Nguyên tắc xây dựng biện pháp

Một phần của tài liệu PH¸T TRIÓN N¡NG LùC Sö DôNG C¤NG NGHÖ TH¤NG TIN Vµ TRUYÒN TH¤NG TRONG D¹Y HäC TIN HäC CHO HäC SINH Dù BÞ §¹I HäC D¢N TéC (Trang 76 - 77)

8. Cấu trúc của luận án:

2.2.2. Nguyên tắc xây dựng biện pháp

2.2.2.1 Đảm bảo tính mục đích

Phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT trong dạy học Tin học cho học sinh DBĐH dân tộc đây chính là kết quả xác định nhiệm vụ cần phải đạt được. Có tác dụng định hướng, chỉ đạo toàn bộ quá trình dạy học môn Tin học của giáo viên và quá trình học tập của học sinh. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích là nguyên tắc định hướng quan trọng trong việc phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc.

2.2.2.2 Đảm bảo tính hệ thống

Trong việc phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc, tính hệ thống được thể hiện trên hai nội dung chính là: Quá trình bồi dưỡng DBĐH là một hệ thống có nhiều chức năng, nhiệm vụ; Năng lực sử dụng CNTT&TT là năng lực nằm trong hệ thống các năng lực chung, cốt lõi của học sinh. Bản thân năng lực sử dụng CNTT&TT cũng được cấu thành bởi các năng lực thành phần, năng lực thành phần được cấu thành bởi các tiêu chí năng lực, các tiêu chí năng lực cũng có các mức độ khác nhau để biểu hiện cho năng lực thành phần đó. Các năng lực thành phần, tiêu chí và mức độ của tiêu chí liên kết và phụ thuộc lẫn nhau. Do đó các biện pháp phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc phải được xây dựng trong một chỉnh thể thống nhất. Căn cứ vào hệ thống năng lực thành phần, tiêu chí năng lực và mức độ của tiêu chí để xây dựng các biện pháp phù hợp.

2.2.2.3 Đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp phải phù hợp với thực tiễn nhiệm vụ bồi dưỡng DBĐH hiện hành về mục tiêu, nội dung, chương trình, điều kiện về CSVC-TB, hạ tầng CNTT&TT, cách thức tổ chức dạy học môn Tin học, đồng thời cần phải quan tâm đến đặc điểm của học sinh DBĐH dân tộc để xây dựng các biện pháp cho phù hợp.

2.2.2.4 Đảm bảo tính khả thi

Trên cơ sở lý luận của đề tài, xây dựng các biện pháp phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc đáp ứng được yêu cầu năng lực sử dụng CNTT&TT để tiếp tục học tập trong môi trường giáo dục đại học và trong thực tiễn cuộc sống, đồng thời phải phù hợp với thời gian thực học tại trường DBĐH dân tộc mang tính khả thi cao.

2.2.2.5 Đảm bảo tính kế thừa và phát triển

Căn cứ trên cơ sở lý luận của đề tài, kế thừa những biện pháp phát triển năng lực của học sinh, dựa trên nền tảng kiến thức, kỹ năng môn Tin học mà học sinh đã tích lũy được ở bậc học phổ thông, để xây dựng các biện pháp phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc.

2.2.2.6 Đảm bảo tính hiện đại

Các biện pháp phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc đảm bảo tính cập nhật với những thành tựu mới của CNTT&TT, đồng thời linh hoạt, mềm dẻo, có hướng mở để học sinh có nền tảng căn bản nhất đảm bảo thích ứng được với chương trình học tập, nghiên cứu của các ngành học khác nhau ở đại học.

Một phần của tài liệu PH¸T TRIÓN N¡NG LùC Sö DôNG C¤NG NGHÖ TH¤NG TIN Vµ TRUYÒN TH¤NG TRONG D¹Y HäC TIN HäC CHO HäC SINH Dù BÞ §¹I HäC D¢N TéC (Trang 76 - 77)