Vai trò và sự tham gia của phụ nữ tại một số địa phương trong nước

Một phần của tài liệu SỰ THAM GIA CỦA PHỤ NỮ TRONG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DU LỊCH TẠI HUYỆN HOA LƯ, TỈNH NINH BÌNH (Trang 37 - 42)

2.2.2.1. Kinh nghiệm tham gia của phụ nữ trong phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình

Mai Châu là địa phương có nhiều di tích lịch sử, văn hóa và thắng cảnh hấp dẫn, mỗi năm đón trên 350.000 lượt khách trong nước và quốc tế đến thăm quan. Hiện nay, Mai Châu có gần 150 cơ sở lưu trú du lịch, 7 điểm du lịch cộng đồng (DLCĐ), hàng chục dự án đầu tư về du lịch, thương mại. Riêng quý I/2020, huyện đón 39.854 lượt khách đến thăm quan du lịch. Tổng doanh thu từ du lịch đạt trên 29,2 tỷ đồng (Đinh Thùy, 2020).

Trong những năm qua, phụ nữ nói chung, chị em kinh doanh dịch vụ du lịch nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng trong thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khỏe cho du khách; tạo ra các sản phẩm lưu niệm từ thổ cẩm; tạo không gian xanh - sạch - đẹp; tạo điểm nhấn trong trang phục truyền thống; biểu diễn các tiết mục văn nghệ đậm bản sắc văn hóa dân tộc… Nhiều chị em đã chủ động tham gia các chương trình tập huấn nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng kinh doanh du lịch; xây dựng thương hiệu, quảng bá hình ảnh và văn hóa bản địa; nâng cao chất lượng phục vụ, thu hút khách du lịch, lưu trú, nghỉ dưỡng… Nhiều chị đã bứt phá thành công, tạo được "thương hiệu” riêng tại địa phương, trở thành điểm hẹn của nhiều đoàn du khách cũng như tour du lịch uy tín (Đinh Thùy, 2020).

Các hộ kinh doanh du lịch homestay tại thác Mu, xã Tự Do (Lạc Sơn) cùng với hơn 50 cán bộ, hội viên, phụ nữ kinh doanh dịch vụ khách sạn lưu trú, homestay trong tỉnh Hòa Bình tham gia chương trình tập huấn "Kỹ năng phát triển DLCĐ và du lịch bền vững” do LHPN tỉnh phối hợp vừa tổ chức, tôi được giao lưu, học hỏi, mở mang thêm nhiều kiến thức, kỹ năng xây dựng thương hiệu, quảng bá hình ảnh và văn hóa bản địa; được cùng các chuyên gia ẩm thực học kỹ năng chế biến, trang trí món ăn dựa trên nguyên liệu thực phẩm tại địa phương nhằm tận dụng lợi thế sẵn có để thu hút khách du lịch... Sau chương trình tập huấn, chị em phụ nữ đã mạnh dạn, tự tin hơn để góp phần cùng địa phương phát triển loại hình DLCĐ, quảng bá rộng rãi hơn cho du khách muôn nơi biết đến điểm du lịch thác Mu với những ưu điểm riêng biệt, hấp dẫn (Đinh Thùy, 2020).

Đại dịch Covid-19 đã gây những ảnh hưởng lớn tới ngành dịch vụ lữ hành. Ở nước ta, diễn biến, tình hình dịch tạm ổn định là cơ hội phát triển đối với thị trường lữ hành nội địa, nhất là mô hình DLCĐ. Hòa Bình là địa phương có nhiều tiềm năng phát triển DLCĐ, bởi hệ sinh thái đa dạng, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, với nhiều điểm đến hấp dẫn như: Thung Nai (Cao Phong), Mai Châu,

Bảo tàng không gian văn hóa Mường (TP Hòa Bình), bản Ngòi Hoa (Tân Lạc), thác Mu (Lạc Sơn)... Đây là điều kiện thuận lợi cho người dân trên địa bàn tỉnh phát triển nhiều loại hình du lịch. Đồng thời, là cơ hội để xây dựng, hình thành các tour du lịch kết nối với một số điểm du lịch của tỉnh và các tỉnh lân cận (Đinh Thùy, 2020).

Trong đội ngũ làm công tác du lịch, nhất là DLCĐ ở Hòa Bình, phụ nữ chiếm tỷ lệ cao. Hầu hết các địa phương quan tâm đến công tác tuyên truyền, quảng bá, tập huấn, đào tạo…, tuy nhiên, hoạt động về du lịch của tỉnh và các địa phương còn những khó khăn nhất định. Thời gian tới, Hội LHPN các cấp sẽ tiếp tục phối hợp với ngành VH-TT&DL, Công Thương để hỗ trợ, giúp đỡ chị em, hội viên và người dân làm công tác du lịch những kiến thức, kỹ năng cần thiết để góp phần phát triển loại hình DLCĐ trên địa bàn tỉnh (Đinh Thùy, 2020).

2.2.2.2. Kinh nghiệm tham gia của phụ nữ trong phát triển du lịch cộng đồng ở thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái

Dự án “Tăng cường năng lực ngành Du lịch Việt Nam trong thực hiện Chiến lược phát triển du lịch giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn 2030” do Chính phủ Tây Ban Nha tài trợ thông qua cơ quan Hợp tác phát triển quốc tế Tây Ban Nha (Aecid). Với kinh phí 400 nghìn euro được triển khai từ tháng 11 năm 2011 đến tháng 2 năm 2013 đã thực hiện khảo sát thực tế tại năm tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La và Hoà Bình góp phần nâng cao nhận thức của xã hội về hoạt động du lịch với sự tham gia của phụ nữ. Ngoài ra, dự án xây dựng tài liệu hướng dẫn cho phụ nữ ở các địa phương nâng cao năng lực kinh doanh du lịch, tổ chức tập huấn cho hơn 200 phụ nữ và cộng đồng tại địa phương về du lịch văn hoá (Đỗ Hồng Thuận, 2020).

Tiếp nối thành công của dự án, hiện nay thị xã có khoảng 20 hộ dân đã và đang làm du lịch với hình thức du lịch cộng đồng, tập trung tại bản Đêu, xã Nghĩa An và bản Chao Hạ, xã Nghĩa Lợi. Với nhiều nỗ lực trong việc quảng bá giới thiệu về một vùng đất văn hóa, tạo ra một sức hút mới đối với nhiều du khách trong và ngoài nước. Hơn nữa đó là sự thay đổi cách nghĩ, cách làm du lịch của người dân và các cấp chính quyền hướng tới giá trị bền vững. Trong quá trình khai thác du lịch, phụ nữ Nghĩa Lộ đã thể hiện vai trò, trách nhiệm của mình thông qua các hoạt động như: cung cấp các dịch vụ lưu trú homestay tại địa phương, trực tiếp hướng dẫn tham quan tour làng bản, phối hợp mở các lớp truyền nghề, dạy nghề nấu ăn (các học viên được truyền đạt, hướng dẫn nấu các món ăn truyền thống của dân tộc Thái như cơm lam, gà nướng, nộm hoa chuối, mọc, các loại bánh, v.v.

cũng như các món ăn hiện đại như sườn nướng, thịt nướng, cá hấp, cá kho, sa lát, v.v. để phục vụ theo nhu cầu của du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài) (Đỗ Hồng Thuận, 2020).

Ngoài phục vụ nhu cầu ăn, nghỉ, đi lại thăm quan của du khách thì hoạt động văn hoá, văn nghệ tìm hiểu các nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Thái - Nghĩa Lộ cũng được đẩy mạnh khai thác. Nhiều gia đình đã vận động được anh em con cháu trong gia đình và bà con dân bản thành lập được đội văn nghệ thường xuyên luyện tập các điệu múa, đặc trưng của dân tộc Thái như: Múa Khăn, múa Quạt, các bài hát Khắp Thái, v.v. để biểu diễn phục vụ du khách (Đỗ Hồng Thuận, 2020).

Về cơ chế chia sẻ lợi ích, hiện tại ở Nghĩa Lộ đang xây dựng đề án hướng dẫn định mức ngày công làm việc của các tổ dịch vụ khai thác du lịch, ưu tiên cho những người nghèo, phụ nữ vào tham gia cung cấp các hoạt động dịch vụ cho khách du lịch để được hưởng lợi từ du lịch. Cụ thể: Các thành viên tham gia biểu diễn văn nghệ được hưởng 40.000 đồng cho mỗi xuất diễn. Các thành viên phục vụ nấu ăn được hưởng 50.000 đồng một người nếu nấu cho 1 bữa ăn chính; và 15.000 đ nếu nấu cho bữa ăn sáng. Các thành viên tổ phục vụ đón tiếp và nghỉ qua đêm tại nhà sàn được hưởng 80.00đồng/ngày làm việc (Đỗ Hồng Thuận, 2020).

Các hướng dẫn viên đưa khách đi tham quan suối, rừng thác được hưởng 100.000 đồng cho mỗi chuyến đi. Các hướng dẫn viên đưa khách đi tham quan thôn bản được hưởng 50.000 đồng cho mỗi chuyến tham quan. Các hộ gia đình làm nghề dệt vải, đan lát và làm vườn có nhận khách tham quan tại nhà được hưởng 20.000 đồng cho mỗi đoàn tham quan (Đỗ Hồng Thuận, 2020).

- Thành viên các tổ thủ công mỹ nghệ không được trả công mà chỉ được hưởng lợi khi bán được sản phẩm cho khách. Theo kết quả khảo sát tại địa bàn xã Nghĩa Lợi cho thấy toàn xã có 17 hộ gia đình hội viên phụ nữ tham gia làm du lịch công đồng (trong đó ở bản Xà Rèn có 9 hộ, bản Chao Hạ 1, Chao Hạ 2 có 8 hộ) với thu nhập bình quân đạt 50 - 80 triệu đồng/hộ/năm; 100% các hộ làm du lịch cộng đồng ở đây đều là do những hội viên phụ nữ làm chủ. Mô hình du lịch cộng đồng của chị em hội viên phụ nữ xã Nghĩa Lợi đều mang lại hiệu quả tích cực, giúp các hộ gia đình nâng cao thu nhập, ngoài ra còn giúp giải quyết công ăn việc làm cho phụ nữ tại địa phương và góp phần thúc đẩy ngành thương mại dịch vụ trên địa bàn xã phát triển theo hướng tích cực và hiệu quả hơn (Đỗ Tuyết Ngân, 2018).

Là một nước tăng trưởng du lịch “nóng” trong thời gian gần đây, có thể thấy những ảnh hưởng trực tiếp của ngành công nghiệp không khói này đối với môi trường, văn hoá, kinh tế - xã hội của Việt Nam. Nhưng cũng không nằm ngoài xu hướng chung về bình đẳng giới, ngành du lịch Việt Nam những năm gần đây đang nỗ lực cải thiện vai trò của phụ nữ (Đỗ Tuyết Ngân, 2018).

Công nghệ cũng là một yếu tố quan trọng để trao quyền, cung cấp cho phụ nữ nhiều cơ hội đào tạo hơn và kích thích tinh thần kinh doanh thông qua việc tiếp cận thị trường du lịch dễ dàng hơn. Trong lĩnh vực công cộng, các nhà hoạch định chính sách đang nhận thức được tầm quan trọng của bình đẳng giới trong các biện pháp du lịch nhằm đảm bảo rằng phụ nữ có được một phần công bằng những lợi ích mà du lịch có thể mang lại. Phát biểu về những phát hiện này, bà Phumzile Mlambo - Ngcuka - Giám đốc điều hành của UN Women, cho biết: “Sự bình đẳng giới trong du lịch phải trở thành chuẩn mực chung và không nên có ngoại lệ. Mặc dù kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy rằng đã đạt được tiến bộ, nhưng cần phải thực hiện nhiều công việc hơn để loại bỏ định kiến giới và các chuẩn mực cản trở phụ nữ tham gia một cách đầy đủ vào lĩnh vực du lịch” (Đỗ Tuyết Ngân, 2018).

2.2.2.3. Kinh nghiệm tham gia của phụ nữ trong phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An

Trước kia, các gia đình tại bản Nưa chủ yếu kiếm sống bằngnghềnông. Những lúc cầntrảtiền điện, mua đồ dùng, thì bán 1-2 con gà. Thanh niên đi làm xa cả, chị em phụ nữ chỉ biết làm việc nhà, đồng áng. Từ khi được hướng dẫn làm du lịch cộng đồng,người dânmới biết những hoạt động trong nhà, ngoài ruộng cũng có thể giúp tăng thu nhập. Các hộ tổ chứccho khách đi chơi bản trên xetrâu,bò kéo, xúc cá suối bằng dụng cụ truyền thống; tìm tòi và sử dụng cây thuốc trong vườn, trên núi…. Mũ nón đan xong, gom lại một nơi để đoàn khách du lịch đến có thể mua dễ dàng, trang phục dân tộc được giặt giũ thơm tho, để khách mượn chụp ảnh…(Thùy Hương, 2017).

Quanh gian bếp, người nổi lửa cho 5-6 nồi lớn, người đặt nước, rửa rau, ướp thịt, người băng vườn hái thêm mấy lá chanh. Gần chục món ăn truyền thống của người Thái tại Con Cuông cho bữa tiệc đón hơn 40 khách ăn và nghỉ tại Homestay số 1 Hoa Thụ, được thực hiện chỉ trong non tiếng đồng hồ. Đủ cả: cá Mát nướng giòn nguyên con, nguyên vị ngăm ngăm đắng và dai dai; gói Mọc mềm nhuyễn hoà quện thịt, rau củ, gạo nếp nắm lại, bọc trong lá chuối, ninh nhừ, phảng phất hương vị bánh chưng của người Kinh; cơm Lam nướng trong những ống nứa

nhỏ, trắng nõn; thịt gà xiên lá chanh nướng lửa than; xôi cẩm, canh Khầu khiều, rau Rún, măng rừng…Toàn là những cây lá, thực phẩm từ vườn nhà, sông suối. Đặc biệt là những chùm hoa đu đủ đực được trần chín, xào thơm, và bát chẻo làm từ lá hẹ mang hương vị đặc trưng không nơi nào có. Tất cả được bày khéo léo lên chiếc mâm mây, lót lá chuối, trong những bát, đĩa, ống tre…(Thùy Hương, 2017).

Với du lịch, cơ sở hạ tầng là điều cần thiết. Bản Nưa như các bản của đồng bào Thái, vốn khá xinh xắn với những căn nhà sàn bằng gỗ, thoáng mát, xây dựng đăng đối quanh các trục đường chính. Nhà nào cũng có khoảng sân vườn xanh mát. Nhưng khu nhà tắm, vệ sinh thì chưa đạt yêu cầu để phục vụ khách du lịch. Kiến trúc sư Nhật Bản được mời sang, và quyết định không đặt thiết kế hiện đại vào cảnh quan tự nhiên. Những căn nhà tắm, nhà vệ sinh lát gạch men, vòi sen, xí bệt… hiện đại được xây dựng, nhưng tường bên ngoài được ốp đá suối, còn mái nhà lợp bằng mây tre, hài hoà với cảnh quan. “Sau một thời gian sử dụng, nếu có hư hại, dân hoàn toàn có thể tự tu sửa vẻ ngoài đó, bằng vật liệu dễ tìm ở địa phương” (Thùy Hương, 2017).

Du lịch, khách muốn có quà lưu niệm. Bản Pha, nơi có dòng cam ngon nổi tiếng Nghệ An, vị ngọt mát, được lựa chọn để hướng dẫn người dân chế biến thêm các sản phẩm từ cam: tinh dầu đốt, tinh dầu treo xe, xà phòng cam, rượu hương cam, mứt vỏ cam… Du khách có thể tham quan, chụp ảnh và ăn trái trong vườn cam. Cam thu hoạch từ tháng 10 năm nay tới tháng 1,2 năm sau. Như vậy cả bốn mùa, Con Cuông đều có thể đón khách du lịch (Thùy Hương, 2017).

Bức tranh về du lịch cộng đồng lấy Bản Nưa làm hạt nhân đã thành hình, kết nối với các điểm du lịch khác. Các công ty lữ hành đã bắt đầu khai thác tuyến du lịch này, đưa khách nghỉ từ Cửa Lò lên đây. Năm 2016, chỉ riêng nhóm home stay đã đón 900 lượt khách, cả khách trong nước và nước ngoài. Năm nay, đến giữa tháng 9, đã có hơn 1.200 lượt khách. (Thùy Hương, 2017).

Một phần của tài liệu SỰ THAM GIA CỦA PHỤ NỮ TRONG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DU LỊCH TẠI HUYỆN HOA LƯ, TỈNH NINH BÌNH (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w