Cơ sở xây dựng khung năng lực sử dụng CNTT&TT

Một phần của tài liệu PH¸T TRIÓN N¡NG LùC Sö DôNG C¤NG NGHÖ TH¤NG TIN Vµ TRUYÒN TH¤NG TRONG D¹Y HäC TIN HäC CHO HäC SINH Dù BÞ §¹I HäC D¢N TéC (Trang 33 - 35)

8. Cấu trúc của luận án:

1.3.1 Cơ sở xây dựng khung năng lực sử dụng CNTT&TT

1.3.1.1 Đặc điểm của học sinh dự bị đại học dân tộc

Dự bị đại học là chương trình để trang bị cho học sinh đang học hoặc đã tốt nghiệp THPT những kiến thức, kỹ năng nền tảng, đảm bảo có thể học tập hiệu quả khi vào đại học. Hệ DBĐH đã được triển khai trong hệ thống giáo dục của các nước phát triển như Anh, Hà Lan, Australia, New Zealand, Malaysia... [62], [71].

Đối với Việt Nam học sinh DBĐH dân tộc là người dân tộc thiểu số đã tốt nghiệp THPT, trúng tuyển trong kỳ tuyển sinh DBĐH bằng hình thức xét tuyển. Sau một năm học tại trường DBĐH dân tộc được phân bổ đi học tại các trường đại học, cao đẳng trong cả nước, dựa trên các tiêu chí về kết quả học tập, rèn luyện; nguyện vọng đăng ký của học sinh; và chỉ tiêu phân bổ của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Phần lớn độ tuổi của các em từ 18-19 tuổi, thậm chí nhiều em độ tuổi từ 21-22 tuổi, đều bước vào tuổi thanh niên, đây là độ tuổi phát triển khá hoàn thiện về mặt thể chất, đồng thời các em cũng phát triển về mặt nhân cách, nhận thức và tình cảm.

Theo các tác giả Lê Thị Thu Hiền [25], Trần Trung [52], Mai Công Khanh [32], Đặng Xuân Cảnh [13], Tạ Xuân Phương [43] học sinh DBĐH dân tộc có những nét tâm lý chung của học sinh THPT và những nét tâm lý riêng của đối tượng học sinh người dân tộc thiểu số. Đặc điểm tâm lý học sinh DBĐH dân tộc được thể hiện trên các mặt nhận thức, nhu cầu và giao tiếp như sau:

- Về nhận thức: Với xu hướng nhận thức của các em có thiên hướng về tự nhiên. Nhận thức cảm tính là tương đối tốt, do các em lớn lên trong không gian rộng, gần gũi với thiên nhiên nhưng còn thiếu tính toàn diện, còn cảm tính, chưa nhìn nhận thấy bản chất của sự vật, hiện tượng. Trong sinh hoạt, học tập, tư duy chịu ảnh hưởng nhiều bởi nét văn hoá, truyền thống của dân tộc mình. Những vấn đề cần phải tư duy trừu tượng, tư duy logic, tư duy sáng tạo thì gặp khó khăn một phần cũng do vốn từ và khả năng diễn đạt còn hạn chế.

- Về nhu cầu: Khi được là học sinh DBĐH dân tộc thì các em cũng đã cơ bản định hướng lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. Vì các em đã qua kỳ xét tuyển hoặc thi đại học nhưng không trúng tuyển. Do đó nhu cầu của các em là được đi học tại trường đại học theo đúng nguyện vọng cá nhân, nên hầu hết các em đều có tâm lí chung là nỗ lực học tập, rèn luyện để đạt kết quả cao.

- Về giao tiếp: Học sinh DBĐH dân tộc thường thật thà, nhiệt tình nhưng lại e ngại, không tự tin trong giao tiếp trước đám đông. Ngôn ngữ dùng tiếng phổ thông và tiếng của dân tộc mình, nhiều em còn phát âm tiếng phổ thông chưa rõ, vốn từ ít dẫn đến hạn chế trong diễn đạt.

Từ những đặc điểm tâm lý đặc trưng trên của học sinh DBĐH dân tộc để có định hướng dạy học môn Tin học thích hợp, để huy được những đặc điểm tâm lý tích cực, hạn chế những bất cập, giúp học sinh nhanh chóng đạt được yêu cầu về năng lực sử dụng CNTT&TT.

Một phần của tài liệu PH¸T TRIÓN N¡NG LùC Sö DôNG C¤NG NGHÖ TH¤NG TIN Vµ TRUYÒN TH¤NG TRONG D¹Y HäC TIN HäC CHO HäC SINH Dù BÞ §¹I HäC D¢N TéC (Trang 33 - 35)