Nâng cao năng lực, trình độ nghiệp vụ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀNMẶT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH 10598628-2548-174339.htm (Trang 116)

nghiệp cho cán bộ ngân hàng.

Yếu tố con người là then chốt, quyết định đến sự thành công của quá trình xây dựng ngân hàng hiện đại.Việc đào tạo, quan tâm tới chất lượng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn và công nghệ cao đang là yêu cầu cấp thiết của các ngân hàng thương mại. Các cán bộ nghiệp vụ của ngân hàng được đào tạo đảm bảo đủ khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, phương thức làm việc tiên tiến, có năng lực đề xuất, tham mưu xây dựng chiến lược, định hướng, chính sách, chế độ cho Ban Giám đốc theo quy định của NNhà nước về hoạt động tiền tệ, tín

dụng, ngân hàng, phù hợp với những đòi hỏi của nền kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ CNTT tại đơn vị, có trình độ nghiệp vụ giỏi, tính chuyên nghiệp cao, đáp ứng nhu cầu quản trị vận hành và làm chủ các hệ thống công nghệ hiện đại.

Chi nhánh cần tổ chức các chương trình kết hợp đào tạo nâng cao trình độ, học tập kinh nghiệm quản lý bảo mật an toàn thông tin tại các chi nhánh trong hệ thống Agribank, ngoài hệ thống và Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh. Thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, liên kết chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, các tổ chức tài chính cũng như các tổ chức thẻ quốc tế về tình hình an ninh, an toàn, bảo mật thanh toán và xu hướng tội phạm thanh toán trên thế giới, tổ chức các buổi Hội thảo chuyên đề về phát triển SPDV ngân hàng hiện đại, để trao đổi, thảo luận về chuyên môn nâng cao trình độ nghiệp vụ cũng như khả năng tác nghiệp của cán bộ tại chi nhánh.

Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn được tổ chức bởi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Agribank cấp trên. Ngoài ra, chi nhánh cần thường xuyên tổ chức các đợt kiểm tra nội bộ để nâng cao nghiệp vụ của cán bộ tại chi nhánh, phát động các phong trào thi đua nội bộ để tạo động lực cho cán bộ nhân viên nỗ lực đạt thành tích cao trong hoạt động kinh doanh của đơn vị.

Ngoài việc chú trọng về nghiệp vụ cho cán bộ, chi nhánh cần chú trọng đến công tác tuyên truyền về đạo đức nghề nghiệp cho nhân viên thông qua các buổi nói chuyện, lồng ghép vào các Hội thảo và thông qua Hội nghị Người lao động được tổ chức hằng năm tại chi nhánh.

3.2.4. Liên kết với các cơ quan Nhà nước để phát triển SPDV TTKDTM trong khu vực công.

Trong thời gian qua, Thực hiện Đề án của Chính phủ và kế hoạch, chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), chỉ đạo của Agribak cấp trên trong việc xây dựng các chương trình nhằm thúc đẩy TTKDTM nói chung cũng như thanh toán dịch vụ công nói riêng; đồng thời, triển khai phát triển đa dạng SPDV thanh toán tiện ích, kết nối với các cơ quan liên quan, như: Thuế, Hải quan, Kho bạc Nhà

nước, Điện lực, Bảo hiểm xã hội, cơ sở y tế... đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng trong thanh toán đối với dịch vụ công.

Triển khai ứng dụng thêm các hình thức, phương thức thanh toán qua ngân hàng tiên tiến, hiện đại phù hợp với đặc thù thanh toán của mỗi loại hình dịch vụ công. Đồng thời, mở rộng hợp tác giữa các đơn vị cung ứng dịch vụ công với các ngân hàng, tổ chức cung ứng giải pháp thanh toán; đẩy nhanh khả năng kết nối, trao đổi thông tin dữ liệu giữa đơn vị cung ứng dịch vụ công với ngân hàng.

3.2.5. Liên kết với các Doanh nghiệp để phát triển SPDV TTKDTM trong khuvực tư nhân. vực tư nhân.

Hiện tại trên địa bàn hoạt động của Agribank chi nhánh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 15 khu công nghiệp hiện đại trong đó có 14 khu công nghiệp đã đưa vào hoạt động ổn định với hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ với đa dạng ngành nghề sản xuất kinh doanh, các khu du lịch như Long Hải, Vũng Tàu, Hồ Tràm, Bình Châu,... đây là khu vực tiềm năng lớn để thúc đầy phát triển dịch vụ TTKDTM như: giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu, thanh toán tiền hàng qua lại giữa các doanh nghiệp với nhau, chi trả lương qua tài khoản ngân hàng, khu vực tiềm năng để tiếp thị lắp đặt máy POS.

Agribank Chi nhánh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cần phải tận dụng tiềm năng lợi thế của địa phương để ra sức tiếp thị, tạo ra nhiều cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp để tăng thị phần hoạt động, tăng thu dịch vụ, qua đó có thể tiếp thị bán chéo sản phẩm.

Ngoài việc tìm kiếm khách hàng đơn thuần, chi nhánh cần tiếp cận với doanh nghiệp theo hướng hỗ trợ đối tác phổ biến đến người lao động các tiện ích cũng như cách sử dụng các hình thức thanh toán hiện đại thông qua việc phối hợp tổ chức các buổi giao lưu lồng ghép các kiến thức về các phương thức thanh toán trực tiếp tại đơn vị, hoặc tài trợ các chương trình an sinh xã hội tại các doanh nghiệp thông qua công đoàn để từng bước tiếp cận khách hàng.

Ngoài ra, chi nhánh cũng có thể xây dựng kế hoạch để tổ chức các chương trình khuyến mại tại các doanh nghiệp, mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn một mục tiêu

quảng bá để thông qua đó tạo điều kiện tiếp cận với các doanh nghiệp, phải thông qua tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp, tạo mối quan hệ với ban lãnh đạo doanh nghiệp và kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở để giúp doanh nghiệp và người lao động nhận ra được lợi ích của việc sử dụng các phương tiện TTKDTM.

3.2.6. Quảng bá giới thiệu ra công chúng để phát triển SPDV TTKDTM trongkhu vực dân cư. khu vực dân cư.

Thay đổi thói quen và nhận thức của người dân trong việc nhìn nhận tiền mặt là một công cụ được ưa chuộng trong thanh toán và từ lâu đã trở thành thói quen khó thay đổi của người tiêu dùng. Chính vì vậy, muốn phát triển TTKDTM thì trước hết phải giúp cho mỗi người dân hiểu rõ những tiện ích của phương tiện thanh toán này. Nếu người dân có hiểu biết đầy đủ hơn thì họ sẽ cảm thấy an toàn hơn, thuận tiện và thoải mái hơn khi sử dụng dịch vụ mà ngân hàng cung cấp, từ đó tất yếu nảy sinh nhu cầu sử dụng.

Việc tuyên truyền một cách cụ thể cho các hoạt động TTKDTM hiện nay trong nền kinh tế, cụ thể như tuyên truyền thông qua các video clip quảng cáo cách thức sử dụng của mỗi phương tiện thanh toán, chú trọng việc quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng có sức ảnh hưởng và được người dân tin như Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong đó nêu rõ ưu nhược điểm của mỗi phương thức, cơ sở pháp lý áp dụng, điều kiện sử dụng, đặc biệt hướng khách hàng đến các dịch vụ thanh toán hiện đại, phổ biến trên các kênh thông tin đại chúng như cơ quan báo đài địa phương, trên các trang mạng xã hội liên kết tại Chi nhánh, hoặc vận động khuyến khích cán bộ nhân viên mỗi người trở thành đại sứ tuyên tuyên truyền cho sản phẩm thanh toán mới được áp dụng thông qua các trang mạng cá nhân đảm bảo đầy đủ nội dung, chính xác thông tin truyền tải đến bạn bè, người thân (chứ không phải tung hô cho các hình thức thanh toán mới) sẽ khiến khách hàng hiểu hơn, nắm được ưu nhược điểm của từng hình thức, rồi từ đó tự quyết định chọn lựa hình thức phù hợp nhất với mình. Có như vậy, những thay đổi này mới thực sự xuất phát từ nhu cầu tự thân và mới khiến cho khách hàng xóa đi thói quen và tập quán thanh toán chi tiêu

bằng tiền mặt. Một trong những giải pháp tuyên truyền phổ biến và tiết kiệm đến khách hàng sử dụng thẻ đó là in các thông tin quảng cáo phía sau biên lai giao dịch ATM, hướng dẫn thao tác thanh toán bằng QR code, chuyển tiền bằng mã,...

Agribank Chi nhánh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cần đổi mới tư duy phù hợp với tình hình kinh tế xã hội, đó là ngân hàng phải tự tìm đến khách hàng, thời điểm hiện tại, không thể ngồi một chỗ đợi khách hàng tự tìm đến mình như thời xa xưa nữa, mà chính bản thân ngân hàng phải chủ động, mở rộng mối quan hệ tìm kiếm khách hàng, bằng các buổi tiếp xúc trực tiếp thông qua tài trợ các chương trình như khai giảng tại các trường Trung học Phổ thông trên địa bàn tỉnh, các trung tâm, cơ sở đào tạo nghề,...để tạo cơ hội tiếp xúc với nguồn khách hàng tiềm năng và quảng bá các SPDV.

Song song với công tác tuyên truyền quảng bá các tiện ích cũng như chức năng của các phương thức TTKDTM để khuyến khích khách hàng sử dụng, Agribank Chi nhánh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cần phổ biến cách thức đảm bảo an toàn thông tin cá nhân cho khách hàng, cũng như đưa ra các cảnh báo và cách nhận diện rủi ro cho khách hàng, cần phổ biến cho khách hàng hiểu rằng hệ thống công nghệ thông tin dù hiện đại thế nào đi nữa thì vẫn cần sự tương tác với con người trong việc cung cấp thông tin đầu vào. Các sai sót trong quá trình tương tác không đúng với quy định, hoặc vượt ngoài tầm kiểm soát, sàng lọc thông tin đầu vào thiếu chặt chẽ sẽ dẫn đến mất an toàn cho hệ thống và cho khách hàng. Nâng cao nhận thức cho khách hàng trong việc đảm bảo an toàn bảo mật các giao dịch trực tuyến, chi nhánh cần làm tốt công tác truyền thông về các thủ đoạn của tội phạm công nghệ cao và các biện pháp bảo vệ thông tin cá nhân trong việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử và thanh toán thẻ. Nếu như ngân hàng có thể chủ động kiểm soát hoạt động từ nhà băng, thì bên phía khách hàng lại phụ thuộc vào chính họ và các yếu tố xung quanh khách hàng. Thực tế, ‘ ‘Tin tặc có thể dễ dàng ‘ ‘trộm’ ’ tiền trong tài khoản, đôi khi không phải bằng cách khai thác lỗ hổng bảo mật ngân hàng, mà do chính thói quen giao dịch trực tuyến của khách hàng’’. Chính vì vậy, việc tăng cường công tác truyền thông

đến khách hàng về các thủ đoạn của tội phạm mạng và các biện pháp bảo vệ thông tin cá nhân trong việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử và thanh toán thẻ là vô cùng cần thiết trong giai đoạn hiện tại.

3.3. Kiến nghị với các cơ quan có liên quan.

3.3.1. Kiến nghị với Agribank.

Ban hành cơ chế ưu đãi trong phát triển mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ cho một số đối tượng đơn vị chấp nhận thẻ thuộc lĩnh vực cung ứng dịch vụ hành chính công, bệnh viện công, trường học công nhằm hưởng ứng chủ trương của Chính phủ, chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, đồng thời hỗ trợ chi nhánh duy trì khách hàng cũ và mở rộng khách hàng mới, trong đó ưu tiên thực hiện mục tiêu đẩy mạnh phát triển dịch vụ thẻ tại thị trường nông nghiệp, nông thôn.

Thường xuyên rà soát, đánh giá biểu phí dịch vụ thẻ và các SPDV thanh toán điện tử nhằm kịp thời điều chỉnh, bổ sung đảm bảo linh hoạt, cạnh tranh đồng thời khơi tăng nguồn thu dịch vụ cho Agribank. Ưu tiên ngân sách và xây dựng các chương trình Marketing, truyền thông đồng bộ để hỗ trợ chi nhánh tăng số lượng khách hàng mới, khuyến khích khách hàng sử dụng thẻ và các SPDV của Agribank. Tiếp tục đẩy mạnh kết nối thanh toán với các công ty Fintech để triển khai liên kết thanh toán với các ví điện tử, cổng thanh toán điện tử, chuyển tiền điện tử,...có quy mô lớn, mạng lưới chấp nhận thanh toán đa dạng phong phú nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, ngoài ra cần tận dụng và đề xuất các chương trình khuyến mại được các trung gian thanh toán, các đối tác tài trợ để vừa quảng bá thương hiệu Agribank vừa tiết kiệm chi phí.

Mở rộng mô hình ngân hàng tự động (Autobank) trong hệ thống, học tập triển khai mô hình Livebank của các ngân hàng thương mại tiên phong, đón đầu xu thế phát triển công nghệ hiện đại nhằm khẳng định vị trí tiên phong trên thị trường. Ngoài ra, cần chủ trương sắp xếp lại mạng lưới ATM theo hướng đưa các ATM cùng chủng loại, dòng máy về cùng khu vực để tiết giảm chi phí triển khai, giúp công tác quản lý, hỗ trợ khắc phục sự cố được kịp thời đặc biệt là tiết giảm chi phí bảo trì, bảo dưỡng ATM sau khi hết thời hạn bảo hành.

Kiện toàn bộ máy CNTT các cấp theo hướng chuyên môn hoá, làm chủ công nghệ, hạn chế sự phụ thuộc vào các đối tác bên ngoài. Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách về an toàn thông tin, có đạo đức, kỷ luật, nhằm ngăn ngừa sự câu kết với tội phạm mạng.

Rà soát, hoàn thiện và tổ chức triển khai chính sách về an ninh bảo mật CNTT, chính sách về quản lý rủi ro CNTT tuân thủ các văn bản pháp luật của Nhà nước và các quy định của NHNN, xây dựng kế hoạch hoàn thành triển khai các nhiệm vụ được quy định tại các văn bản của NHNN

Xây dựng, cập nhật kịch bản và triển khai diễn tập các quy trình, kịch bản ứng phó với các sự cố an toàn thông tin mạng, ứng cứu sự cố ANTT.

Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ đảm bảo an toàn các hoạt động nghiệp vụ và hạ tầng CNTT.

Trang bị các hệ thống hỗ trợ giám sát giao dịch điện tử, điều tra gian lận, từng bước tổng hợp, phân tích dữ liệu của khách hàng và xây dựng bộ quy tắc để phát hiện và ngăn chặn sớm các gian lận; xây dựng các tiêu chí và phần mềm để xác định các giao dịch bất thường dựa vào thời gian, vị trí địa lý, tần suất giao dịch, số tiền giao dịch, số lần đăng nhập sai quá quy định hoặc các dấu hiệu bất thường khác.

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước.

Tiếp tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. NHNN cần thực hiện rà soát, xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp lý để điều chỉnh tổng thể, bao hàm đầy đủ các dịch vụ công nghệ mới và các nhà cung ứng dịch vụ mới; Hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển các các dịch vụ ngân hàng điện tử; Nghiên cứu phát triển phương tiện thanh toán mới; Xây dựng cơ chế và khuôn khổ pháp lý rõ ràng để cho phép thành lập các tổ chức xử lý bù trừ tập trung các giao dịch thanh toán trên nguyên tắc cạnh tranh, tạo cơ sở phát triển thanh toán trên bề rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán.

Tiếp tục xây dựng Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2030 để làm cơ sở triển khai các nhiệm vụ, mục tiêu, nhiệm

chiến lược. Trong đó, có chiến lược bộ phận về phát triển và bảo đảm an ninh hệ thống công nghệ thông tin của ngành nghệ ngân hàng. Đưa vào áp dụng khung đánh giá rủi ro CNTT theo thông lệ quốc tế để nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra tuân thủ các quy định về an toàn bảo mật tại các TCTD, tổ chức trung gian thanh toán. Giám sát, đôn đốc các TCTD hoàn thành triển khai Kế hoạch áp dụng các giải pháp về an toàn bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng; Đẩy mạnh triển khai kế hoạch chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chíp.

Bên cạnh đó, NHNN cần nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đối với một số vấn đề như mô hình ngân hàng đại lý (agent banking), e-KYC (định danh khách hàng điện tử), tiền điện tử, mở rộng dịch vụ, phát triển các dịch vụ thanh toán phù hợp với khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nhất là dịch vụ tài chính số, thanh toán qua di động. Hạ tầng thanh toán ngay và thanh toán theo

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀNMẶT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH 10598628-2548-174339.htm (Trang 116)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w