Các tiêu chí đánh giá sự phát triển của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀNMẶT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH 10598628-2548-174339.htm (Trang 45 - 47)

tiền mặt.

Phát triển dịch vụ TTKDTM là sự tăng trưởng cả về số lượng các giao dịch thanh toán và nâng cao chất lượng cung ứng các dịch vụ thanh toán của các NHTM và các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Trong đó:

Về số lượng, đó là sự tăng trưởng về quy mô, giá trị giao dịch TTKDTM, số lượng khách hàng sử dụng các phương tiện TTDKTM trong nền kinh tế, tầng suất thực hiện các giao dịch TTKDTM của các chủ thể trong nền kinh tế và số lượng các SPDV cung ứng ra thị trường.

Về chất lượng, đó là sự cải tiến cung cách phục vụ cũng như khả năng cung cấp đa dạng các phương tiện TTKDTM của các NHTM và các tổ chức trung gian thanh toán sao cho gia tăng mức độ hài lòng của khách hàng, gia tăng sự tiện ích cho các phương tiện thanh toán, và với sự phát triển của các phương tiện TTKDTM hiện đại bùng nổ do cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4, thì việc đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin và an toàn tài khoản cho khách hàng được xem là yếu tố quyết định để đánh giá về chất lượng cung ứng các dịch vụ TTKDTM của các NHTM và các tổ chức trung gian thanh toán.

1.4.1. Tăng trưởng về số lượng: bao gồm:

Số lượng các SPDV TTKDTM được các NHTM và các tổ chức trung gian thanh toán nghiên cứu và cung ứng ra thị trường từng thời kỳ, việc tăng trưởng số lượng SPDV là chỉ tiêu quan trọng tạo tiền đề cho việc phát triển của dịch vụ TTKDTM tại các tổ chức tài chính. Số lượng SPDV cung ứng càng nhiều càng tạo nhiều cơ hội để dịch vụ TTKDTM tại tổ chức tài chính phát triển do đáp ứng được nhiều nhu cầu và khách hàng có nhiều sự lựa chọn phù hợp hơn cho mình.

Số lượng và giá trị giao dịch TTKDTM được ghi nhận qua các thời kỳ tại các NHTM và các tổ chức trung gian thanh toán, trong đó bao gồm tất cả các giao dịch thông qua các phương tiện TTKDTM khác nhau mà tổ chức tài chính cung ứng cho nền kinh tế. Kết quả của sự tăng trưởng về số lượng và giá trị giao dịch TTKDTM thể hiện nhu cầu của nền kinh tế đối với các dịch vụ TTKDTM tại các tổ chức tài chính từng thời kỳ, ngoài ra còn phản ánh được mức độ cung ứng SPDV đa dạng, các phương tiện phục vụ giao dịch thanh toán, trang thiết bị máy móc phù hợp với nhu cầu của thị trường của chính tổ chức tài chính đó.

Số lượng khách hàng sử dụng các phương tiện TTKDTM tại tổ chức tài chính trong từng thời kỳ, phản ánh thị phần của từng tổ chức tài chính trong việc cung ứng các SPDV đến người sử dụng, mức độ phổ biến của các DV TTKDTM mà các tổ chức này cung ứng cho phép đánh giá được việc định hướng của từng tổ chức tài chính có chú trọng vào phát triển thị trường, thu hút khách hàng trong việc sử dụng các SPDV TTKDTM hay không.

Việc tính toán các chỉ tiêu tăng trưởng về số lượng này được thực hiện bằng cách so sánh số tuyệt đối hay tỷ lệ tăng trưởng của số lượng các SPDV TTKDTM năm sau so với số lượng các SPDV TTKDTM năm trước do tổ chức tài chính cung ứng; so sánh số tuyệt đối hay tỷ lệ tăng trưởng của số lượng và giá trị giao dịch TTKDTM năm sau so với số lượng và giá trị giao dịch TTKDTM năm trước tại tổ chức tài chính; so sánh số tuyệt đối hay tỷ lệ tăng trưởng của số lượng khách hàng sử dụng các phương tiện TTKDTM của tổ chức tài chính năm sau so với năm trước. Chênh lệch về số tuyệt đối hay tỷ lệ phần trăm tăng trường

về số lượng của các tiêu chí trên phản ánh mức độ phát triển về mặt số lượng của các SPDV TTKDTM tạo NHTM và các tổ chức trung gian thanh toán.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀNMẶT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH 10598628-2548-174339.htm (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w