2.1.3.1. Phụ nữ tham gia vào xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển dịch vụ du lịch ở địa phương
Xu hướng, hội nhập, hợp tác, cạnh tranh toàn cầu, giao lưu mở rộng và tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong nền kinh tế tri thức trên thế giới đang tạo những cơ hội to lớn đồng thời cũng là thách thức đối với phát triển du lịch.
Trong bối cánh và xu hướng phát triển mới với những cơ hội, thuận lợi và khó khăn, thách thức hiện hưu, ngành du lịch ở các cấp tiến hành xây dựng chiến lược phát triển du lịch cho giai đoạn tới. Vai trò của phụ nữ tham gia trong quy hoạch phát triển dịch vụ du lịch ở địa phương, cụ thể là tham gia vào các cuộc họp về du lịch tại địa phương, bầu ban quản lý du lịch; thành lập diễn đàn, câu lạc bộ, nhóm, đội... để thảo luận về du lịch; thành lập quỹ đầu tư du lịch…Ngoài ra, còn có các hoạt động khác như: Tham gia thu động vào phát triển dịch vụ du lịch; tham gia cung cấp thông tin, tham gia tư vấn, tham gia vì ưu đãi vật chất, tham gia vào các hoạt động chức năng, tham gia tương tác hoặc tham gia chủ động vào phát triển dịch vụ du lịch... (Lê Văn Minh, 2016).
2.1.3.2. Phụ nữ trong tổ chức thực hiện dịch vụ du lịch
- Các hoạt động quảng bá du lịch: Với số lượng đông, nhận thức không
đồng đều, việc có một tổ chức để hỗ trợ và lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của chị em trong hoạt động du lịch là điều cần thiết. Do vậy, câu lạc bộ phụ nữ với văn hóa du lịch được thành lập, trước tiên là thu hút những phụ nữ làm dịch vụ du lịch có uy tín trong cộng đồng tham gia. Bên cạnh đó, Hội còn tổ chức hàng chục hội nghị tuyên truyền tại các địa phương. Đáng chú ý là những hội nghị đó đã tranh thủ được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các xã như cấp kinh phí để tổ chức và mỗi hội nghị đều có các đồng chí lãnh đạo dự, lắng nghe cán bộ Hội tuyên truyền, nghe tâm tư, nguyện vọng của hội viên phụ nữ. Trong các buổi tuyên truyền, Hội Phụ nữ huyện chú trọng việc trao đổi với những người đang trực tiếp tham gia làm dịch vụ du lịch về văn hóa, văn minh du lịch, các kỹ năng trong giao tiếp, động viên chị em tìm hiểu ý nghĩa lịch sử, các di tích của địa phương để giới thiệu với khách, đặc biệt là khách nước ngoài…Một số hoạt động tuyên truyền như: Phát triển thương hiệu du lịch; Đa dạng hóa sản phẩm du lịch; An toàn thực phẩm; Vệ sinh môi trường khu du lịch... (Nguyễn Hoài Nam, 2017).
thuộc rất nhiều vào việc phối hợp giữa các bên liên quan và đặc biệt là sự tham gia hưởng ứng của phụ nữ ở các địa phương bởi vì phụ nữ có vai trò quan trọng trong vấn đề khai thác tài nguyên du lịch để hình thành nên các loại hình và sản phẩm du lịch. Xét ở góc độ khác, phụ nữ ở địa phương với vốn tri thức kinh nghiệm và truyền thống văn hóa bản địa của chính họ là tài nguyên du lịch văn hóa hấp dẫn khách du lịch. Quyết định của phụ nữ về việc tham gia hay không tham gia, đồng tình hay phản đối hoạt động du lịch ảnh hưởng rất lớn đến tình bền vững của mô hình du lịch tại địa phương (Nguyễn Hoài Nam, 2017).
Đối với các địa phương có nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng, có điều kiện để phát triển các loại hình du lịch, dịch vụ. Trong đó, lực lượng lao động nữ chiếm số đông với hàng chục nghìn chị em phụ nữ tham gia các ngành nghề dịch vụ du lịch như: chèo đò, hướng dẫn viên du lịch, bán hàng, phục vụ buồng, bàn trong các cơ sở lưu trú… Cùng với việc nâng cao nhận thức cho chị em về cách thức làm du lịch văn minh như không chèo kéo, ép khách mua hàng, phục vụ ăn uống không chặt chém, chất lượng hàng hóa phải đảm bảo ATTP…, các cấp Hội phụ nữ rất quan tâm triển khai vấn đề bảo vệ môi trường, tuyên truyền về nếp sống văn hóa, văn minh trong các khu, điểm du lịch góp phần giữ gìn cảnh quan khu, điểm du lịch, tạo ấn tượng tốt đẹp với du khách (Đình Kiêm, 2014).
Một số mô hình mà phụ nữ tham gia kinh doanh dịch vụ du lịch như: Dịch vụ làm sống động hơn cho kỳ nghỉ và thời gian nghỉ (tham gia cầm lễ hội, trò chơi dân gian, vũ hội); Dịch vụ làm dễ dàng việc nghỉ lại của khách; Dịch vụ tạo điều kiện thuận tiện trong thời gian khách nghỉ lại; Các dịch vụ thỏa mãn những nhu cầu đặc biệt của con người; Dịch vụ thương mại (buôn bán vật dụng sinh hoạt; vật lưu niệm; hàng hóa quý hiếm có tính chất thương mại); Dịch vụ chăm sóc sắc đẹp…(Đình Kiêm, 2014).
- Phụ nữ tham gia vay vốn để phát triển dịch vụ du lịch
Nguồn vốn tín dụng ngân hàng là đòn bẩy quan trọng giúp tạo điều kiện phát triển ngành du lịch, khai thác tiềm năng du lịch địa phương, từ đó hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội. Bởi không chỉ cấp tín dụng cho các công ty du lịch, các dự án bất động sản, ngân hàng còn ưu tiên tài trợ phát triển làng nghề tại địa phương, cấp tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyên sản xuất/kinh doanh các sản phẩm địa phương hay các hộ kinh doanh sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách địa phương (Đình Kiêm, 2014).
Mô hình cho vay tín dụng qua tổ vay vốn với sự phối hợp của Hội Phụ nữ đã tạo nên những hiệu quả nhất định về mặt chính trị, kinh tế - xã hội. Các tổ vay vốn theo Thỏa thuận liên ngành giữa ngân hàng và Hội Phụ nữ thường do các hội viên của Hội phụ nữ có uy tín được bầu làm tổ trưởng, thành viên trong tổ chủ yếu là phụ nữ, hoạt động của tổ được sự quan tâm của Hội phụ nữ các cấp cơ sở và trung ương, qua hoạt động tổ chức của tổ, các thành viên được tư vấn hướng dẫn về hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, truyền tải kinh nghiệm và khoa học công nghệ, khích lệ phụ nữ tham gia sản xuất, khẳng định vai trò của mình. Bên cạnh đó, tổ vay vốn còn giúp các hội viên có thể tiếp cận vốn vay ngân hàng một cách dễ dàng hơn, hiểu hơn về các hồ sơ thủ tục vay vốn, nắm bắt những sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu của mình. Bên cạnh đó, các buổi họp tổ vay vốn cũng là cơ hội các chị em trong tổ giao lưu gặp gỡ, qua đó, chia sẻ tâm sự trong cuộc sống thường ngày, cùng khích lệ, động viên nhau vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống, yên tâm sản xuất kinh doanh, tạo thêm nguồn thu cho gia đình, nâng cao chất lượng đời sống (Nguyễn Hoài Nam, 2017).
2.1.3.3. Giám sát, đánh giá
Các hoạt động giám sát, phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp huyện đã khuyến khích và phát huy được quyền làm chủ, sự tham gia và trí tuệ của các tầng lớp phụ nữ. Những kết quả đó đã tạo điều kiện, cơ hội cho cán bộ, hội viên, phụ nữ thực hành quyền dân chủ, tham gia tích cực hơn vào việc thực thi và xây dựng chính sách, pháp luật, tích cực tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền (Nguyễn Hoài Nam, 2017).