8. Cấu trúc của luận án:
3.1.1. Mục đích, nội dung, đối tượng, phương pháp, thời gian
3.1. KIỂM NGHIỆM BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHUYÊN GIA
3.1.1. Mục đích, nội dung, đối tượng, phương pháp, thời giankiểm nghiệm kiểm nghiệm
3.1.1.1. Mục đích kiểm nghiệm
Kiểm nghiệm tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà luận án đã đề ra. Đồng thời đánh giá tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc đã đề xuất, trên cơ sở phân tích khách quan, khoa học kết quả đánh giá định tính, định lượng, để mở rộng và triển khai thực hiện các biện pháp đó.
3.1.1.2. Nội dung kiểm nghiệm
Đánh giá mức độ cần thiết, mức độ tính khả thi của các biện pháp Nội dung chuẩn bị bao gồm: Qui trình thực hiện các biện pháp đã đề xuất, giáo án, phiếu đánh giá, phiếu xin ý kiến chuyên gia.
3.1.1.3. Đối tượng
Thực hiện thông qua phiếu hỏi ý kiến dành cho 25 giáo viên Tin học thuộc 4 trường DBĐH trên địa bàn nghiên cứu.
3.1.1.4. Phương pháp, kỹ thuật thực hiện a. Phương pháp thực hiện
Thu thập ý kiến bằng phiếu hỏi với 04 mức độ đánh giá đối với các biện pháp phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT trong dạy học Tin học cho học sinh DBĐH dân tộc:
- Mức độ cần thiết: Rất cần thiết, cần thiết, ít cần thiết, không cần thiết. - Mức độ khả thi: Rất khả thi, khả thi, ít khả thi, không khả thi.
b. Kỹ thuật và công cụ xử lý số liệu
- Đánh giá định tính qua biểu đồ thống kê trong MS.Excel;
- Đánh giá định lượng bằng phân tích Cronbach Alpha và EFA trong SPSS 22.0 để kiểm tra độ tin cậy.
3.1.1.5. Thời gian thực hiện
Thực hiện xin ý kiến chuyên gia từ tháng 11/2019 đến tháng 01/2020