C ƢƠN 2: TƢƠN ỒNG VÀ KHÁ BIỆT VỀ THỂ HẾ QUÂN HỦ LẬP HIẾN
2.1.5. Chế độ đa đảng
Là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính trị quốc gia, đảng phái chính trị ở các nước đều thể hiện những nét riêng, đặc trưng của lịch sử dân tộc ở quốc gia đó. Với hai nước Đức và Nhật Bản, sự tồn tại chế độ đa đảng đã song hành cùng quá trình hoàn chỉnh bộ máy nhà nước quân chủ lập hiến thời cận đại.
Ở cả hai nước Đức và Nhật thì các đảng phái chính trị đại diện cho mỗi giai cấp, tầng lớp khác nhau trong xã hội.
Thứ nhất, Đảng đại diện cho tầng lớp địa chủ tư sản
Ở cả Đức và Nhật Bản đảng đại diện cho tầng lớp địa chủ tư sản là đảng tự do. Đây là đảng phái của những người có tư tưởng tự do, đại diện cho quyền lợi của
tầng lớp trung, tiểu địa chủ và phần tử tri thức, họ chống lại việc thống trị theo kiểu bán chuyên chế, chủ trương thực hiện tự do. Đều dốc sức vào việc xây dựng chính thể lập hiến.
Ở Nhật Bản, đảng tự do là một đảng chính trị đầu tiên được thành lập vào tháng 10 - 1881, trên cơ sở tập hợp các địa chủ nhỏ, một bộ phận tư sản thành thị lớp giữa, phú nông và trí thức tư sản. Đảng tự do Nhật đã hoạt động sôi nổi với những tư tưởng tiến bộ: đòi chủ quyền của nhân dân, đòi lập nghị viện theo chế độ một viện, bảo đảm không điều kiện quyền tự do tư tưởng, tự do hội họp và thành lập đoàn thể, nhân dân có quyền chống lại những điều sai pháp luật. “Khi chính phủ tùy tiện và phạm Hiến pháp, xâm phạm đến tự do và quyền lợi của nhân dân thì
nhân dân có quyền lật đổ Chính phủ đó, lập Chính phủ mới” [26, 209].
Phái tự do còn chống lại chiến tranh xâm lược của chính phủ và chủ trương nhân dân ở Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc phải đoàn kết để chống lại sự xâm lược của các nước Âu - Mĩ. Đồng thời lên án sự hèn nhát của Chính phủ trước sự chèn ép của tư bản phương Tây.
Cũng giống như Nhật thì ở Đức, đây là một đảng phái đại diện cho tầng lớp trung tiểu địa chủ tư sản, trí thức tư sản. Do giai cấp đại tư sản thành lập, đã ủng hộ chính phủ vô điều kiện, đồng thời đảng này cũng trở thành cây trụ chống chủ yếu của Bixmac trong Nghị hội. Đảng này lấy tôn chỉ là tự do, dân quyền và hạnh phúc toàn dân. Họ chống lại việc thống trị theo kiểu bán chuyên chế và chủ trương thể chế quân chủ lập hiến, phản ánh quyền lợi của địa chủ nhỏ và phú nông, vừa kinh doanh ruộng đất vừa kinh doanh công thương nghiệp.
Thứ hai, Đảng đại diện cho tầng lớp tư sản công thương và tri thức
Ở Đức đảng đại diện cho tầng lớp tư sản công thương và tri thức là đảng dân tộc tự do.
Đây là một đảng bênh vực cho chính sách tăng cường công nghiệp hóa trong nước và đẩy mạnh chiến tranh thuộc địa, chủ trương củng cố và phát triển quân đội. Còn ở Nhật Bản đảng đại diện cho lợi ích tư sản công thương chính là Đảng cải
tiến lập hiến, đảng này được thành lập năm 1882 do Okuma đứng đầu. Đảng này
mơ ước một đại diện cho lợi ích tư sản công thương, những phần tử trí thức võ sĩ có liên hệ với tư sản lớn, có xu hướng ôn hòa được Mitsubishi ủng hộ. Họ chủ trương
lập ngân hàng, phát triển buôn bán mậu dịch, mở rộng khu vực ảnh hưởng kinh doanh, muốn mở rộng xâm lược ra bên ngoài.
Thứ ba, Đảng đại diện cho giai cấp vô sản
Ở cả hai nước Đức và Nhật Bản, đảng xã hội dân chủ đại diện cho lợi ích giai cấp công nhân và tầng lớp nhân dân bị bóc lột.
Đảng công nhân xã hội dân chủ ra đời ở hai nước Đức và Nhật Bản trong bối cảnh giai cấp công nhân và nhân dân lao động chịu sự bóc lột của chủ nghĩa tư bản.
Cụ thể như ở Nhật Bản thời kì tích lũy tư bản đầu tiên ở Nhật Bản gắn liền với sự bóc lột nặng nề của chủ nghĩa tư bản, công nhân nữ và trẻ em làm việc trong các công xưởng bị bóc lột tàn nhẫn, trẻ em 8 tuổi cũng phải làm việc từ 15-16 giờ/ngày dưới sự kiểm soát gắt gao của bọn chủ.
Sự bóc lột nặng nề đã dẫn tới nhiều cuộc đấu tranh phản kháng, trong những năm 1872 - 1878 công nhân mỏ Takashima bạo động, năm 1881 công nhân dệt bạo động. Vào những năm 90 của thế kỉ XIX làn sóng nổi dậy ngày nhiều, trong phong trào rầm rộ đó đảng xã hội dân chủ Nhật Bản ra đời dưới sự lãnh đạo của Katayamasen. Do bị bóc lột và đời sống cực khổ, năm 1898 Hội nghiên cứu chủ nghĩa xã hội ra đời, năm 1900 đổi thành Hiệp hội xã hội chủ nghĩa, năm 1901 đảng xã hội dân chủ Nhật thành lập.
Đối với Đức, Đảng xã hội dân chủ Đức ra đời năm 1869. Đến khi nước Đức thống nhất, công nghiệp tư bản chủ nghĩa đã nhanh chóng phát triển, từ đó tạo nên một giai cấp công nhân lớn mạnh. “Năm 1852 công nhân công nghiệp Đức chỉ có 190.000 người nhưng đến năm 1894 đã tăng lên 613.000 người. Đồng thời tình trạng công nhân Đức tồi tệ hơn công nhân Anh, Pháp rất nhiều, tiền lương thấp
kém từ năm 1874 đến năm 1879, tiền lương của công nhân Đức bị giảm 17,5% [54;
339], trong khi đó cường độ lao động lại rất lớn. Đời sống nghèo khó của công nhân đã nâng cao tinh thần cách mạng của họ.
Sau chiến tranh Pháp - Phổ, phong trào bãi công của công nhân Đức ngày càng lên cao, mùa hè năm 1872 công nhân mỏ ở Ruh đã bãi công đòi ngày làm việc 8 giờ và nâng cao mức lương lên 25%, cũng năm đó công nhân ở các địa phương như ShachSen, Chemnit, Leipzing đã tiến hành bãi công, những cuộc bãi công này hầu
hết đều có tính cục bộ ở từng địa phương. Mặc dù, có những lần họ muốn đẩy mạnh phong trào bãi công đến các địa phương khác nhưng đều bị thất bại.
Khi nước Đức thống nhất hoàn thành, phong trào công nhân ở Đức chia thành 2 đảng phái, một phái gọi là “Đảng công nhân xã hội dân chủ Đức” (cũng được gọi là phái Eisenach) và phái Lassalle. Trong đó phái Eisenach đã thể hiện tinh thần quốc tế của giai cấp vô sản cao độ. Nhưng tình hình phát triển của nước Đức sau khi thống nhất đã làm cho sự hợp nhất của hai đảng phái này trở thành một việc không thể tránh khỏi.
Năm 1875, một cuộc đại biểu hội nghị của hai đảng phái nói trên được triệu tập tại Gouda, để thực hiện sự hợp nhất gọi là công đảng xã hội chủ nghĩa, (đến năm 1890 thì đổi thành đảng xã hội dân chủ Đức). Chẳng bao lâu thì đã trở thành một chính đảng lớn mạnh của công nhân. Đến mùa xuân năm 1877, đảng có 32.000 đảng viên tích cực và 1 tờ báo trung ương của đảng. Năm 1877, khi Nghị hội tiến hành bầu cử, đảng đã thu được 500.000 lá phiếu, tại Béclin nhân dân đã dồn 40% phiếu cho đảng xã hội dân chủ.
Đảng xã hội dân chủ Đức và Nhật Bản đều đưa ra những cương lĩnh tiến bộ. Với chủ trương là đấu tranh hợp pháp nhằm thực hiện các mục đích như: xóa bỏ xã hội có giai cấp, không phân biệt chế độ chính trị, thực hiện quốc hữu hóa ruộng đất và tư bản…cùng với những cương lĩnh đó là sự thúc đẩy và ủng hộ của đông đảo quần chúng công nhân. Do vậy, nó phát triển rất nhanh và chẳng bao lâu trở thành một chính đảng của giai cấp công nhân.
Ở cả Đức và Nhật Bản thì chính phủ trấn áp phong trào của đảng xã hội dân chủ.
Đối với Đức, đứng trước tình hình phong trào công nhân cũng như đảng xã hội dân chủ ngày càng phát triển nhanh chóng, trong cuộc bầu cử năm 1877 được 12 đại biểu, điều này làm cho giai cấp thống trị lo ngại. Nhân vụ ám sát vua Đức năm 1878 của những phần tử vô Chính phủ, Chính phủ Bixmac đã tấn công mạnh mẽ vào đảng xã hội dân chủ,
Bixmac đã công bố “đạo luật đặc biệt”, nhằm giải tán các tổ chức công nhân, đóng các tòa báo công nhân, bắt bớ và truy nã hàng loạt đảng viên. “Bất cứ đoàn thể nào, bất kể loại báo chí nào cũng như tất cả những cuộc hội hội họp nếu là của
đảng xã hội dân chủ của những người theo chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, có ý đồ lật đổ chế độ quốc gia và xã hội hiện hữu đồng thời có nguy hại đến
việc trị an đều bị ngăn cấm” [54; 342]. Như vậy, tất cả quyền lợi của giai cấp công
nhân đều bị tước đoạt.
Đứng trước sự tấn công của chính phủ Bixmac, những người lãnh đạo đảng tuyên bố giải tán đảng nhưng quần chúng ở các cơ sở đã biểu thị thái độ kiên quyết và vững vàng hơn nhiều, họ tự thành lập những tổ chức và hoạt động bí mật. Kết quả của việc thi hành luật đặc biệt, thế lực của đảng xã hội dân chủ chẳng những không bị suy yếu mà trái lại càng lớn mạnh hơn.
Ở Nhật Bản cũng thế, chính phủ Nhật ra lệnh cấm đảng xã hội dân chủ Nhật và các báo chí hoạt động. Tuy vậy, phong trào đấu tranh của công nhân vẫn phát triển. Công nhân mỏ than, mỏ đồng, các nhà máy vẫn tiếp tục bãi công.
Tóm lại, ở cả Đức và Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX với chế độ đa đảng, đã tồn tại các đảng phái đại diện cho các giai cấp khác nhau trong xã hội, mỗi đảng phái mang đặc điểm riêng. Như ở cả Đức và Nhật Bản thì đảng tự do có đặc điểm cơ bản là thù địch các chế độ độc đoán chuyên chế, chủ trương bảo vệ tự do cá nhân, mở rộng tự do bầu cử, bảo vệ quyền tự do kinh doanh và sở hữu cá nhân, hạn chế sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế. Hay, đảng xu hướng chính trị bảo thủ thì muốn duy trì một chế độ chính trị với nguyên tắc quyền hành, tôn ti, trật tự, khẳng định tư hữu, tôn trọng các giá trị truyền thống, hạn chế, dè dặt các cải cách chính trị - xã hội, hạn chế tối đa sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động đời sống xã hội. Đảng xã hội dân chủ thì hạn chế những mặt trái của thị trường, chủ trương đấu tranh bằng con đường nghị viện.
Những chính đảng trên ít nhiều có sự khác biệt nhau và đôi khi đối lập nhau nhưng chủ yếu đứng trên lập trường của giai cấp bóc lột, bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản. Còn đại đa số quần chúng nhân dân bị bóc lột nặng nề, bị tước đoạt quyền tuyển cử, bị gạt ra ngoài sinh hoạt chính trị của nhà nước, đấu tranh giành quyền lợi cho mình.
Qua đây chúng ta thấy, sở dĩ thể chế chính trị của Nhật Bản có những nét tương đồng đối với Đức bởi lẽ, Đức và Nhật Bản có những đặc điểm chung như: tiến hành công nghiệp hóa muộn, hay tiến hành cách mạng tư sản muộn và sau cách
mạng thiết lập thể chế quân chủ lập hiến, đó cũng là kết quả từ liên minh lãnh đạo cách mạng, là mối liên minh giữa tư sản và quý tộc mới. Từ đó, đưa đến những điểm tương đồng nhau về việc thiết lập thể chế quân chủ lập hiến. Như quy định vai trò to lớn của hoàng đế hay thể chế quân chủ lập hiến Đức và Nhật Bản mang tính chất quân phiệt hiếu chiến.
Mặt khác, qua quá trình soạn thảo Hiến pháp thì Nhật Bản đã có sự học hỏi, tiếp thu từ Hiến pháp Đức, điều đó không tránh khỏi những nét tương đồng với nhau. Nhật Bản chọn mô hình Hiến pháp Đức, bởi lẽ nội dung của bản Hiến pháp đảm bảo tính dân tộc, đề cao quốc thể, tôn trọng Hoàng đế…Những vấn đề này phù hợp với truyền thống cố hữu của Nhật Bản.