Sự thỏa hiệp giữa giai cấp tƣ sản và giai cấp phong kiến

Một phần của tài liệu (Trang 37 - 38)

C ƢƠN 2: TƢƠN ỒNG VÀ KHÁ BIỆT VỀ THỂ HẾ QUÂN HỦ LẬP HIẾN

2.1.1. Sự thỏa hiệp giữa giai cấp tƣ sản và giai cấp phong kiến

Xét về mặt lịch sử, thể chế chính trị quân chủ lập hiến được hình thành do

tương quan lực lượng giai cấp trong xã hội. Khi thực hiện các cuộc cách mạng nhưng giai cấp tư sản không đủ đánh bại giai cấp phong kiến đại diện vẫn còn mạnh. Ngay từ buổi đầu cận đại, thời kì mà chế độ phong kiến vừa mới bị diệt vong, nhưng một số thế lực phong kiến chưa bị xóa bỏ hẳn. Trong khi đó giai cấp tư sản mà công cụ của nó là nhà nước tư sản, phải đấu tranh quyết liệt và dai dẳng với thế lực phong kiến.

Đối với Đức và Nhật đến cuối thế kỉ XIX, thì chế độ phong kiến đã từng tồn tại hàng nghìn năm, nên việc lật đổ nó không phải là dễ dàng và ngay khi nhà nước quân chủ lập hiến được thiết lập thì việc chống trả lại sự trỗi dậy của thế lực phong kiến cũng không kém phần quyết liệt và dai dẳng. Vì thế, quyền lực nhà nước buộc phải chia sẻ giữa hai giai cấp thống trị: tư sản và phong kiến

Nhà nước quân chủ lập hiến Đức và Nhật Bản hình thành trên cơ sở thỏa hiệp giữa giai cấp tư sản đang lên và tầng lớp quý tộc phong kiến già nua (nhưng chưa hoàn toàn từ bỏ vị trí của mình trên trường chính trị). Nhưng do xu hướng thời đại, áp lực của phong trào quần chúng cách mạng, giai cấp tư sản dần từng bước thâu tóm quyền lực về tay mình, còn tầng lớp quý tộc ngày bị loại khỏi quyền lực. Đúng vậy, cơ sở để đưa đến sự ra đời của nhà nước quân chủ lập hiến thời cận đại nói chung và hai nước Đức, Nhật Bản nói riêng là do tương quan lực lượng giữa giai cấp tư sản với giai cấp phong kiến. Tuy nhiên, một bộ phận trong giai cấp phong kiến từ bỏ lối kinh doanh cũ (kinh doanh địa tô) để chuyển sang kinh doanh theo một phương thức sản xuất mới (kinh tế hàng hóa), dẫn đến sự dung hòa giữa giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến đưa đến sự ra đời nhà nước quân chủ lập hiến. Mặc dù, dưới những tên gọi khác nhau như gioongker ở Đức, võ sĩ ở Nhật

Bản…Nhưng thực chất của tầng lớp này là quý tộc tư sản hóa (nguồn gốc phong kiến nhưng kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa).

Trên thực tế, chính thể quân chủ lập hiến Đức là sản phẩm của một cuộc cách mạng chống phong kiến không triệt để, nhà nước tư sản Đức thể hiện rõ nhất sự cấu kết giữa tư sản với tầng lớp quý tộc tư sản hóa (quý tộc gioongke theo cách gọi của Mác) và mang nặng tính quân phiệt. Mác nhận xét: “Đó là nền độc tài quân sự được tổ chức theo lối quan liêu, được bảo vệ bằng cảnh sát, được trang sức bằng những hình thức Nghị viện với một mớ hỗn hợp bằng những yếu tố phong kiến và

đồng thời đã chịu ảnh hưởng của giai cấp tư sản”[17; 306]. Bixmac làm Thủ

tướng Đức suốt 20 năm (1871-1890) chính là hiện thân của sự kết cấu và tính chất trên.

Đối với Nhật Bản, do thế lực còn non yếu nên giai cấp tư sản Nhật Bản không giữ được vai trò độc quyền lãnh đạo cách mạng tư sản. Nó phải liên minh với tầng lớp phong kiến tư sản hóa để lãnh đạo cách mạng và kết quả của sự liên minh là sau cách mạng thì thể chế quân chủ lập hiến được thiết lập với vai trò rất lớn của Thiên hoàng. cuộc cách mạng tư sản không triệt để, tính chất tư sản đó được kết hợp chặt chẽ với tính chất phong kiến, tạo ra những nét riêng biệt của một tên đế quốc phong kiến - quân sự. Sự biến đổi từ nhà nước Nhật Bản cũ đến nhà nước tư sản

Qua đó có thể thấy, nguyên nhân tồn tại của chính thể quân chủ lập hiến là sự thỏa hiệp giữa tư sản và phong kiến, kết hợp giữa các thể chế tư sản với thể chế phong kiến. Tuy chế độ quân chủ vẫn tồn tại nhưng dần dần thích ứng với lợi ích tư sản đang nắm chính quyền và quyền lực của nhà vua bị hạn chế bởi Hiến pháp do Nghị viện ban hành. Do tương quan quyền lực giữa vua và Nghị viện, chính thể quân chủ lập hiến có thể là song phương quyền lực giữa nhà vua và Nghị viện. Tại đây vua bị hạn chế quyền lập pháp nhưng lại mở rộng quyền hành pháp

Một phần của tài liệu (Trang 37 - 38)