Thanh toán bằng Séc

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀNMẶT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH 10598628-2548-174339.htm (Trang 25)

Séc hay chi phiếu là một văn kiện mệnh lệnh vô điều kiện thể hiện dưới dạng chứng từ của người chủ tài khoản, ra lệnh cho ngân hàng trích từ tài khoản của mình để trả cho người có tên trong séc, hoặc trả theo lệnh của người ấy hoặc trả cho người cầm séc một số tiền nhất định, bằng tiền mặt hay bằng chuyển khoản. Ngoài ra séc cũng có thể được định nghĩa là một hối phiếu ký phát đòi tiền một ngân hàng, thanh toán ngay khi có yêu cầu.

1.3.1.2. Thanh toán bằng Ủy nhiệm chi (UNC) hay lệnh chi

Ủy nhiệm chi (hoặc lệnh chi) là phương tiện thanh toán mà người trả tiền lập lệnh thanh toán theo mẫu do Ngân hàng quy định, gửi cho ngân hàng nơi mình mở tài khoản yêu cầu trích một số tiền nhất định trên tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng.

1.3.1.3. Thanh toán bằng Ủy nhiệm thu (UNT) hay nhờ thu.

Ủy nhiệm thu được hiểu là việc ngân hàng thực hiện theo đề nghị của bên thụ hưởng thu hộ một số tiền nhất định trên tài khoản thanh toán của bên trả tiền để

chuyển cho bên thụ hưởng trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản về việc ủy nhiệm thu giữa bên trả tiền và bên thụ hưởng nội dung này..

1.3.1.4. Thanh toán bằng Thư tín dụng (L/C).

Thư tín dụng(LC) là thư do ngân hàng phát hành, theo yêu cầu của người nhập khẩu, cam kết với người bán về việc thanh toán một khoản tiền nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định, nếu người bán xuất trình được một bộ chứng từ hợp lệ, đúng theo quy định trong LC.

1.3.1.5. Thanh toán bằng Thẻ.

Thẻ là phương tiện do tổ chức phát hành thẻ phát hành để thực hiện giao dịch thẻ theo các điều kiện và điều khoản được các bên thoả thuận.

Hiện có 3 loại thẻ thanh toán được dùng phổ biến nhất hiện nay là thẻ ghi nợ, thẻ trả trước và thẻ tín dụng. Mỗi thẻ có đặc điểm riêng, tuy nhiên tất cả đều có thể thanh toán hoặc rút tiền tại máy ATM (CDM).

Thẻ ghi nợ (Debit card): là loại thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi số tiền trên tài khoản tiền gửi thanh toán của chủ thẻ mở tại một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép nhận tiền gửi không kỳ hạn. Thẻ ghi nợ hiện nay còn được sử dụng để mua hàng hoá tại siêu thị hoặc thanh toán hoá đơn tại các đơn vị chấp nhận thẻ.

Ưu điểm của thẻ ghi nợ: với đặc điểm được phát hành dựa trên tài khoản thanh toán của khách hàng, ‘ ‘ có bao nhiêu, tiêu bấy nhiêu’ ’ nên chủ thẻ hoàn toàn chủ động chi tiêu trong phạm vi số tiền trong tài khoản của mình.

Nhược điểm của việc sử dụng thẻ ghi nợ: chính do đặc điểm ‘ ‘ có bao nhiêu, tiêu bấy nhiêu’ ’ nên người sử dụng thẻ dễ bị động và không thể thực hiện thanh toán với những nhu cầu đột xuất do số dư trong tài khoản không đủ để thực hiện chi trả.

Thẻ tín dụng (Credit card): là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thoả thuận với tổ chức phát hành thẻ. Thông thường, thẻ tín dụng được ngân hàng cấp cho chủ thẻ với một

hạn mức nhất định dựa trên cơ sở đánh giá và thẩm định uy tín tín dụng, mức lương hàng tháng của chủ thẻ hoặc số tiền ký quỹ hay tài sản mà chủ thẻ đảm bảo tại ngân hàng. Định kỳ đến một ngày nhất định theo quy định của từng ngân hàng, ngân hàng gửi một bảng kê cụ thể các khoản chi tiêu trong tháng trước đó của chủ thẻ tín dụng và yêu cầu chủ thẻ thanh toán. Chủ thẻ có thể chọn thanh toán số tiền trước thời hạn ghi trong thông báo, khi đó chủ thẻ không phải trả lãi. Nếu không, chủ thẻ có thể lựa chọn trả số tiền tối thiểu, phần còn lại có thể trả từ từ và sẽ bị tính lãi theo quy định của ngân hàng.

Ưu điểm của thẻ tín dụng: với đặc điểm là ‘ ‘ chi tiêu trước, trả tiền sau’ ’, thẻ tín dụng hỗ trợ đắc lực cho chủ thẻ thực hiện nhanh chóng các giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ hay trên các website thương mại điện tử.

Nhược điểm của thẻ tín dụng: để được phát hành thẻ tín dụng, chủ thẻ phải thỏa mãn những điều kiện cần thiết theo quy định của ngân hàng. Ngoài ra, khi sử dụng thẻ tìn dụng, nếu chủ thẻ chậm thanh toán, có thể chịu mức lãi suất khá cao, mặt khác, phí thường niên của loại thẻ này hiện tại cũng khá cao.

Thẻ trả trước (prepaid card): là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi giá trị tiền được nạp vào thẻ tương ứng với số tiền mà chủ thẻ đã trả trước cho tổ chức phát hành thẻ. Điều đó có nghĩa là, khi chủ thẻ có một chiếc thẻ trả trước thì có thể nạp tiền vào thẻ qua các kênh của ngân hàng và chi tiêu trên số tiền đã nạp đó. Chủ yếu sử dụng để thanh toán chi phí mua xăng, dầu, dịch vụ giải trí, dịch vụ giao thông - vận tải và thanh toán trên các website thương mại điện tử.

Hiện nay, tình trạng mất an toàn trong việc thanh toán bằng thẻ tại các điểm thanh toán ngày một gia tăng, nhằm đảm bảo an ninh trong thanh toán bằng thẻ, Chính phủ Việt Nam đang hướng tới mục tiêu chuyển đổi toàn bộ thẻ ngân hàng từ thẻ từ sang thẻ chip nội địa bằng công nghệ chip an toàn, bảo mật, đa tiện ích, đa ứng dụng cho mọi người dân Việt Nam. Chuyển đổi thẻ thanh toán nội địa từ thẻ từ sang thẻ chip là một trong những giải pháp trọng tâm của ngành ngân hàng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Đề án phát triển thanh toán không dùng

tiền mặt giai đoạn 2016-2020 (Quyết định 2545/QĐ-TTg). Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, căn cứ các quy định pháp luật hiện hành về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, ngày 05/10/2018, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 1927/QĐ-NHNN công bố Bộ tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa; trong đó quy định chi tiết về các yêu cầu kỹ thuật thẻ thanh toán nội địa tại Việt Nam theo công nghệ chip tiếp xúc và không tiếp xúc, tương thích với chuẩn EMV của quốc tế. Tiếp đó, Thống đốc NHNN đã ban hành Thông tư số 41/2018/TT-NHNN ngày 28/12/2018 quy định về lộ trình chuyển đổi thẻ ngân hàng sang thẻ tuân thủ tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa; theo đó, lộ trình chuyển đổi đối với tổ chức thanh toán thẻ là đến ngày 31/12/2020 và đối với tổ chức phát hành thẻ là ngày 31/12/2021. Việc chuyển đổi thẻ chip nội địa là xu thế tất yếu của các nước trong khu vực và quốc tế trước tình trạng tội phạm công nghệ cao ngày càng gia tăng và tập trung vào các thị trường chưa thực hiện chuyển đổi công nghệ chip. Hiện Việt Nam có 48 ngân hàng phát hành thẻ nội địa với số lượng khoảng 76 triệu thẻ, hơn 261.000 máy POS và 18.600 máy ATM; trong đó phần lớn POS đã tuân theo Tiêu chuẩn EMV nên việc triển khai thẻ chip nội địa trên các thiết bị chấp nhận thẻ sẽ không quá phức tạp. Toàn bộ máy ATM và POS trên thị trường đảm bảo tuân thủ Tiêu chuẩn VCCS vào 31/12/2020. Chậm nhất vào 31/12/2021, toàn bộ thẻ từ nội địa đang lưu hành của tổ chức phát hành thẻ tuân thủ TCCS về thẻ chip nội.

Lần đầu tiên thị trường thanh toán Việt Nam triển khai áp dụng một tiêu chuẩn kỹ thuật thống nhất tương thích với tiêu chuẩn quốc tế EMV, khẳng định tính tự chủ và ứng dụng kịp thời những thành tựu tiến bộ của CMCN 4.0 trong hoạt động thanh toán của ngành ngân hàng; giúp cho các giao dịch thanh toán an toàn, bảo mật hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng phát triển tính năng thanh toán mới, hiện đại cho sản phẩm thẻ nội địa; mở ra cơ hội để thẻ nội địa tham gia hội nhập quốc tế.

Tính năng vượt trội của thẻ chip nội địa:

- An toàn và bảo mật: Sử dụng vi mạch chip để lưu giữ thông tin thẻ thay vì lưu trên dải từ, giảm thiểu các giao dịch giả mạo, gian lận do chỉ có ngân hàng

phát hành mới đọc được dữ liệu trong thẻ. Mỗi giao dịch sẽ có một mã xác thực riêng, đảm bảo không lấy cắp dữ liệu để giả mạo được giao dịch thẻ.

- Tối ưu hóa trải nghiệm cho người dùng: Thanh toán không tiếp xúc, "tap & go"- "chạm và đi" cùng với việc cho phép thanh toán không xác thực người dùng với giao dịch giá trị nhỏ của thẻ chip không tiếp xúc sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ xử lý giao dịch thanh toán, tiện lợi hơn thanh toán bằng tiền mặt.

- Đa tiện ích, đa ứng dụng trong thanh toán không dùng tiền mặt: Thẻ chip nội địa có thể tích hợp các ứng dụng các dịch vụ, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt với các ngành khác như giao thông, bảo hiểm, y tế, giáo dục và dịch vụ công. Đặc biệt, thẻ chip nội địa thiết kế tối ưu để ứng dụng thanh toán trong giao thông với tốc độ hoàn thành giao dịch thông thường 150-200mns, đáp ứng tiêu chuẩn thanh toán trong giao thông công cộng (dưới 300mns).

1.3.2. Ứng dụng công nghệ 4.0 trong thanh toán không dùng tiền mặt1.3.2.1. Khái niệm về công nghệ 4.0 1.3.2.1. Khái niệm về công nghệ 4.0

Cách mạng Công nghiệp 4.0 (hay Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư) là sự ra đời của một loạt các công nghệ mới, kết hợp tất cả các kiến thức trong lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số, sinh học, và ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực, nền kinh tế, các ngành kinh tế và ngành công nghiệp. Những bước đột phá trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo (AI) , robot, Internet vạn vật (IoT), Công nghệ sinh học, xe tự lái, công nghệ in 3D, và công nghệ nano đã và đang mang lại sự thay đổi cho tất cả các ngành nghề trong nền kinh tế.

Đặc điểm của công nghệ 4.0 là kết nối, tự động hóa và xóa nhòa mọi ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Cách mạng công nghệ 4.0 tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra các nhà máy thông minh, sự phát triển của internet vạn vật giúp tạo ra bản sao ảo của thế giới vật lý, cho phép mọi người ở khắp nơi trên thế giới kết nối với nhau thông qua mạng internet dịch vụ qua các thiết bị di động ở mọi lúc, mọi nơi, mang đến cho nhân loại cơ hội để thay đổi bộ mặt các nền kinh tế. Với những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số trong CMCN 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big

Data), cuộc cách mạng công nghiệp này ảnh hưởng đến tất cả các ngành nghề trong nền kinh tế. Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, những thành tựu công nghệ nổi bật của cuộc CMCN 4.0 đem lại cơ hội lớn cho ngành Ngân hàng Việt Nam; cụ thể: (i) Tăng cường khả năng ứng dụng công nghệ hiện đại để nâng cấp chất lượng, tính năng, tiện ích... của sản phẩm dịch vụ, qua đó, gia tăng lợi thế cạnh tranh, tiết giảm nhân lực thủ công, giảm chi phí phân phối sản phẩm và nâng cao lợi nhuận; (ii) Gia tăng cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế của các ngân hàng; (iii) Mở ra cơ hội cho các ngân hàng tiếp cận và phục vụ số lượng lớn khách hàng, đặc biệt là khách hàng tại vùng sâu, vùng xa; qua đó, góp phần đẩy mạnh triển khai định hướng của Chính phủ về phát triển tài chính toàn diện. Bên cạnh cơ hội là những thách thức đặt ra cho ngành ngân hàng trong cuộc cách mạng công nghiệp hiện tại, những thay đổi về cách thức giao tiếp trên Internet cũng như vấn đề bảo mật thông tin sẽ là rào cản mang đến những hệ lụy khôn lường mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư đặt ra cho ngành Ngân hàng.

1.3.2.2. Ứng dụng công nghệ 4.0 trong lĩnh vực ngân hàng thời hiện đại

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 không chỉ ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế mà còn ảnh hưởng sâu sắc và toàn diện đến lĩnh vực ngân hàng Việt Nam. Người dân Việt Nam từ thói quen sử dụng tiền mặt đã chuyển dần sang hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, đón nhận nhiều cơ hội và thách thức từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Một số công nghệ đặc trưng của cách mạng công nghiệp 4.0 tác động đến hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng phải kể đến như: Công nghệ blockchain, trí tuệ nhân tạo (AI) (robot tự động) và Big Data. Những công nghệ đặc trưng này đã, đang và sẽ là xu hướng ứng dụng của hệ thống ngân hàng toàn cầu, gây tác động mạnh đến hoạt động tài chính - ngân hàng - tiền tệ tại các quốc gia trên thế giới.

Công nghệ Blockchain:

Blockchain đang là xu hướng ứng dụng được nhiều ngân hàng trên thế giới nghiên cứu triển khai khi công nghệ Blockchain đang tạo ra những giao dịch nhanh hơn, rẻ hơn, an toàn hơn và minh bạch. Công nghệ blockchain đóng vai

trò như một cuốn sổ cái cho tất cả các giao dịch trên phạm vi toàn cầu cực kì an toàn và minh bạch, với khả năng chia sẻ thông tin dữ liệu minh bạch theo thời gian thực, tiết kiệm không gian lưu trữ, bảo mật cao và được lưu trữ vĩnh viễn. Blockchain là công nghệ lưu trữ và truyền tải thông tin bằng các khối được liên kết với nhau và mở rộng theo thời gian. Mỗi khối chứa đựng các thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết với các khối trước đó, trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, với Blockchain, các bên tham gia chỉ cần xây dựng một mạng sổ cái chia sẻ tất cả thông tin giao dịch, khi một thành viên cập nhật thông tin thì tất cả các thành viên còn lại được phép xem, đọc... Tất cả các bên liên quan có thể chia sẻ với nhau thông qua ‘ ‘sổ cái ’ ’ kỹ thuật số trên mạng máy tính mà không cần bất kì cơ quan trung gian nào, chính vì vậy mà giao dịch thông qua blockchain nhanh so hơn với giao dịch thông thường. Ngoài ra, nhờ vào công nghệ blockchain, các giao dịch liên ngân hàng sẽ có thể cắt giảm nhu cầu xác minh từ bên thứ ba và đẩy nhanh thời gian xử lý chuyển khoản ngân hàng truyền thống, từ đó giảm chi phí và tăng tốc độ xử lý giao dịch, tăng tính cạnh tranh cho ngân hàng với các công ty Fintech đang nổi lên trong thời gian gần đây.

Tuy nhiên, để tận dụng được những lợi ích mà Blockchain mang lại, trước tiên các ngân hàng cần phát triển cơ sở hạ tầng cần thiết để có thể vận hành suôn sẻ một mạng toàn cầu. Như bất kỳ công nghệ nào, Blockchain chỉ là một công cụ, không phải là đích đến. Nhưng vai trò của công nghệ blockchain là cần thiết để những nhà phát triển tối ưu hóa bộ máy, giúp tăng chất lượng, tính ưu việt, tính minh bạch và giảm chi phí, đem lại những giá trị cốt lõi cho người dùng.

Robot tự động:

Robot tự động trước làn sóng tác động của cách mạng công nghiệp 4.0, hình thức tự động hóa quy trình bằng robot software - Robotic process automation viết tắt là RPA được phát minh và sử dụng để tự động hóa các quy trình, giúp cho việc quản lý, tìm kiếm thông tin, dữ liệu, xử lý các giao dịch và giao tiếp với các hệ thống số khác được thực hiện một cách nhanh chóng, hiệu quả và thống nhất, ứng dụng trí thông minh để thực hiện các công việc khối lượng lớn, lặp đi lặp lại theo chu kỳ. Cụ thể, nhân viên ngân hàng sẽ biết được thông tin ở đâu và

có thể truy cập thông tin đó chỉ bằng một nút bấm nhờ vào phần mềm robot đang chạy ẩn, ngoài ra RPA giúp tối ưu hóa chi phí nhờ giảm giờ làm các công việc

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀNMẶT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH 10598628-2548-174339.htm (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w