Phương pháp và kỹ thuật dạy học phát triển năng lực

Một phần của tài liệu PH¸T TRIÓN N¡NG LùC Sö DôNG C¤NG NGHÖ TH¤NG TIN Vµ TRUYÒN TH¤NG TRONG D¹Y HäC TIN HäC CHO HäC SINH Dù BÞ §¹I HäC D¢N TéC (Trang 51 - 55)

8. Cấu trúc của luận án:

1.4.3 Phương pháp và kỹ thuật dạy học phát triển năng lực

Để hình thành, phát triển năng lực cho học sinh, cần sử dụng kết hợp nhiều phương pháp, kỹ thuật dạy học khác nhau. Chú trọng các nhiệm vụ học tập phải gắn với thực tiễn để phát triển năng lực cho học sinh. Hiện nay, tại các trường THPT trong dạy học môn Tin học đã sử dụng nhiều phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực để nâng cao chất lượng dạy học, phát triển năng lực cho học sinh. Với đặc thù trường DBĐH dân tộc cũng có thể lựa chọn một số phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực để phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh sau đây:

1.4.3.1 Dạy học dựa trên dự án [20], [40], [51]

- Bản chất: Dạy học dựa trên dự án là phương pháp dạy học mà trong đó người học tiếp thu kiến thức, kỹ năng bằng cách thực hiện các nhiệm vụ học tập gắn với thực tiễn. Học sinh phải chủ động xác định mục đích, lập kế hoạch, thực hiện dự án. Kết quả của việc thực hiện dự án là sản phẩm cụ thể và được trình bày giới thiệu trước tập thể. Làm việc nhóm là hình thức cơ bản của dạy học dự án.

- Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực chung cốt lõi: Trong dạy học dựa trên dự án, học sinh được hợp tác với nhau theo nhóm nhỏ, lập kế hoạch và thực hiện một nhiệm vụ học tập nên có lợi thế trong hình thành, phát triển các năng lực chung cốt lõi gồm: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực sử dụng CNTT&TT: Cũng có thể dùng phương pháp dạy học này để phát triển hầu hết các năng lực thành phần của năng lực sử dụng CNTT&TT, trong đó lợi thế để phát triển các chỉ báo: Sử dụng các phần mềm; Tìm kiếm, lựa chọn, sử dụng thông tin trên Internet; Sử dụng các phương tiện CNTT&TT; Tác động và ảnh hưởng của CNTT&TT đối với nhà trường và xã hội; Tham gia hoạt động CNTT&TT.

1.4.3.2 Dạy học giải quyết vấn đề [20], [40], [51]

- Bản chất: Dạy học giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học, trong đó giáo viên đưa ra một tình huống có vấn đề và học sinh được đặt trong tình huống có vấn đề này. Giáo viên hướng dẫn, điều khiển học sinh phát hiện ra vấn đề thông qua đó để chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kỹ năng.

- Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực chung cốt lõi: Trong phương pháp dạy học giải quyết vấn đề, học sinh chủ động lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề, nên có lợi thế để hình thành phát triển các năng lực chung cốt lõi gồm: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực sử dụng CNTT&TT: Phương pháp dạy học này cũng có thể được dùng để phát triển hầu hết các năng lực thành phần của năng lực sử dụng CNTT&TT, trong đó lợi thế để phát triển các chỉ báo: Sử dụng máy tính cơ bản; sử dụng phần mềm; tìm kiếm, lựa chọn, sử dụng thông tin trên

Internet; sử dụng các phương tiện CNTT&TT, Hành vi phù hợp đạo đức khi sử dụng CNTT&TT, Giao tiếp, chia sẻ tài nguyên trên Internet.

1.4.3.3 Dạy học thực hành [20], [40]

- Bản chất: Phương pháp dạy học này là giáo viên thực hiện hành động kỹ thuật kết hợp với giải thích, giúp học sinh hình dung từng động tác riêng lẻ của hành động và trình tự của động tác, từ đó học sinh có thể làm được hành động theo hướng dẫn, luyện tập (áp dụng với các bài dạy thực hành, thí nghiệm).

- Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực chung cốt lõi: Đối với phương pháp dạy học này học sinh phải quan sát, tái hiện, hình dung, phân tích, làm thử, luyện tập...giúp học sinh hệ thống kiến thức, hình thành kỹ năng mới, nâng cao kỹ năng đã có. Phát huy được tính tích cực và khả năng giải quyết vấn đề khi luyện tập, thực hành độc lập, góp phần phát triển các năng lực chung cốt lõi gồm: Năng lực chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực sử dụng CNTT&TT: Phương pháp dạy học này được dùng để phát triển toàn bộ các năng lực thành phần của năng lực sử dụng CNTT&TT. Vì môn Tin học có đặc thù có hai loại bài dạy là lý thuyết và thực hành, đối với chương trình môn Tin học tại các trường DBĐH có 40 tiết lý thuyết và 44 tiết thực hành. Do đó phương pháp dạy học này thường xuyên được sử dụng để dạy học thực hành và phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh.

1.4.3.4 Dạy học hợp tác [20], [40], [51]

- Bản chất: Dạy học hợp tác là phương pháp dạy học, trong đó học sinh được chia làm các nhóm để cùng thảo luận, trao đổi ý tưởng và giải quyết vấn đề đặt ra.

- Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực chung cốt lõi: Trong dạy học hợp tác, học sinh hợp tác với nhau theo những nhóm nhỏ, tương tác với nhau, cùng hỗ trợ nhau trong việc

thực hiện nhiệm vụ, nên có lợi thế trong hình thành phát triển năng lực chung cốt lõi: Năng tự chủ và tự học, năng giải quyết vấn đề và sáng tạo, đặc biệt là năng lực giao tiếp và hợp tác.

+ Năng lực sử dụng CNTT&TT: Phương pháp dạy học này cũng có thể được dùng để phát triển hầu hết các năng lực thành phần của năng lực sử dụng CNTT&TT, trong đó lợi thế cho phát triển các chỉ báo: Sử dụng các phần mềm soạn thảo, bảng tính, trình chiếu, tiện ích, phần mềm học tập; sử dụng các phương tiện CNTT&TT; sử dụng dịch vụ Internet, mạng xã hội.

1.4.3.5 Kỹ thuật sơ đồ tư duy [20], [40], [51]

- Bản chất: Kỹ thuật sơ đồ tư duy là hình thức trình bày rõ ràng ý tưởng mang tính kế hoạch hay kết quả làm việc của cá nhân hay của nhóm về một chủ đề bằng các từ khoá để dễ ghi nhớ, dễ suy luận.

- Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực chung cốt lõi: Dạy học sử dụng kỹ thuật sơ đồ tư duy, giúp học sinh tổng hợp, khắc sâu kiến thức, suy luận khoa học, phát huy sáng tạo nên có lợi thế trong hình thành phát triển các năng lực chung cốt lõi gồm: Tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực sử dụng CNTT&TT: Kỹ thuật dạy học này cũng có thể được dùng để phát triển hầu hết các năng lực thành phần của năng lực sử dụng CNTT&TT, trong đó lợi thế để phát triển các chỉ báo: Tác động và ảnh hưởng của CNTT&TT đối với nhà trường và xã hội; Hành vi phù hợp đạo đức khi sử dụng CNTT&TT; Nhận biết tác động của CNTT&TT với xã hội.

1.4.3.6. Kỹ thuật khăn trải bàn [20], [40], [51]

- Bản chất: Đây là cách thức tổ chức hoạt động học tập kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm mang tính hợp tác. Giáo viên đưa ra chủ đề thảo luận, các nhóm học sinh sử dụng giấy khổ lớn để ghi nhận ý kiến cá nhân và ý kiến thống nhất chung của nhóm vào các phần được bố trí.

- Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực chung cốt lõi: Sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn, học sinh được chia thành các nhóm nhỏ, mỗi thành viên đều phải suy nghĩ để đưa ra ý kiến về chủ đề đang thảo luận, trình bày ý tưởng về nhiệm vụ được giao vào ô của mình, nên có lợi thế trong hình thành và phát triển năng lực chung cốt lõi gồm: Năng tự chủ và tự học, năng giải quyết vấn đề và sáng tạo, đặc biệt là năng lực giao tiếp và hợp tác.

+ Năng lực sử dụng CNTT&TT: Kỹ thuật dạy học này có thể dùng để phát triển các năng lực thành phần của năng lực sử dụng CNTT&TT, trong đó lợi thế phát triển các chỉ báo: Hiểu về máy vi tính, làm việc với hệ điều hành, tác động ảnh hưởng của CNTT&TT đối với nhà trường và xã hội, hành vi phù hợp đạo đức khi sử dụng CNTT&TT.

Một phần của tài liệu PH¸T TRIÓN N¡NG LùC Sö DôNG C¤NG NGHÖ TH¤NG TIN Vµ TRUYÒN TH¤NG TRONG D¹Y HäC TIN HäC CHO HäC SINH Dù BÞ §¹I HäC D¢N TéC (Trang 51 - 55)