Thanh toán bằng Thẻ

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀNMẶT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH 10598628-2548-174339.htm (Trang 26 - 29)

Thẻ là phương tiện do tổ chức phát hành thẻ phát hành để thực hiện giao dịch thẻ theo các điều kiện và điều khoản được các bên thoả thuận.

Hiện có 3 loại thẻ thanh toán được dùng phổ biến nhất hiện nay là thẻ ghi nợ, thẻ trả trước và thẻ tín dụng. Mỗi thẻ có đặc điểm riêng, tuy nhiên tất cả đều có thể thanh toán hoặc rút tiền tại máy ATM (CDM).

Thẻ ghi nợ (Debit card): là loại thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi số tiền trên tài khoản tiền gửi thanh toán của chủ thẻ mở tại một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép nhận tiền gửi không kỳ hạn. Thẻ ghi nợ hiện nay còn được sử dụng để mua hàng hoá tại siêu thị hoặc thanh toán hoá đơn tại các đơn vị chấp nhận thẻ.

Ưu điểm của thẻ ghi nợ: với đặc điểm được phát hành dựa trên tài khoản thanh toán của khách hàng, ‘ ‘ có bao nhiêu, tiêu bấy nhiêu’ ’ nên chủ thẻ hoàn toàn chủ động chi tiêu trong phạm vi số tiền trong tài khoản của mình.

Nhược điểm của việc sử dụng thẻ ghi nợ: chính do đặc điểm ‘ ‘ có bao nhiêu, tiêu bấy nhiêu’ ’ nên người sử dụng thẻ dễ bị động và không thể thực hiện thanh toán với những nhu cầu đột xuất do số dư trong tài khoản không đủ để thực hiện chi trả.

Thẻ tín dụng (Credit card): là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thoả thuận với tổ chức phát hành thẻ. Thông thường, thẻ tín dụng được ngân hàng cấp cho chủ thẻ với một

hạn mức nhất định dựa trên cơ sở đánh giá và thẩm định uy tín tín dụng, mức lương hàng tháng của chủ thẻ hoặc số tiền ký quỹ hay tài sản mà chủ thẻ đảm bảo tại ngân hàng. Định kỳ đến một ngày nhất định theo quy định của từng ngân hàng, ngân hàng gửi một bảng kê cụ thể các khoản chi tiêu trong tháng trước đó của chủ thẻ tín dụng và yêu cầu chủ thẻ thanh toán. Chủ thẻ có thể chọn thanh toán số tiền trước thời hạn ghi trong thông báo, khi đó chủ thẻ không phải trả lãi. Nếu không, chủ thẻ có thể lựa chọn trả số tiền tối thiểu, phần còn lại có thể trả từ từ và sẽ bị tính lãi theo quy định của ngân hàng.

Ưu điểm của thẻ tín dụng: với đặc điểm là ‘ ‘ chi tiêu trước, trả tiền sau’ ’, thẻ tín dụng hỗ trợ đắc lực cho chủ thẻ thực hiện nhanh chóng các giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ hay trên các website thương mại điện tử.

Nhược điểm của thẻ tín dụng: để được phát hành thẻ tín dụng, chủ thẻ phải thỏa mãn những điều kiện cần thiết theo quy định của ngân hàng. Ngoài ra, khi sử dụng thẻ tìn dụng, nếu chủ thẻ chậm thanh toán, có thể chịu mức lãi suất khá cao, mặt khác, phí thường niên của loại thẻ này hiện tại cũng khá cao.

Thẻ trả trước (prepaid card): là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi giá trị tiền được nạp vào thẻ tương ứng với số tiền mà chủ thẻ đã trả trước cho tổ chức phát hành thẻ. Điều đó có nghĩa là, khi chủ thẻ có một chiếc thẻ trả trước thì có thể nạp tiền vào thẻ qua các kênh của ngân hàng và chi tiêu trên số tiền đã nạp đó. Chủ yếu sử dụng để thanh toán chi phí mua xăng, dầu, dịch vụ giải trí, dịch vụ giao thông - vận tải và thanh toán trên các website thương mại điện tử.

Hiện nay, tình trạng mất an toàn trong việc thanh toán bằng thẻ tại các điểm thanh toán ngày một gia tăng, nhằm đảm bảo an ninh trong thanh toán bằng thẻ, Chính phủ Việt Nam đang hướng tới mục tiêu chuyển đổi toàn bộ thẻ ngân hàng từ thẻ từ sang thẻ chip nội địa bằng công nghệ chip an toàn, bảo mật, đa tiện ích, đa ứng dụng cho mọi người dân Việt Nam. Chuyển đổi thẻ thanh toán nội địa từ thẻ từ sang thẻ chip là một trong những giải pháp trọng tâm của ngành ngân hàng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Đề án phát triển thanh toán không dùng

tiền mặt giai đoạn 2016-2020 (Quyết định 2545/QĐ-TTg). Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, căn cứ các quy định pháp luật hiện hành về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, ngày 05/10/2018, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 1927/QĐ-NHNN công bố Bộ tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa; trong đó quy định chi tiết về các yêu cầu kỹ thuật thẻ thanh toán nội địa tại Việt Nam theo công nghệ chip tiếp xúc và không tiếp xúc, tương thích với chuẩn EMV của quốc tế. Tiếp đó, Thống đốc NHNN đã ban hành Thông tư số 41/2018/TT-NHNN ngày 28/12/2018 quy định về lộ trình chuyển đổi thẻ ngân hàng sang thẻ tuân thủ tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa; theo đó, lộ trình chuyển đổi đối với tổ chức thanh toán thẻ là đến ngày 31/12/2020 và đối với tổ chức phát hành thẻ là ngày 31/12/2021. Việc chuyển đổi thẻ chip nội địa là xu thế tất yếu của các nước trong khu vực và quốc tế trước tình trạng tội phạm công nghệ cao ngày càng gia tăng và tập trung vào các thị trường chưa thực hiện chuyển đổi công nghệ chip. Hiện Việt Nam có 48 ngân hàng phát hành thẻ nội địa với số lượng khoảng 76 triệu thẻ, hơn 261.000 máy POS và 18.600 máy ATM; trong đó phần lớn POS đã tuân theo Tiêu chuẩn EMV nên việc triển khai thẻ chip nội địa trên các thiết bị chấp nhận thẻ sẽ không quá phức tạp. Toàn bộ máy ATM và POS trên thị trường đảm bảo tuân thủ Tiêu chuẩn VCCS vào 31/12/2020. Chậm nhất vào 31/12/2021, toàn bộ thẻ từ nội địa đang lưu hành của tổ chức phát hành thẻ tuân thủ TCCS về thẻ chip nội.

Lần đầu tiên thị trường thanh toán Việt Nam triển khai áp dụng một tiêu chuẩn kỹ thuật thống nhất tương thích với tiêu chuẩn quốc tế EMV, khẳng định tính tự chủ và ứng dụng kịp thời những thành tựu tiến bộ của CMCN 4.0 trong hoạt động thanh toán của ngành ngân hàng; giúp cho các giao dịch thanh toán an toàn, bảo mật hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng phát triển tính năng thanh toán mới, hiện đại cho sản phẩm thẻ nội địa; mở ra cơ hội để thẻ nội địa tham gia hội nhập quốc tế.

Tính năng vượt trội của thẻ chip nội địa:

- An toàn và bảo mật: Sử dụng vi mạch chip để lưu giữ thông tin thẻ thay vì lưu trên dải từ, giảm thiểu các giao dịch giả mạo, gian lận do chỉ có ngân hàng

phát hành mới đọc được dữ liệu trong thẻ. Mỗi giao dịch sẽ có một mã xác thực riêng, đảm bảo không lấy cắp dữ liệu để giả mạo được giao dịch thẻ.

- Tối ưu hóa trải nghiệm cho người dùng: Thanh toán không tiếp xúc, "tap & go"- "chạm và đi" cùng với việc cho phép thanh toán không xác thực người dùng với giao dịch giá trị nhỏ của thẻ chip không tiếp xúc sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ xử lý giao dịch thanh toán, tiện lợi hơn thanh toán bằng tiền mặt.

- Đa tiện ích, đa ứng dụng trong thanh toán không dùng tiền mặt: Thẻ chip nội địa có thể tích hợp các ứng dụng các dịch vụ, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt với các ngành khác như giao thông, bảo hiểm, y tế, giáo dục và dịch vụ công. Đặc biệt, thẻ chip nội địa thiết kế tối ưu để ứng dụng thanh toán trong giao thông với tốc độ hoàn thành giao dịch thông thường 150-200mns, đáp ứng tiêu chuẩn thanh toán trong giao thông công cộng (dưới 300mns).

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀNMẶT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH 10598628-2548-174339.htm (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w