Thiết kế khảo sát

Một phần của tài liệu PH¸T TRIÓN N¡NG LùC Sö DôNG C¤NG NGHÖ TH¤NG TIN Vµ TRUYÒN TH¤NG TRONG D¹Y HäC TIN HäC CHO HäC SINH Dù BÞ §¹I HäC D¢N TéC (Trang 59)

8. Cấu trúc của luận án:

1.5.1 Thiết kế khảo sát

1.5.1.1 Mục đích khảo sát

Mục đích của khảo sát là thu thập thông tin, số liệu về các vấn đề mà nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra. Xác định ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân tồn tại trong việc phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc, để có cơ sở đề xuất các biện pháp phát triển năng lực này.

1.5.1.2 Nội dung khảo sát

- Khảo sát thực trạng năng lực sử dụng CNTT&TT của học sinh DBĐH dân tộc theo khung năng lực đã xây dựng;

- Thực trạng dạy học Tin học phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc;

- Quan điểm của giáo viên về các yếu tố ảnh hưởng, các con đường phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc;

1.5.1.3 Phạm vi, đối tượng và thời gian khảo sát

- Phạm vi khảo sát: Tại 04 trường DBĐH bao gồm: Trường DBĐH dân tộc Trung ương; Trường DBĐH dân tộc Sầm Sơn; Trường DBĐH dân tộc Trung ương Nha Trang; Trường DBĐH Thành phố Hồ Chí Minh.

- Đối tượng khảo sát:

+ Giáo viên môn Tin học tại 4 trường DBĐH: 25 giáo viên

+ Học sinh DBĐH dân tộc năm học 2019-2020 tại 04 trường DBĐH: 638 học sinh

1.5.1.4 Công cụ khảo sát

Những nội dung khảo sát được thể hiện dưới dạng câu hỏi trong phiếu điều tra gửi trực tiếp cho giáo viên và học sinh DBĐH dân tộc.

1.5.1.5 Xử lý số liệu

- Xử lý số liệu bằng phần mềm Microsoft Excel.

- Sử dụng thang đo theo giá trị trung bình để đánh giá mức độ: Đo khoảng được sử dụng trong các câu hỏi về mức độ, tần suất có giá trị nhỏ nhất là 1, lớn nhất là 5 và giá trị khoảng cách là mức độ được tính bằng cách lấy điểm cao nhất của thang đo trừ đi điểm thấp nhất của thang đo, chia ra 5 thu được điểm chênh lệch là 0,8. Ý nghĩa của X được thể hiện ở bảng 1.6

Bảng 1.6: Thang đo theo giá trị trung bình

Mức độ X Mức độ năng lực Mức độ phát triển Mức độ hiệu quả Mức độ phù hợp Mức độ ảnh hưởng Tần suất 1,0 ≤X <1,8 Yếu Không phát triển Không hiệu quả Không phù hợp Không ảnh hưởng Không bao giờ 1,8 ≤X <2,6 Trung bình Ít phát triển Ít hiệu quả Ít phù hợp Ít ảnh hưởng Ít khi

2,6 ≤X <3,4 Khá Phát triển Hiệu quả Phù hợp Ảnh hưởng Thỉnh thoảng 3,4 ≤X <4,2 Tốt Phát triển tốt Khá hiệu quả Khá phù hợp Ảnh hưởng nhiều thường xuyên 4,2 ≤X <5,0 Rất tốt Phát triển rất tốt Rất hiệu quả Rất phù hợp Ảnh hưởng rất nhiều Rất thường xuyên 1.5.2 Kết quả khảo sát

1.5.2.1 Đánh giá của giáo viên môn Tin học về năng lực sử dụng CNTT&TT của học sinh theo khung năng lực

Khảo sát 25 giáo viên môn Tin học đánh giá năng lực sử dụng CNTT&TT của học sinh DBĐH dân tộc theo khung năng lực. Nội dung đánh

giá các mức từ 1 đến 5 tương ứng với “Yếu”, “Trung bình”, “Khá”, “Tốt”, “Rất tốt”. Sau khi tổng hợp các phiếu trưng cầu ý kiến và xử lý, kết quả được thể hiện cụ thể ở Phụ lục 5. Kết quả cho thấy, khi đánh giá năng lực sử dụng CNTT&TT của học sinh DBĐH dân tộc theo các tiêu chí của khung năng lực đã xây dựng, đa số các tiêu chí đều đạt ở mức yếu hoặc trung bình. Kết quả này cho thấy học sinh DBĐH dân tộc đã được học môn Tin học ở trường THPT với một số kiến thức, kỹ năng cơ bản được đánh giá tốt như các tiêu chí 1, 2. Các tiêu chí 5, 6, 7, 8, 10, 13 đánh giá ở mức yếu do học sinh trong quá trình học chưa được chú trọng.

1.5.2.2 Tự đánh giá của học sinh về thực trạng năng lực sử dụng CNTT&TT theo khung năng lực

Tiến hành khảo sát 638 học sinh tự đánh giá năng lực sử dụng CNTT&TT của mình. Nội dung đánh giá theo các mức từ 1 đến 5 theo Bảng 1.5 tương ứng với “Yếu”, “Trung bình”, “Khá”, “Tốt”, “Rất tốt”. Sau khi tổng hợp các phiếu trưng cầu ý kiến và xử lý, kết quả được thể hiện cụ thể ở Phụ lục 5. Kết quả tại phụ lục 5 cho thấy học sinh tự đánh giá năng lực sử dụng CNTT&TT ở mức độ trung bình (X = 2.53). Ý kiến tự đánh giá của học sinh là khá đồng đều, phần lớn các tiêu chí của năng lực được đánh giá ở mức Trung bình 1,8 ≤ < 2,6 mức độ phát triển là ít phát triển. Một số tiêu chí của năng lực thành phần đánh giá ở mức tốt, như các tiêu chí thuộc nhóm kỹ năng cơ bản trong sử dụng máy vi tính như 1, 2, 4, 5. Một số tiêu chí của năng lực thành phần đánh giá ở mức yếu, như 5, 6, 7, 8, 13.

Như vậy, kết quả đánh giá của giáo viên môn Tin học và tự đánh giá của học sinh DBĐH dân tộc về năng lực sử dụng CNTT&TT. Cho thấy học sinh đã được học môn Tin học ở trường THPT nhưng chưa được chú trọng, chưa biết sử dụng một số thiết bị CNTT&TT, do chưa có điều kiện để thực hành sử dụng máy in, máy chiếu, chưa sử dụng được một số phần mềm phục vụ học tập, phần mềm tiện ích, phần mềm công cụ; sử dụng chưa tốt phần

mềm bảng tính, phần mềm trình chiếu...Do đó cần phải có những biện pháp phù hợp trong dạy học Tin học để phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc.

1.5.2.3 Đánh giá thực trạng dạy học Tin học phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc

a. Về mức độ quan tâm của giáo viên Tin học đối với năng lực sử dụng CNTT&TT thể hiện qua bài giảng.

Khảo sát mức độ quan tâm của giáo viên môn Tin học đối với các năng lực thành phần theo khung năng lực thông qua bài giảng tin học.

Bảng 1.7: Kết quả mức độ quan tâm của giáo viên tới năng lực sử dụng CNTT&TT thông qua bài giảng

STT Năng lực sử dụng CNTT&TT Mức độ quan tâm _ X Thứ hạng Chưa bao giờ Rất ít Thỉnh thoảng Thường xuyên Rất thường xuyên 1 Năng lực sử dụng máy tính cơ bản 0 0 2 18 5 4.12 1 2 Năng lực sử dụng phần mềm ứng dụng và phần mềm tiện ích 0 2 13 9 1 3.36 2 3 Năng lực tìm kiếm, sử dụng tài nguyên trên Internet, giao tiếp, hợp tác trong môi trường mạng 0 5 16 4 0 2.96 3 4 Năng lực sử dụng các phương tiện CNTT&TT 2 16 6 1 0 2.24 5

5

Năng lực nhận biết tác động của CNTT&TT đối với xã hội, sử dụng CNTT&TT an toàn, đạo đức, hợp pháp.

0 15 8 2 0 2.48 4

Kết quả bảng 1.7 cho thấy giáo viên môn Tin học mới quan tâm đến việc phát triển năng lực thành phần như: Năng lực sử dụng máy tính cơ bản; Năng sử dụng các phần mềm ứng dụng, phần mềm tiện ích. Tuy nhiên các năng lực thành phần chưa được quan tâm nhiều như: Năng lực tìm kiếm, sử dụng tài nguyên trên Internet, giao tiếp, hợp tác trong môi trường mạng; Năng lực sử dụng các phương tiện CNTT&TT; Năng lực nhận biết tác động của CNTT&TT đối với xã hội, sử dụng CNTT&TT an toàn đạo đức, hợp pháp.

b. Mức độ sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực của giáo viên môn Tin học

Bảng 1.8: Mức độ sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực của giáo viên

STT Phương pháp, kỹ thuật dạy học Mức độ sử dụng _ X Thứ hạng Chưa sử dụng Rất ít sử dụng Thỉnh

thoảng Thường xuyên

Rất thường

xuyên

1 Dạy học theo dự án 2 20 3 0 0 2.04 7 2 Dạy học giải quyết

vấn đề 0 2 18 4 1 3.16 4

3 Dạy học hợp tác 0 0 4 18 3 3.96 3 4 Dạy học thực hành 0 0 4 17 4 4 2 5 Kỹ thuật Sơ đồ tư duy 0 6 17 2 0 2.84 5 6 Kỹ thuật khăn trải bàn 1 16 7 1 0 2.32 6

Biểu đồ 1.1: Mức độ sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực của giáo viên

Kết quả bảng 1.8 và biểu đồ 1.1 cho thấy giáo viên môn Tin học đã sử dụng đa dạng các phương pháp kỹ thuật dạy học tích cực. Tuy nhiên có một số phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực còn nhiều giáo viên sử dụng, đặc biệt có tới 88% giáo viên từ mức “Chưa bao giờ” đến mức “Thỉnh thoảng” sử dụng PPDH dự án, đây là một trong những PPDH phát triển năng lực hiệu quả. Điều đó cho thấy thực trạng việc triển khai các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực ở các trường DBĐH dân tộc đang gặp khó khăn.

c. Mức độ phù hợp của nội dung dạy học môn Tin học theo khung năng lực sử dụng CNTT&TT

Bảng 1.9: Mức độ phù hợp của nội dung dạy học môn tin học theo khung năng lực sử dụng CNTT&TT

STT Nội dung Mức độ TB Thứ hạng Không phù hợp Chưa thực sự phù hợp Phù hợp Khá phù hợp Rất phù hợp

1 Giới thiệu về máy tính 0 0 2 10 13 4.44 3 2 Thao tác với hệ điều

hành 1 9 15 4.56 2 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% Dạy học theo dự án Dạy học giải quyết vấn đề Dạy học hợp tác Dạy học thực hành Kỹ thuật Sơ đồ

tư duy Kỹ thuật khăn trải bàn

3

Phần mềm soạn thảo văn bản, bảng tính, trình chiếu 0 0 1 6 18 4.68 1 4 Phần mềm ứng dụng theo đặc thù bộ môn 0 0 8 10 7 3.96 10 5 Một số phần mềm tiện ích cơ bản 0 0 10 9 6 3.84 11 6 Các công cụ tìm kiếm trên Internet 0 0 3 8 14 4.44 3

7 Sử dụng có hiệu quả tài

nguyên trên Internet 0 2 12 10 1 3.4 13

8

Sử dụng các công cụ (email, blog, wiki, youtube...), mạng xã hội để giao tiếp, chia sẻ thông tin. 0 0 2 13 10 4.32 6 9 Cách sử dụng các thiết bị kỹ thuật số để quay video, chụp ảnh, giao tiếp trực tuyến trên internet.

0 2 4 11 8 4 9

10

Cách sử dụng máy chiếu đa phương tiện, máy scan, máy in.

0 5 9 8 3 3.36 14

11

Giới thiệu các chức năng cơ bản của điện thoại thông minh, laptop, máy tính bảng.

0 2 11 6 6 3.64 12

12

Tác động và ảnh hưởng của CNTT&TT đối với nhà trường và xã hội.

13 Hành vi phù hợp đạo đức, đúng pháp luật khi sử dụng CNTT&TT. 0 0 2 10 13 4.44 3 14

Giao tiếp, chia sẻ tài nguyên trên internet đảm bảo an toàn thông tin, đúng pháp luật.

0 0 4 12 9 4.2 8

Từ kết quả bảng 1.9 cho thấy X_ nằm trong khoảng từ 3.36 đến 4.66 đạt mức độ từ phù hợp trở lên. Như vậy nội dung chương trình môn Tin học phù hợp theo khung năng lực sử dụng CNTT&TT, đảm bảo yêu cầu phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc.

1.5.2.4 Quan điểm của giáo viên về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH

Khảo sát 25 giáo viên môn Tin học về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc.

Bảng 1.10: Đánh giá của giáo viên về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT của học sinh DBĐH dân tộc

STT Các yếu tố ảnh hưởng Số lượng X Thứ hạng Mức độ

1 Nhận thức của học sinh về năng lực sử

dụng CNTT&TT 25 3.8 5

Ảnh hưởng nhiều 2

Tính tính cực, chủ động của học sinh trong hình thành phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT

25 4.0 2

Ảnh hưởng nhiều

3 Phương pháp dạy học của giáo viên môn

Tin học 25 4.2 1

Ảnh hưởng rất nhiều 4

Nhận thức về phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc đối với CBQL và giáo viên

25 3.9 4

Ảnh hưởng nhiều

5 Chương trình bồi dưỡng DBĐH

25 3.6 6

Ảnh hưởng nhiều 6 Điều kiện về cơ sở vật chất hạ tầng

CNTT&TT 25 3.9 3

Ảnh hưởng nhiều 7 Sự phát triển nhanh chóng của

CNTT&TT 25 3.2 7

Ảnh hưởng

8 Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

của Việt Nam 25 3.1 8

Ảnh hưởng

Kết quả khảo sát cho thấy các yếu tố đều ở mức từ “ảnh hưởng” trở lên đến việc phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc. Thứ hạng cao nhất là yếu tố “Phương pháp dạy học của giáo viên môn Tin học”, điều này khẳng định vai trò của dạy học môn Tin học trong việc phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc.

1.5.2.5. Quan điểm của giáo viên về các con đường phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc

Kết quả khảo sát thực trạng về các con đường phát triển năng lực sử dụng cho học sinh DBĐH dân tộc thể hiện qua bảng 1.11 như sau:

Bảng 1.11: Các con đường phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc

STT Con đường Mức độ _

X

1 2 3 4 5

1 Thông qua bài dạy tin học phát

triển năng lực sử dụng CNTT&TT 0 1 2 11 11 4.3 2 Thông qua dạy học tích hợp, gắn

với bối cảnh thực tiễn 0 2 5 10 8 4.0

3 Tổ chức dạy học Tin học theo dự

Như vậy theo đánh giá của giáo viên môn Tin học thì con đường “Thông qua bài dạy tin học phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT” và “Tổ chức dạy học tin học theo dự án học tập” đều ở mức rất hiệu quả. Con đường “Thông qua dạy học tích hợp, gắn với bối cảnh thực tiễn” ở mức khá hiệu quả. Điều đó khẳng định những con đường đã đề xuất để phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc là phù hợp.

1.5.3 Kết luận về thực trạng phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT trong dạy học Tin học của học sinh DBĐH dân tộc

1.5.3.1 Đánh giá mặt tích cực trong việc phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc

- Học sinh DBĐH dân tộc đã được học môn Tin học tại trường phổ thông nên cơ bản được tiếp xúc, sử dụng máy vi tính và một số các thiết bị CNTT&TT trong quá trình học tập.

- Nhận thức đúng đắn của giáo viên và học sinh DBĐH dân tộc về năng lực sử dụng CNTT&TT là năng lực quan trọng, thiết yếu cần phải trang bị cho học sinh.

- Các con đường để phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc cơ bản là đồng bộ.

- Sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, công nghệ dạy học, tiến trình đẩy nhanh chuyển đổi số trong giáo dục hiện nay, đã thúc đẩy việc phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc.

- Quá trình học tập, rèn luyện ở trường DBĐH dân tộc là môi trường nội trú, do đó học sinh có điều kiện hơn để trao đổi, học hỏi lẫn nhau trong sử dụng thiết bị và ứng dụng CNTT&TT.

1.5.3.2 Đánh giá mặt hạn chế trong phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT của học sinh DBĐH dân tộc

- Môn Tin học tại trường THPT coi như là môn học phụ vì không phải môn thi tốt nghiệp, môn thi đại học, do đó học sinh chưa chú trọng để học tập. Dẫn đến kiến thức, kỹ năng Tin học đa phần là yếu.

- Trình độ ngoại ngữ hạn chế và sự giao thoa về ngôn ngữ dẫn đến học sinh DBĐH dân tộc gặp nhiều khó khăn trong sử dụng thiết bị, phần mềm CNTT&TT.

- Thời gian sử dụng máy vi tính ít, dẫn đến chưa thành thạo khi sử dụng, kỹ năng sử dụng còn yếu.

- Đối với những học sinh có điều kiện trang bị máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh thì sử dụng để giải trí, kết nối bạn bè là chính. Chưa thực sự sử dụng những thiết bị này phục vụ cho mục đích học tập.

- Điều kiện kinh tế - xã hội nơi địa bàn cư trú còn nhiều khó khăn, dẫn

Một phần của tài liệu PH¸T TRIÓN N¡NG LùC Sö DôNG C¤NG NGHÖ TH¤NG TIN Vµ TRUYÒN TH¤NG TRONG D¹Y HäC TIN HäC CHO HäC SINH Dù BÞ §¹I HäC D¢N TéC (Trang 59)