Kiến nghị với Agribank

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀNMẶT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH 10598628-2548-174339.htm (Trang 121)

Ban hành cơ chế ưu đãi trong phát triển mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ cho một số đối tượng đơn vị chấp nhận thẻ thuộc lĩnh vực cung ứng dịch vụ hành chính công, bệnh viện công, trường học công nhằm hưởng ứng chủ trương của Chính phủ, chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, đồng thời hỗ trợ chi nhánh duy trì khách hàng cũ và mở rộng khách hàng mới, trong đó ưu tiên thực hiện mục tiêu đẩy mạnh phát triển dịch vụ thẻ tại thị trường nông nghiệp, nông thôn.

Thường xuyên rà soát, đánh giá biểu phí dịch vụ thẻ và các SPDV thanh toán điện tử nhằm kịp thời điều chỉnh, bổ sung đảm bảo linh hoạt, cạnh tranh đồng thời khơi tăng nguồn thu dịch vụ cho Agribank. Ưu tiên ngân sách và xây dựng các chương trình Marketing, truyền thông đồng bộ để hỗ trợ chi nhánh tăng số lượng khách hàng mới, khuyến khích khách hàng sử dụng thẻ và các SPDV của Agribank. Tiếp tục đẩy mạnh kết nối thanh toán với các công ty Fintech để triển khai liên kết thanh toán với các ví điện tử, cổng thanh toán điện tử, chuyển tiền điện tử,...có quy mô lớn, mạng lưới chấp nhận thanh toán đa dạng phong phú nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, ngoài ra cần tận dụng và đề xuất các chương trình khuyến mại được các trung gian thanh toán, các đối tác tài trợ để vừa quảng bá thương hiệu Agribank vừa tiết kiệm chi phí.

Mở rộng mô hình ngân hàng tự động (Autobank) trong hệ thống, học tập triển khai mô hình Livebank của các ngân hàng thương mại tiên phong, đón đầu xu thế phát triển công nghệ hiện đại nhằm khẳng định vị trí tiên phong trên thị trường. Ngoài ra, cần chủ trương sắp xếp lại mạng lưới ATM theo hướng đưa các ATM cùng chủng loại, dòng máy về cùng khu vực để tiết giảm chi phí triển khai, giúp công tác quản lý, hỗ trợ khắc phục sự cố được kịp thời đặc biệt là tiết giảm chi phí bảo trì, bảo dưỡng ATM sau khi hết thời hạn bảo hành.

Kiện toàn bộ máy CNTT các cấp theo hướng chuyên môn hoá, làm chủ công nghệ, hạn chế sự phụ thuộc vào các đối tác bên ngoài. Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách về an toàn thông tin, có đạo đức, kỷ luật, nhằm ngăn ngừa sự câu kết với tội phạm mạng.

Rà soát, hoàn thiện và tổ chức triển khai chính sách về an ninh bảo mật CNTT, chính sách về quản lý rủi ro CNTT tuân thủ các văn bản pháp luật của Nhà nước và các quy định của NHNN, xây dựng kế hoạch hoàn thành triển khai các nhiệm vụ được quy định tại các văn bản của NHNN

Xây dựng, cập nhật kịch bản và triển khai diễn tập các quy trình, kịch bản ứng phó với các sự cố an toàn thông tin mạng, ứng cứu sự cố ANTT.

Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ đảm bảo an toàn các hoạt động nghiệp vụ và hạ tầng CNTT.

Trang bị các hệ thống hỗ trợ giám sát giao dịch điện tử, điều tra gian lận, từng bước tổng hợp, phân tích dữ liệu của khách hàng và xây dựng bộ quy tắc để phát hiện và ngăn chặn sớm các gian lận; xây dựng các tiêu chí và phần mềm để xác định các giao dịch bất thường dựa vào thời gian, vị trí địa lý, tần suất giao dịch, số tiền giao dịch, số lần đăng nhập sai quá quy định hoặc các dấu hiệu bất thường khác.

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước.

Tiếp tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. NHNN cần thực hiện rà soát, xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp lý để điều chỉnh tổng thể, bao hàm đầy đủ các dịch vụ công nghệ mới và các nhà cung ứng dịch vụ mới; Hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển các các dịch vụ ngân hàng điện tử; Nghiên cứu phát triển phương tiện thanh toán mới; Xây dựng cơ chế và khuôn khổ pháp lý rõ ràng để cho phép thành lập các tổ chức xử lý bù trừ tập trung các giao dịch thanh toán trên nguyên tắc cạnh tranh, tạo cơ sở phát triển thanh toán trên bề rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán.

Tiếp tục xây dựng Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2030 để làm cơ sở triển khai các nhiệm vụ, mục tiêu, nhiệm

chiến lược. Trong đó, có chiến lược bộ phận về phát triển và bảo đảm an ninh hệ thống công nghệ thông tin của ngành nghệ ngân hàng. Đưa vào áp dụng khung đánh giá rủi ro CNTT theo thông lệ quốc tế để nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra tuân thủ các quy định về an toàn bảo mật tại các TCTD, tổ chức trung gian thanh toán. Giám sát, đôn đốc các TCTD hoàn thành triển khai Kế hoạch áp dụng các giải pháp về an toàn bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng; Đẩy mạnh triển khai kế hoạch chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chíp.

Bên cạnh đó, NHNN cần nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đối với một số vấn đề như mô hình ngân hàng đại lý (agent banking), e-KYC (định danh khách hàng điện tử), tiền điện tử, mở rộng dịch vụ, phát triển các dịch vụ thanh toán phù hợp với khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nhất là dịch vụ tài chính số, thanh toán qua di động. Hạ tầng thanh toán ngay và thanh toán theo thời gian thực bao gồm tiền thuật toán, real-time clearing, app-to-app được coi là động lực cho sự rút ngắn về thời gian thanh toán và giảm chi phí thanh toán. Trong bối cảnh tình hình an ninh công nghệ có những diễn biến phức tạp, NHNN đặc biệt chú trọng hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tăng cường công tác an ninh CNTT, an toàn trong lĩnh vực thanh toán, đảm bảo đủ sức ứng phó với các rủi ro, thách thức về an ninh thông tin trên không gian mạng. Đồng thời cảnh báo kịp thời các phương thức, thủ đoạn mới của tội phạm công nghệ cao; chỉ đạo, chấn chỉnh các TCTD, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật và thực hiện các biện pháp tăng cường an ninh, bảo mật; tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Quan tâm đầu tư, triển khai các giải pháp an ninh, bảo mật tương xứng với mức độ quan trọng và rủi ro của hệ thống thông tin, chú trọng tới các hệ thống thanh toán, hệ thống ngân hàng lõi và các h ệ thống cung cấp dịch vụ cho khách hàng đảm bảo duy trì hoạt động, nghiệp vụ liên tục, an toàn trước các rủi ro về CNTT và tấn công mạng cũng là một trong những yêu cầu đặt ra tại Chiến lược phát triển công nghệ thông tin ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Để đẩy mạnh hoạt động TTKDTM tại thị trường Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo hoàn thành xây dựng, phát triển Hệ thống bù trừ điện tử tự động cho các giao dịch thanh toán bán lẻ (ACH), sớm chính thức đưa vào vận hành, triển khai dịch vụ; chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, trình Thủ tướng Chính phủ việc triển khai các mô hình dịch vụ thanh toán mới để kịp thời đảm bảo công tác quản lý, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và diễn biến kinh tế tại Việt Nam.

Ngoài ra, NHNN cần xem xét trình Quốc hội tăng vốn cho các NHTM nhà nước nắm cổ phần chi phối để tăng năng lực tài chính, bảo đảm đủ mức vốn tự có theo tiêu chuẩn an toàn vốn của Basel II, có điều kiện tăng đầu tư cho CNTT do đây là yếu tố quyết định sống còn của các TCTD trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0.

NHNN cần thường xuyên tổ chức các Hội nghị chuyên đề giữa NHNN, các TCTD và các đơn vị trung gian thanh toán đồng thời mời các chuyên gia công nghệ thông tin để bàn về các lỗ hổng trong thanh toán điện tử, thanh toán trực tuyến, vấn đề bảo mật an toàn thông tin khách hàng và các giải pháp cụ thể. Song song đó, NHNN cần là đơn vị trung gian giúp liên kết và chia sẻ giữa các TCTD trên địa bàn, từ đó tăng cường việc chia sẻ thông tin giữa các ngân hàng để hạn chế được rủi ro bị tấn công bởi các đối tượng tội phạm liên quan đến công nghệ. Bởi có những lỗ hổng rất đơn giản chỉ cần cảnh báo cho nhau là có thể xử lý được lỗi đó, nhưng hiện chưa có một cơ chế trao đổi, cách thức xử lý để ứng xử trong những tình huống khẩn cấp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Công nghệ 4.0 đang thay đổi ngành tài chính - ngân hàng nói chung và lĩnh vực thanh toán nói riêng, đặc biệt là hỗ trợ bổ sung thêm nhiều phương tiện TTKDTM. Không thể phủ nhận cơ hội cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mang lại cho ngành Ngân hàng là vô cùng to lớn, tuy nhiên, đi kèm theo đó là thách thức không nhỏ mà ngành Ngân hàng cần phải vượt qua. Agribank Chi nhánh tỉnh bà Rịa - Vũng Tàu cần xác định việc phát triển các dịch vụ ngân hàng để tồn tại và phát triển bền vững. Đồng thời, cần thiết đánh giá tác động

của Cách mạng công nghiệp 4.0 đối với lĩnh vực ngân hàng, từ đó điều chỉnh tầm nhìn dài hạn và chiến lược phát triển cho phù hợp. Trong đó, ngành ngân hàng phải thay đổi mô hình kinh doanh, sản phẩm dịch vụ, kênh phân phối sản phẩm và chuẩn bị nguồn lực tài chính lớn để thích ứng với xu hướng ứng dụng công nghệ cao vào sản phẩm, dịch vụ, số hóa các hoạt động ngân hàng bên cạnh đó là những rủi ro tiềm tàng trong quá trình chuyển đổi mô hình hoạt động. Xu hướng tội phạm công nghệ đang chuyển dần từ tấn công cơ học sang khai thác các lỗ hổng về công nghệ và người dùng, do đó rủi ro về bảo mật thông tin, an ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao trong lĩnh vực ngân hàng là những hệ lụy của việc ứng dụng các thành tựu từ cuộc CMCN 4.0 tạo áp lực không nhỏ lên hạ tầng an ninh mạng của ngân hàng. Hiện có quá nhiều thông tin bên lề về tính an toàn, độ bảo mật của những công nghệ mới và khách hàng thực sự không hiểu rõ. Đối với một lĩnh vực ‘ ‘nhạy cảm’ ’ như ngành tài chính - ngân hàng, đây rõ ràng là một bất lợi vì khách hàng cần được biết tiền của họ được bảo vệ như thế nào? Thông tin của họ được sử dụng ra sao? Để có thể an tâm sử dụng các dịch vụ tài chính. Thêm vào đó, áp lực trong việc giữ nguồn nhân lực chất lượng cao gắn bó lâu dài với tổ chức trước làn sóng dịch chuyển nguồn nhân lực tài chính ngân hàng chất lượng cao không chỉ về trình độ nghiệp vụ ngân hàng mà còn là kiến thức, kỹ năng về vận hành và làm chủ công nghệ tiên tiến, hiện đại khiến cho ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong việc bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ cán bộ làm chủ công nghệ mới. Cạnh tranh giữa các ngân hàng trong cuộc đua về công nghệ và sự xuất hiện của các công ty Fintech làm cho sức ép cạnh tranh của công ty Fintech đối với hoạt động ngân hàng truyền thống cũng gia tăng, một số dịch vụ của ngân hàng bị thay thế bởi công ty Fintech. Như vậy, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tác động lên hệ thống tài chính ngân hàng một cách toàn diện, không chỉ ở cách thức thực hiện giao dịch, các kênh cung cấp, phân phối sản phẩm, dịch vụ mà trong cả cách thức quản trị ngân hàng, mối quan hệ tương tác với khách hàng và với đối thủ cạnh tranh. Do đó, để nâng cao khả năng cạnh tranh, nhiều ngân hàng ở Việt Nam đã và đang nghiên cứu và thực hiện chuyển dịch mô hình ngân hàng truyền thống phụ thuộc vào mạng lưới chi nhánh sang mô hình ngân hàng số, đặc biệt chú trọng việc đầu tư

lớn về hạ tầng Công nghệ Thông tin, phần mềm corebanking thế hệ mới, triển khai các công nghệ nền tảng mới, ứng dụng các giải pháp sáng tạo theo xu hướng chung về chuyển đổi số, số hóa dịch vụ của ngành Ngân hàng với mục tiêu cuối cùng là cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trên nền tảng số theo hướng đơn giản, thân thiện, tự động, thông minh và tiếp cận khách hàng đa kênh đồng nhất.

KẾT LUẬN CHUNG

Xác định việc thúc đẩy TTKDTM là xu hướng phát triển tất yếu trong bối cảnh của cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra tác động đa chiều, vừa mang lại tiện ích cho người dân, vừa tạo đà tăng trưởng kinh tế và hỗ trợ thực hiện chiến lược tài chính toàn diện thông qua phổ cập dịch vụ tài chính - ngân hàng. Chính vì vậy, để thúc đẩy phát triển TTKDTM, trước hết Nhà nước cần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và cơ chế giám sát trong TTKDTM. Những nội dung cần hoàn thiện không chỉ là hệ thống các văn bản pháp quy liên quan đến các hoạt động thanh toán nói chung trong nền kinh tế, cả thanh toán bằng tiền mặt và TTKDTM, mà cần tạo lập một môi trường cạnh tranh công bằng, bảo đảm khả năng tiếp cận thị trường và tiếp cận dịch vụ đối với các chủ thể có chức năng tương tự như nhau, hình thành cơ chế bảo vệ khách hàng hữu hiệu và bảo đảm quy trình giải quyết tranh chấp hiệu quả.

Trên thực tế, khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, người dân Việt Nam đã có ý thức chuyển sang TTKDTM nhằm bảo đảm an toàn, hạn chế sự lây lan, truyền nhiễm, nếu việc TTKDTM trở thành thói quen cho người tiêu dùng bằng cách để khách hàng nhìn thấy nhiều tiện ích chứ không gói gọn trong từng đợt hoặc theo phong trào thì đây chính là ‘ ‘ cơ hội vàng’ ’ cho lĩnh vực TTKDTM của Việt Nam phát triển. Trong bối cảnh hiện nay, để thúc đẩy TTKDTM , cần tập trung nguồn lực và nỗ lực của tất cả các ngành, lĩnh vực, cả nhà nước và tư nhân với các giải pháp đồng bộ về cơ sở pháp lý, hạ tầng tài chính, truyền thông, giáo dục tài chính cộng đồng nhằm thay đổi thói quen và nâng cao niềm tin cho người sử dụng dịch vụ tài chính. Khi TTKDTM được khuyến khích và đưa vào như một phương thức thanh toán chính yếu trong xã hội sẽ đem lại nhiều lợi ích để thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững, tạo sự minh bạch trong các khoản chi tiêu và giao dịch, giúp dòng chảy tiền tệ được lưu thông rõ ràng và trơn tru hơn. Đồng thời, tất cả người dân và doanh nghiệp sẽ được thụ hưởng, đặc biệt là nhóm những người sống ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; người nghèo, người thu nhập thấp; doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ gia đình sản xuất kinh doanh. Điều này có ý nghĩa lớn về mặt phát triển kinh tế xã hội trước những tác động

của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, giúp tăng ‘ ‘sức đề kháng’ ’, ‘ ‘sự dẻo dai ’ ’, sáng

tạo, thích ứng nhanh, hồi phục nhanh, trước những biến cố khó lường như dịch Covid-19.

Xác định ứng dụng công nghệ là xu thế tất yếu trong tương lai, Agribank Chi nhánh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp tục đầu tư, phát triển các sản phẩm công nghệ số, gia tăng số lượng, chất lượng sản phẩm dịch vụ trên các nền tảng ứng dụng, tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu, triển khai các ứng dụng công nghệ, mô hình mới vào hoạt động thanh toán ngân hàng, kết nối khách hàng, đối tác một cách nhanh chóng, thuận lợi, an toàn, cung cấp tiện ích, trải nghiệm mới mẻ và đem lại lợi ích thiết thực cho khách hàng, cộng đồng và xã hội.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Agribank (2017, 2018, 2019) Báo cáo thường niên, Hà Nội;

2. Bộ Chính trị (2019), Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀNMẶT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH 10598628-2548-174339.htm (Trang 121)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w