Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 không chỉ ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế mà còn ảnh hưởng sâu sắc và toàn diện đến lĩnh vực ngân hàng Việt Nam. Người dân Việt Nam từ thói quen sử dụng tiền mặt đã chuyển dần sang hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, đón nhận nhiều cơ hội và thách thức từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Một số công nghệ đặc trưng của cách mạng công nghiệp 4.0 tác động đến hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng phải kể đến như: Công nghệ blockchain, trí tuệ nhân tạo (AI) (robot tự động) và Big Data. Những công nghệ đặc trưng này đã, đang và sẽ là xu hướng ứng dụng của hệ thống ngân hàng toàn cầu, gây tác động mạnh đến hoạt động tài chính - ngân hàng - tiền tệ tại các quốc gia trên thế giới.
Công nghệ Blockchain:
Blockchain đang là xu hướng ứng dụng được nhiều ngân hàng trên thế giới nghiên cứu triển khai khi công nghệ Blockchain đang tạo ra những giao dịch nhanh hơn, rẻ hơn, an toàn hơn và minh bạch. Công nghệ blockchain đóng vai
trò như một cuốn sổ cái cho tất cả các giao dịch trên phạm vi toàn cầu cực kì an toàn và minh bạch, với khả năng chia sẻ thông tin dữ liệu minh bạch theo thời gian thực, tiết kiệm không gian lưu trữ, bảo mật cao và được lưu trữ vĩnh viễn. Blockchain là công nghệ lưu trữ và truyền tải thông tin bằng các khối được liên kết với nhau và mở rộng theo thời gian. Mỗi khối chứa đựng các thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết với các khối trước đó, trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, với Blockchain, các bên tham gia chỉ cần xây dựng một mạng sổ cái chia sẻ tất cả thông tin giao dịch, khi một thành viên cập nhật thông tin thì tất cả các thành viên còn lại được phép xem, đọc... Tất cả các bên liên quan có thể chia sẻ với nhau thông qua ‘ ‘sổ cái ’ ’ kỹ thuật số trên mạng máy tính mà không cần bất kì cơ quan trung gian nào, chính vì vậy mà giao dịch thông qua blockchain nhanh so hơn với giao dịch thông thường. Ngoài ra, nhờ vào công nghệ blockchain, các giao dịch liên ngân hàng sẽ có thể cắt giảm nhu cầu xác minh từ bên thứ ba và đẩy nhanh thời gian xử lý chuyển khoản ngân hàng truyền thống, từ đó giảm chi phí và tăng tốc độ xử lý giao dịch, tăng tính cạnh tranh cho ngân hàng với các công ty Fintech đang nổi lên trong thời gian gần đây.
Tuy nhiên, để tận dụng được những lợi ích mà Blockchain mang lại, trước tiên các ngân hàng cần phát triển cơ sở hạ tầng cần thiết để có thể vận hành suôn sẻ một mạng toàn cầu. Như bất kỳ công nghệ nào, Blockchain chỉ là một công cụ, không phải là đích đến. Nhưng vai trò của công nghệ blockchain là cần thiết để những nhà phát triển tối ưu hóa bộ máy, giúp tăng chất lượng, tính ưu việt, tính minh bạch và giảm chi phí, đem lại những giá trị cốt lõi cho người dùng.
Robot tự động:
Robot tự động trước làn sóng tác động của cách mạng công nghiệp 4.0, hình thức tự động hóa quy trình bằng robot software - Robotic process automation viết tắt là RPA được phát minh và sử dụng để tự động hóa các quy trình, giúp cho việc quản lý, tìm kiếm thông tin, dữ liệu, xử lý các giao dịch và giao tiếp với các hệ thống số khác được thực hiện một cách nhanh chóng, hiệu quả và thống nhất, ứng dụng trí thông minh để thực hiện các công việc khối lượng lớn, lặp đi lặp lại theo chu kỳ. Cụ thể, nhân viên ngân hàng sẽ biết được thông tin ở đâu và
có thể truy cập thông tin đó chỉ bằng một nút bấm nhờ vào phần mềm robot đang chạy ẩn, ngoài ra RPA giúp tối ưu hóa chi phí nhờ giảm giờ làm các công việc lặp đi lặp lại hàng ngày, giúp nhân viên có thêm thời gian để tập trung vào những công việc khác gia tăng giá trị. Việc sử dụng RPA có thể tạo ra một môi trường minh bạch hơn khi dữ liệu cho từng giao dịch được ghi lại, phân loại và lưu trữ một cách dễ dàng và nhanh chóng để tìm kiếm và xem lại bất cứ lúc nào theo yêu cầu, từ đó có thể giúp cải tiến đáng kể về hiệu xuất làm việc cũng như nâng cao tính an toàn, bảo mật.
Dữ liệu lớn (Big data):
Big Data là thuật ngữ dùng để chỉ một tập hợp dữ liệu rất lớn và rất phức tạp đến nỗi những công cụ, ứng dụng xử lí dữ liệu truyền thống không thể nào đảm đương được (theo Kevin Taylor-Sakyi, 2016; Mashooque A. Memon và cộng sự, 2017). Bằng việc tổng hợp một lượng thông tin lớn từ các nguồn khác nhau khiến cho Big Data trở thành một công cụ rất mạnh cho việc ra các quyết định kinh doanh, nhận diện hành vi và xu hướng nhanh hơn và tốt hơn rất nhiều so với cách thức truyền thống. Big Data được nhận diện trên ba khía cạnh chính: Dữ liệu (Data), Công nghệ (Technology), Quy mô (Size). Thứ nhất, dữ liệu (data) bao gồm các dữ liệu thuộc nhiều định dạng khác nhau như hình ảnh, video, âm nhạc... trên Internet; gồm các dữ liệu thu thập từ các hệ thống cảm biến có kết nối với hệ thống máy chủ; dữ liệu của khách hàng ở các ứng dụng thông minh và các thiết bị có kết nối mạng; dữ liệu của người dùng để lại trên các flatform của mạng xã hội. Vì các dữ liệu được cập nhật qua các thiết bị kết nối mạng từng giờ, từng phút, từng giây và đến từ nhiều nguồn khác nhau nên khối lượng dữ liệu này là rất lớn (Big).
Dữ liệu lớn (Big data) đang được quan tâm và ứng dụng nhiều hơn cả đối với các cơ quan quản lý như Ngân hàng Trung ương cũng như đối với các định chế tài chính. Các nguồn dữ liệu lớn mới có thể hỗ trợ cho các dịch vụ như các nguồn dữ liệu từ các sàn giao dịch, các giao dịch thanh toán bằng thẻ tín dụng, dữ liệu ngân hàng di động, các hồ sơ liên quan đến các hệ thống thanh toán tiền mặt, thanh quyết toán chứng khoán, thanh toán bù trừ và phái sinh cũng như các
giao dịch thương mại và bán lẻ. Big data có thể hỗ trợ cho các Ngân hàng Trung ương trong việc nắm bắt những chuyển động theo thời gian thực của nền kinh tế cũng như đưa ra những chỉ số cảnh báo sớm để giúp ích cho việc xác định các bước ngoặt trong chu kỳ kinh tế. Ngoài ra, các ngân hàng thương mại có thể dựa vào cơ sở dữ liệu của Big data để thu hút thêm, hay giữ chân khách hàng bằng cách giới thiệu thêm các dịch vụ khác, nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua xây dựng hệ thống thu thập các phản hồi khách hàng và phân tích chúng, để marketing theo hướng cá nhân hóa theo nhu cầu của từng khách hàng.
1.3.2.3. Ứng dụng công nghệ 4.0 trong thanh toán không dùng tiền mặt
Hoạt động TTKDTM tại Việt Nam trong thời gian qua đã có sự phát triển mạnh mẽ, với sự cạnh tranh sôi động về phát triển dịch vụ bán lẻ phi tín dụng của các ngân hàng thương mại (NHTM), các công ty công nghệ hỗ trợ dịch vụ thanh toán, tổ chức trung gian thanh toán, môi trường pháp lý cho hoạt động thanh toán này ngày càng hoàn thiện hơn tạo tiền đề cho sự ra đời của hàng loạt phương thức TTKDTM hiện đại, đặc biệt là các phương thức thanh toán ứng dụng công nghệ hiện đại 4.0, tạo sự chuyển biến rõ rệt về TTKDTM trong nền kinh tế, thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt sang sử dụng các phương tiện TTKDTM hiện đại, phù hợp với xu hướng của thế giới và sự phát triển của xã hội. Theo số liệu từ Vụ Thanh toán của NHNN, tổng giá trị giao dịch qua Hệ thống thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (TTĐTLNH) trong 5 tháng đầu năm 2019 tăng khoảng 23,23% về số lượng giao dịch và tăng 17,63% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm 2018.
Bên cạnh đó, các dịch vụ thanh toán phát triển mạnh mẽ, nhất là các phương tiện thanh toán, dịch vụ thanh toán dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin và thành tựu của cuộc CMCN 4.0. Thanh toán điện tử qua internet, điện thoại di động cũng phát triển. Đến hết tháng 3/2019, số lượng giao dịch tài chính qua internet tăng khoảng 66%, giá trị giao dịch tăng khoảng 14% so với cùng kỳ năm 2018; số lượng giao dịch tài chính qua điện thoại di động tăng khoảng 98%, giá trị giao dịch tăng khoảng 232,3% so với cùng kỳ năm 2018. Các hình thức thanh toán điện tử ứng dụng công nghệ số như: QR code, mobile banking, internet
banking, ví điện tử,...là những phương thức đã và đang được áp dụng phổ biến hiện nay, ngày càng chứng tỏ được sự tiện lợi và an toàn cho người sử dụng. Sau đây là một số phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt ứng dụng công nghệ 4.0:
Thanh toán bằng ứng dụng Mobile banking
Theo định nghĩa của trang Wikipedia, ‘ ‘Mobile Banking là một dịch vụ được cung cấp bởi ngân hàng hoặc là những tổ chức tài chính khác cho phép khách hàng có thể tiến hành những giao dịch tài chính từ xa bằng cách sử dụng những thiết bị như là điện thoại di động hoặc là máy tính bảng. Mobile banking được mã hóa dưới dạng một phần mềm, còn được gọi là một ứng dụng do chính ngân hàng hay tổ chức tài chính ấy phát hành ra.’ ’ Nói đơn giản Mobile Banking là một dịch vụ ngân hàng trực tuyến qua ứng dụng của ngân hàng trên điện thoại, cho phép khách hàng giao dịch với ngân hàng ở bất kỳ đâu. Chỉ cần một chiếc điện thoại di động có kết nối internet, khách hàng có thể dễ dàng thực hiện các giao dịch như: truy vấn thông tin tài khoản, số dư có trong tài khoản, tra cứu lịch sử giao dịch ngân hàng, chuyển khoản nội bộ và liên ngân hàng, thanh toán hóa đơn, mua thẻ cào, nạp tiền điện thoại, sử dụng thêm các tiện ích khác (tùy mỗi ngân hàng): đặt vé xem phim, đặt khách sạn, nạp tiền dịch vụ, gửi tiền mừng, mua sắm trực tuyến, nhận tiền kiều hối, liên kết với công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty tài chính...
Dịch vụ Mobile Banking trên di động được các ngân hàng chú trọng đầu tư phát triển đã trở thành một kênh giao dịch có tác động lớn đến sự chuyển dịch từ giao dịch trên các kênh truyền thống sang kênh điện tử. Ứng dụng được cài đặt trên điện thoại di động giúp khách hàng quản lý tài khoản, thực hiện các giao dịch tài chính như chuyển khoản, thanh toán điện, nước, học phí và các loại hóa đơn khác, mua vé xem phim, đặt vé máy bay, nạp tiền điện thoại và các tiện ích gia tăng khác như thanh toán thẻ tín dụng, phù hợp với hầu hết các dòng điện thoại thông minh và máy tính bảng, hỗ trợ cài đặt trên cả 2 hệ điều hành iOS, Android. Điều kiện sử dụng đơn giản, khách hàng chỉ cần có điện thoại thông minh hệ điều hành IOS hoặc Android, cài đặt ứng dụng, kết nối internet thông
qua các hình thức như GPRS∕3G∕4G∕wifi... là có thể sử dụng dịch vụ này mọi lúc sau khi đăng ký với ngân hàng.
Hệ thống Mobile Banking được xây dựng trên nền di động kết hợp với các công nghệ mới nhất như AI, Big Data, Blockchain. Các công nghệ này được áp dụng các kỹ thuật lập trình mới và tiên tiến nhất, cho phép quá trình xử lý thông tin được nhanh gọn, chính xác và đảm bảo các yêu cầu bảo mật cao.
Hệ thống Mobile Banking kết hợp sử dụng công nghệ khóa riêng (Private Key) cấp cho một thiết bị cộng với yêu cầu xác thực dựa trên IMEI của điện thoại để đảm bảo tính duy nhất của thiết bị. Đối với dữ liệu truyền nhận giữa thiết bị và ngân hàng được mã hóa bằng chứng chỉ bảo mật đường truyền (SSL certificate), được chứng nhận của các hãng bảo mật hàng đầu như: VeriSign, Entrust, . giúp cho dữ liệu trên đường truyền được mã hóa, tránh lộ thông tin về tài khoản của khách hàng khi dữ liệu được gửi từ phía điện thoại hoặc thiết bị di động đến máy chủ hệ thống và ngược lại. Để tăng tính xác thực người dùng hệ thống, khi đăng nhập, ngoài yêu cầu sử dụng tên truy cập (username) và mật khẩu (password) giống như các hệ thống khác, hệ thống Mobile Banking cung cấp cho mỗi khách hàng một giải pháp sinh ra mật khẩu tự động khi giao dịch gọi là OTP (One Time Password).
Thanh toán bằng cách quét QR code (Quick Response code hay mã phản ứng nhanh, mã vạch ma trận)
QR Code, tên tiếng Anh là Quick Response code, nhiều người còn gọi là mã vạch ma trận (Matrix-barcode), hay mã phản ứng nhanh, là biểu tượng hình vuông với hai màu đen trắng, và các ký tự chồng chéo được mã hóa và chứa đựng các thông tin. Để đọc được mã QR code, chỉ cần sở hữu chiếc điện thoại thông minh được cài đặt ứng dụng mobile banking để sử dụng chức năng QR pay của ngân hàng, khởi chạy ứng dụng và chỉnh và giữ điện thoại sao cho QR code nằm gọn trong khung hình camera đến khi có tiếng bíp . Mọi thông tin mã hóa trong QR Code sẽ được truyền tải đến chiếc điện thoại và màn hình ứng dụng sẽ hiển thị thông tin của giao dịch mua sắm hàng hóa dịch vụ. Nhập mã
OTP (do ngân hàng gửi về thông qua SMS) hoặc xác thực bằng vân tay để hoàn tất thanh toán.
Trong 2 năm trở lại đây, phương thức thanh toán QR Code ngày càng được sử dụng rộng rãi, từ các chuỗi thời trang như GenViet, Seven Umo, Phan Nguyen ... hay Chuỗi đồ ăn nhanh KFC, Gà 36... thậm chí trong các siêu thị, cửa hàng bán lẻ đều đang cho phép khách hàng sử dụng QR Code để thanh toán. Thanh toán bằng cách quét mã QR được kết hợp với thanh toán điện tử thay vì chỉ dùng để quét ra thông tin về website, số điện thoại, địa chỉ,. của doanh nghiệp như trước đây. Người tiêu dùng có thể mua hàng trên website, shopping tại các trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích,. mà không cần dùng tiền mặt, thẻ ATM hay thẻ Visa, MasterCard.
Có 2 loại mã QR code cơ bản, đó là:
Mã QR Code cá nhân: sau khi thực hiện mua sắm hàng hóa, người mua hang hóa dịch vụ sẽ cung cấp mã QR cá nhân của mìnhtrong ứng dụng trên điện thoại thông minh (mã QR phải được kết nối đến tài khoản ngân hàng, hoặc sử dụng mã QR cá nhân sẵn có trong ứng dụng Mobile Bankin) để cửa hàng nhập số tiền cần thanh toán và quét mã QR đó để thực hiện khấu trừ tiền hàng hóa dịch vụ đã cung cấp.
Mã QR cửa hàng: các cửa hàng cung cấp hàng hóa dịch vụ cung cấp mã QR tại quầy thu ngân hoặc trong hóa đơn thanh toán. Người mua hàng hóa dịch vụ sẽ quét mã đó bằng ứng dụng quét mã QR trên thiết bị của mình. Tiếp tục nhập số tiền phải trả và hoàn tất thanh toán. Hầu hết các chuỗi bán lẻ thời trang, ăn uống, đồ gia dụng hiện nay đều đang áp dụng cách thức thanh toán này. Rất nhanh và tiện lợi cho khách hàng.
Đây là phương thức thanh toán tiện lợi, có rất nhiều ưu điểm nổi trội, cụ thể như sau:
Khi thực hiện thanh toán bằng cách quét mã QR không cần phải đầu tư các thiết bị đặc biệt, không cần lo ngại việc thanh toán sẽ không thể thực hiện do các thiết bị tham gia vào quá trình thanh toán phải tương thích với nhau, tất cả những
gì cần để quét mã QR chỉ là một chiếc camera có sẵn trên điện thoại là có thể sẵn sàng thanh toán.
Việc thanh toán bằng mã QR cũng diễn ra vô cùng nhanh chóng và dễ sử dụng, người thanh toán không cần nhập thông tin tài khoản của người mua hàng, số thẻ hay số tài khoản giống như các phương thức thanh toán khác. Chỉ cần quét mã QR và nhập số tiền thanh toán, giao dịch sẽ hoàn thành nhanh gọn trong vài giây mà không cần khai thác bất cứ thông tin người dùng nào. Trước khi xác