KIP là phương pháp thông dụng để tìm hiểu thêm hoặc kiểm chứng những thông tin đã có từ trước, hoặc đối chiếu những thông tin thu thập qua điều tra phỏng vấn chính thức. Phương pháp hỏi những người am hiểu về một chuyên đề nào đó, là phương pháp thông dụng để tìm hiểu thêm hoặc kiểm chứng những thông tin đã có từ trước, hoặc đối chiếu những thông tin thu thập qua điều tra phỏng vấn chính thức.
3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
(1). Đánh giá mức độ tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch:
- Tỷ lệ phụ nữ tham gia xây dựng chính sách = Tổng số hội viên PN tham gia/ tổng số hội viên PN điều tra
- Tỷ lệ phụ nữ tham gia thụ động vào xây dựng kế hoạch phát triển du lịch ở Hoa Lư (%).
(2) Nhóm chỉ tiêu tham gia các hoạt động du lịch
Tỷ lệ phụ nữ tham gia các hoạt động dịch vụ du lịch (%): Lái đò; nhân viên phục vụ tại cơ sở lưu trú hoặc ăn uống; Bán hàng lưu niệm, đồ thủ công mỹ nghệ; Kinh doanh lưu trú; Hướng dẫn du lịch; Kinh doanh nhà hàng, quán ăn; Tỷ lệ phụ nữ tham gia quản lý dịch vụ du lịch; Quản lý du lịch ở huyện, xã.
(3) Các chỉ tiêu về yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của phụ nữ đến phát triển du lịch:
- Tỷ lệ hội viên PN tham gia làm dịch vụ du lịch = tổng số hội viên PN tham gia/tổng số hội viên PN điều tra
- Tỷ lệ hội viên PN tham gia vào giám sát, phản biện, đối thoại - Số cuộc tuyên truyền/ tập huấn về phát triển du lịch cho PN.
- Tỷ lệ hội viên PN được tuyên truyền về dịch vụ du lịch (%) (trên tổng hội viên).
- Vốn BQ được vay phát triển du lịch/hộ = tổng vốn vay/tổng hộ - Cơ cấu PN theo trình độ học vấn (%)
- Cơ cấu phụ nữ theo trình độ chuyên môn kỹ thuật (%) - Cơ cấu phụ nữ theo nhóm tuổi (%)
PHẦN 4.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. TÌNH HÌNH THAM GIA CỦA PHỤ NỮ TRONG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DU LỊCH VỤ DU LỊCH
4.1.1. Khái quát chung về du lịch ở huyện Hoa Lư
Di tích lịch sử văn hoá: Trên địa bàn huyện Hoa Lư hiện nay đã có hơn 20 di tích lịch sử danh lam thắng cảnh được Bộ Văn hoá xếp hạng, ngoài ra còn có trên 100 di tích khác liên quan đến công cuộc giữ nước, tới truyền thống của dân tộc ta. Trong dự án 1000 năm Thăng Long, Nhà nước đã và đang đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu Cố đô Hoa Lư; tôn tạo các di tích, các danh lam thắng cảnh đẹp nổi tiếng: Khu Tam Cốc - Bích Động, khu hang động Tràng An..
Hình 4.1. Hình ảnh khu du lịch sinh thái Tràng An, huyện Hoa Lư
Nguồn: Tác giả chụp vào lúc 8h30 ngày 15/12/2020 tại khu du lịch Tràng An
Khu du lịch sinh thái Tràng An là một phần của Quần thể danh thắng Tràng An nổi tiếng và cũng là một địa điểm tham quan Ninh Bình đẹp nhất. Khu du lịch sinh thái Tràng An tập hợp những yếu tố nổi bật nhất với các hang động kỳ bí, những thung lũng xanh mướt và những dòng sông quanh co ôm lấy chân núi trùng
trùng điệp điệp. Có thể nói, Khu du lịch sinh thái Tràng An bao gồm những điểm độc đáo nhất, góp phần lớn nhất trong việc tạo nên danh hiệu Di sản văn hóa và thiên nhiên Thế giới cho tỉnh Ninh Bình.
Các sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo và lễ hội: Hoa Lư có 2 lễ hội quan trọng nhất là lễ hội Trương Yên (diễn ra nửa đầu tháng 3 âm lịch trên mảnh đất Cố đô Hoa Lư lịch sử gắn liền với cuộc đời của vua Đinh Bộ Lĩnh) và hội Điện Thái Vi (diễn ra vào nửa đầu tháng 3 âm lịch, gắn liền với một phần cuộc đời của vua Trần Nhân Tông). Các làng nghề truyền thống với các sản phẩm độc đáo, có chất lượng cao như nghề thêu, dệt Ninh Hải, Ninh Thắng, Ninh An; nghề trạm khắc đá thủ công mỹ nghệ ở Ninh Vân... đã làm phong phú thêm tài nguyên nhân văn của Hoa Lư.
Tài nguyên du lịch: Khu di tích Cố đô Hoa Lư có diện tích hơn 13 km2, gần bằng 1/10 diện tích huyện Hoa Lư. Mặt khác, một phần nhỏ của Cố đô Hoa Lư nằm trên địa phận thành phố Ninh Bình và huyện Gia Viễn. Vì vậy khái niệm huyện Hoa Lư và Cố đô Hoa Lư chỉ mang tính tương đối về chủ thể, một là địa danh hành chính và một là địa danh lịch sử. Hoa Lư là vùng đất nổi tiếng của Việt Nam với truyền thống lịch sử vẻ vang, từng là kinh đô đầu tiên của nước Đại Cồ Việt - kinh đô Việt Nam thống nhất ở thế kỷ X, nơi phát tích ba triều đại nhà Đinh,