+ Kiểm tra thông mạch: Dùng Ôm kế lần lượt đo kiểm tra thông mạch giữa các chân ra của cuộn dây quấn trong stator. Nếu không thông mạch thì phải sửa lại hoặc thay stator.
Kết quả kiểm tra: tất cả đều thông với nhau.
Kết luận: Đủ khả năng để tiếp tục làm việc, không phải bảo dưỡng sữa chữa, chỉ vệ sinh lại.
Hình 3.4: Kiểm tra thông mạch phầnứng.
+ Kiểm tra chạm mát: Dùng Ôm kế đo kiểm tra thông mạch giữa cuộn dây và vỏ. Nếu thông mạch ( đã chạm mát ) thì máy phát không thể hoạt động. Vì vậy , cần phải thay stator.
Kết luận: Đủ khả năng để tiếp tục làm việc, không phải bảo dưỡng sữa chữa, chỉ vệ sinh lại.
Hình 3.5: Kiểm tra chạm mass phầnứng.
+ Đo chiều dài chổi than: Dùng thước kẹp đo lần lượt đo chiều dài của hai chổi than, nếu bị mòn nhiều quá cần phải thay mới.
Chiều dài chuẩn: 10,5 mm.
Chiều dài nhỏ nhất cho phép: 1,5 mm Kết quả kiểm tra: 8,2 mm và 8 mm.
Kết luận: Đủ khả năng để tiếp tục làm việc, không phải bảo dưỡng sữa chữa, chỉ vệ sinh lại.
Hình 3.6: Đo chiều dài chổi than. - Kiểm tra bộ chỉnh lưu:
+ Kiểm tra cực dương bộ chỉnh lưu: Dùng Ôm kế kết nối và đo kiểm tra như sau:
Kết luận: Đủ khả năng để tiếp tục làm việc, không phải bảo dưỡng sữa chữa, chỉ vệ sinh lại.
Hình 3.7: Kiểm tra cực dương bộ chỉnh lưu.
+ Kiểm tra cực âm bộ chỉnh lưu: Dùng Ôm kế kết nối và đo kiểm tra như sau: B1: Cực âm củađồng hồ nối với cực dương của bộ chỉnh lưu.
B2: Cực dương của đồng hồ lần lượt nối với các chân ra củađiot. B3: Rồi làm ngược lại với các chân bên kia củađiot.
Kết quả nếu chỉ có một chân được nối thông và các chân khác không thông thì đạt kết quả tốt.
Nếu kết quả thu được bất thường thì phải thay thế bộ chỉnh lưu.
Kết luận: Đủ khả năng để tiếp tục làm việc, không phải bảo dưỡng sữa chữa, chỉ vệ sinh lại.
Hình 3.8: Kiểm tra cực âm bộ chỉnh lưu.