C ƢƠN 2: TƢƠN ỒNG VÀ KHÁ BIỆT VỀ THỂ HẾ QUÂN HỦ LẬP HIẾN
2.3.2.2. ối với thế giới
Qua việc tìm hiểu, phân tích những điểm tương đồng và khác biệt giữa nền quân chủ lập hiến Đức với Nhật Bản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, chúng ta còn
thấy được những giá trị phổ quát và ý nghĩa của chúng đối với việc vận dụng vào hệ thống chính trị của các nước, hay tác động đến tình hình chính trị của thế giới. Hiến pháp Minh Trị là bản Hiến pháp đầu tiên ở châu Á, là sự tổng kết của hai yếu tố “cận đại” và “truyền thống”, vừa thể hiện sự tiến bộ, hiện đại như công nhận quyền tự do, dân chủ của con người. Vừa mang những yếu tố truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Cho nên, các nước châu Á tiếp thu, học hỏi mô hình chính trị của Nhật Bản, như Trung Quốc hay Việt Nam.
Duy Tân Mậu Tuất (Trung Quốc) năm 1898 cũng bắt đầu từ việc học tập Nhật Bản. Trung Quốc đi sau Nhật Bản 30 năm trong công cuộc cải cách, cho nên chịu ảnh hưởng từ cải cách Minh Trị mà đặc biệt là trong lĩnh vực chính trị. Người Trung Quốc, mà cụ thể là tầng lớp trí thức, họ khao khát có được một minh quân theo kiểu Minh Trị ở Trung Quốc để đưa đất nước thoát khỏi sự khủng hoảng về kinh tế, chính trị và xã hội, tránh được họa xâm lăng của các nước đế quốc phương Tây. Vì vậy, mà việc đầu tiên của phái cải cách là: giành lấy một ông vua và giành lấy quyền lực cho ông vua đó để tiến hành cuộc cải cách tư sản, dựa trên mô hình của Nhật Bản.
Trong tác phẩm “Nhật Bản chính khảo biến” Khang Hữu Vi đã muốn xây dựng một nền quân chủ lập hiến ở Trung Quốc và yêu cầu “Quốc thể nghị biến”. Tức là chính quyền cần phải cải cách, cần phải thi hành tam quyền phân lập, táo bạo hơn Khang Hữu Vi còn đề ra chủ trương “quân dân cộng trị”, khẳng định chế độ quân chủ lập hiến sẽ thay thế chế độ phong kiến độc tài bảo thủ. Thay đổi chế độ phong kiến bằng một thể chế chính trị tiến bộ hơn, dân chủ hơn sẽ đảm bảo việc điều hành một xã hội biến đổi theo trào lưu của xã hội. Ông còn nêu rằng “lập Quốc hội để
nắm rõ tình hình quần chúng”, việc nước do Quốc hội bàn bạc và làm, học tập
quốc gia để định ra Hiến pháp và luật công tư, chủ trương thành lập Nghị viện và việc đấu tranh cải cách quan chế, nhằm giành lại quyền lực cho nhà vua.
Như vậy, trên cơ sở chịu ảnh hưởng từ cải cách Minh Trị, các nhà Duy Tân Trung Quốc đã đưa ra những nội dung cải cách về thể chế chính trị tương đối hoàn chỉnh, không thua kém gì Nhật Bản.
Ngoài Trung Quốc ra thì Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng từ thể chế quân chủ lập hiến của Nhật Bản. Sau thất bại của phong trào Cần Vương các sĩ phu yêu nước
như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh …đã đưa dân tộc ta vượt lên trên những hạn chế của nho giáo để hướng tới các cuộc cách mạng dân chủ tư sản trên thế giới. Nhưng phong trào cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản trước hết chịu ảnh hưởng của nước Nhật hùng cường sau cuộc Minh Trị Duy Tân. Việt Nam hướng về Nhật Bản, đối với Phan Bội Châu trong Đề tỉnh quốc dân ca (được viết năm 1907), cụ đã xác định tấm gương chung lúc bấy giờ “Gương Nhật Bản đất Á Đông -
gương ta ta phải soi chung kẻo lầm” và trong cái “gương ta” ấy có vai trò nổi bật
của Hiến pháp đã góp phần đắc lực trong công cuộc Duy Tân của Nhật “Lập Hiến pháp từ đầu Minh Trị - bốn mươi năm dân trí mở mang”.
Mặt khác, trên cơ sở hòa thuận từ trên xuống dưới, quân - thần cũng như vua - tôi của Nhật Bản thì đây là cơ sở để mỗi quốc gia vượt qua khó khăn mà tạo nên sự trường tồn của dân tộc. Thực tế thì theo Nguyễn Trường Tộ “Mọi quyền lực hành vi trong một nước phải do vua nắm và cùng với quốc dân chia sẻ nỗi vui buồn. Ngoài quy luật này ra đều là tội cả. Tôi xem khắp các nước trong thiên hạ, hễ nước nào có một bề tôi đời đời thì đôi khi suy vi nhưng trong nước cũng không đến nỗi có loạn lớn, như Nhật Bản mấy nghìn năm”
Mặc dù, những tư tưởng của những nhà sĩ phu yêu nước của Việt Nam là tiến bộ nhưng tư tưởng đó không được thực hiện thành công do những điều kiện nhất định trong nước. Tuy nhiên, qua đó cũng phản ánh được ảnh hưởng to lớn của nền chính trị quân chủ lập hiến Nhật Bản đến với thế giới mà trước hết đối với các nước ở châu Á.
Do đặc điểm của thể chế chính trị quân chủ lập hiến Đức và Nhật là quân phiệt
hiếu chiến, điều này là nguyên nhân Đức và Nhật Bản trở thành lò lửa chiến tranh trong hai cuộc chiến tranh thế giới.
Công cuộc thống nhất nước Đức là dùng vũ lực để gây chiến tranh với bên ngoài (đánh Đan Mạch, Áo và gây chiến tranh với Pháp), nước Đức dần bị quân phiệt hóa theo kiểu của Phổ và trở thành trung tâm gây chiến ở châu Âu, nước Đức trở thành lò lửa chiến tranh của hai cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất và lần thứ hai.
Vào đầu thế kỉ XX, thì Đức được gọi là điển hình của chủ nghĩa quân phiệt hiếu chiến. Vì Đức theo chế độ quân phiệt với trào lưu tư tưởng chính trị phản
động, chủ trương tăng cường sức mạnh quân sự và đẩy mạnh việc chuẩn bị chiến tranh xâm lược và chống lại phong trào giải phóng dân tộc và đàn áp phong trào dân chủ, giới quân phiệt đã tuyên truyền tư tưởng hiếu chiến, điên cuồng chạy đua vũ trang, tăng cường ngân sách quân sự, thành lập các liên minh chính trị - quân sự để chuẩn bị chiến tranh xâm lược và trấn áp phong trào quần chúng cũng như phát động chiến tranh phân chia lại thế giới.
Còn đối với Nhật Bản sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đồng thời đưa đến sự ra đời của chủ nghĩa quân phiệt. Bản Hiến pháp tư sản Nhật năm 1889 được coi là bản Hiến pháp phản động nhất lúc bấy giờ. Trong đó quy định mọi quyền hành đều được tập trung vào tay Thiên hoàng, chế độ Thiên hoàng tồn tại với mục đích bảo vệ và phát triển chủ nghĩa tư bản. Nó đã thể hiện đầy đủ nhất tính chất cực kì hiếu chiến, chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản đã xây dựng cho mình một lực lượng quân đội và cảnh sát hùng mạnh. Chủ trương coi chiến tranh là công cụ chính để thực hiện chính sách đối ngoại, xâm lược và nô dịch các nước láng giềng, cuộc chiến tranh Trung - Nhật nổ ra đã minh chứng cho tính chất phản động hiếu chiến của chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
Chủ nghĩa đế quốc Nhật bộc lộ rõ tính chất hiếu chiến phản động đúng như Lê Nin đã đánh giá “ở Nhật Bản và Nga độc quyền về lực lượng quân sự, về sự rộng lớn của lãnh thổ hay về sự thuận lợi đặc biệt trong việc cướp bóc của các dân tộc khác như Trung Quốc…điều bổ sung từng phần và thay thế từng phần cho sự độc
quyền của tư bản tài chính hiện đại nhất” [26; 222].
Cũng chính từ tính chất quân phiệt hiếu chiến, thực hiện chính sách đối ngoại xâm lược của Đức và Nhật Bản đã có tác động đến quan hệ quốc tế cuối thế kỉ XIX mà đặc biệt là đầu thế kỉ XX.
So với các cường quốc khác thì Đức nắm vai trò quan trọng trong quan hệ quốc tế vào cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX, chỉ chấm dứt vào năm 1918 sau khi bại trận trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong chiến tranh thế giới thứ nhất thì Đức là đế quốc hung hăng nhất, bởi vì thế mạnh của Đức về kinh tế và quân sự. “Khi phát động chiến tranh, Đức muốn đánh tan kẻ kình địch của mình là
Anh, Pháp, Bỉ để chiếm thuộc địa của các nước đó, làm suy yếu Nga hoàng”[26;
Còn đối với Nhật Bản cùng với các cường quốc Anh, Mỹ… muốn tạo được thế tương quan lực lượng, hạn chế sự bành trướng của Nga ở vùng Viễn Đông nên Nhật Bản có vai trò rất quan trọng. Hơn nữa với chiến thắng Trung Quốc của Nhật thì đã làm thay đổi thế lực ở vùng Viễn Đông, Trung Quốc từ một nước hùng mạnh mà giờ đây lại thất bại trước một nước nhỏ bé như Nhật Bản. Với chính sách ngoại giao phù hợp đã đưa Nhật Bản trở thành cường quốc hàng đầu thế giới.
Ngoài ra, trước thắng lợi của Nhật Bản trong cuộc chiến tranh với Nga thì đã có ảnh hưởng đến phong trào yêu nước chống thực dân ở nhiều nước Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung, phong trào giải phóng dân tộc nổ ra và phát triển mạnh mẽ nhằm đánh đổ chủ nghĩa đế quốc thực dân, giành độc lập cho dân tộc. Như thế, thể chế quân chủ lập hiến của Đức và Nhật Bản nó đã có những ảnh hưởng đến thể chế chính trị của thế giới, là cơ sở cho các nước thiết lập nền quân chủ lập hiến và nó có ảnh hưởng đến nền an ninh, chính trị của thế giới vào cuối thế kỉ XIX mà đặc biệt là đầu thế kỉ XX.
KẾT LUẬN
. Thể chế nhà nước quân chủ lập hiến ra đời là thành quả chính trị cơ bản và trực tiếp của cách mạng tư sản, là hệ quả quá trình phát triển của phương thức sản xuất mới - phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, một phương thức sản xuất đem lại lợi ích chủ yếu cho giai cấp tư sản. Đúng như thế, cách mạng tư sản Đức và Nhật Bản cuối thế kỉ XIX là những cuộc cách mạng tư sản không triệt để, nhưng đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng. Bởi vì, nó mở đường cho quan hệ tư bản chủ nghĩa phát triển và mục tiêu giành chính quyền của phe cách mạng đã đạt được, đó chính là sau cách mạng giai cấp lãnh đạo đã thiết lập thể chế quân chủ lập hiến. Đây là một loại hình nhà nước thể hiện được tiến bộ trong lịch sử phát triển của nhân loại, hơn hẳn thể chế quân chủ chuyên chế. Vì nó đảm bảo nền kinh tế tư bản phát triển, đảm bảo mức độ nhất định về quyền tự do, dân chủ của nhân dân, như quyền bầu cử hay quyền bình đẳng trước pháp luật.
Điều kiện lịch sử cũng tác động đến nền chính trị của các nước, thể chế quân chủ lập hiến Đức và Nhật Bản được hình thành vào giai đoạn cuối thế kỉ XIX. Thì nó cũng có những điểm tương đồng nhau, tuy nhiên cách vận hành và tổ chức bộ máy nhà nước này ở Đức và Nhật Bản cũng có những khác biệt rõ rệt phù hợp với hoàn cảnh của mỗi nước.
Thể chế quân chủ lập hiến Đức và Nhật Bản được hình thành theo nguyên tắc tam quyền phân lập, trên một mức độ nhất định buộc giai cấp tư sản, điều hành tổ chức quản lý đều dựa vào pháp luật, không thể theo quyết định của cá nhân hay tổ chức nào, nhằm lấy quyền lực để hạn chế quyền lực. Hay, cơ cấu bộ máy nhà nước gồm ba cơ quan đại diện là hành pháp, lập pháp và tư pháp. Trong đó, Chính phủ thuộc về cơ quan hành pháp, thành phần của Chính phủ là Thủ tướng nắm vai trò và nguyên thủ quốc gia đại diện cho cơ này. Nghị viện thuộc về cơ quan lập pháp, gồm hai viện Thượng và Hạ viện và cơ quan tư pháp giao trọn cho tòa án.
Ngoài ra, thể chế quân chủ lập hiến của hai nước thì nguyên thủ quốc gia đều nắm vai trò chủ yếu. Mặc dù, với những tên gọi khác nhau nhưng nguyên thủ hai nước đều được ghi nhận là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nhà nước về đối
nội, đối ngoại, đại diện cho sự đoàn kết quốc gia, dân tộc và sự bền vững, tập trung của bộ máy nhà nước, đảm bảo được sự thống nhất quyền lực của nhà nước.
Bên cạnh những đặc điểm tương đồng thì thể chế quân chủ lập hiến Đức và Nhật Bản cũng có những dị biệt rõ rệt. Điều đó thể hiện qua việc phân chia quyền lực giữa các cơ quan nhà nước. Đối với Nhật bản thì việc phân chia giữa ba cơ quan hành pháp, lập pháp và tư pháp một cách cụ thể, rõ ràng trong khi đó bộ máy nhà nước Đức thì không có sự quy định rõ ràng mà tổ chức đơn giản và gọn gàng hơn. Hay, từ nền chính trị quân phiệt hiếu chiến mà chính sách đối ngoại của Đức và Nhật Bản chủ yếu là đàn áp và đẩy mạnh xâm lược bên ngoài. Tuy nhiên, đối với Nhật Bản chỉ chú trọng đến các nước láng giềng thì Đức lại mở rộng xâm chiếm ra toàn bộ thế giới.
Chính thể chế quân chủ lập hiến Đức và Nhật Bản đã có tác động đến tình hình hai nước, từ kinh tế đến xã hội. Chính vì thế đây là hai nước tư bản phát triển, có vị thế và tầm ảnh hưởng lớn đối với chính trường quốc tế. Lịch sử phát triển và tạo lập thế lực chính trị của quốc gia phụ thuộc nhiều vào yếu tố và nó mang giá trị, ý nghĩa tham khảo quan trọng đối với nhiều nước trên thế giới. Đúng như thế, nền quân chủ lập hiến của hai nước Đức và Nhật Bản đã có ảnh hưởng đến nền chính trị của các nước. Như Trung Quốc và Việt Nam chịu ảnh hưởng tư tưởng quân chủ lập hiến từ Nhật Bản. Mặt khác, nhà nước quân chủ lập hiến Đức và Nhật Bản mang tính quân phiệt hiếu chiến. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến lò lửa trong hai cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai.
Như vậy, qua tìm hiểu và phân tích thể chế quân chủ lập hiến Đức và Nhật Bản, chúng ta đã thấy rất rõ những điểm tương đồng và khác biệt giữa chúng, thấy được ảnh hưởng và tác động của nó đối với thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Sách, tạp chí
1. Đặng Đức An (2009), Đại cương lịch sử thế giới, Nxb Giáo dục.
2. Vũ Hồng Anh (1997), Tổ chức và hoạt động của Chính phủ ở một số nước trên
thế giới, Nxb Chính trị Quốc gia.
3. Vũ Hồng Anh (2001), Tổ chức và hoạt động của nghị viện ở một số nước trên
thế giới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4. Đỗ Thanh Bình, Lại Bích Ngọc (1996), Một số vấn đề về lịch sử thế giới, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
5. Quang Chính (1957), Chính trị Nhật Bản (1854 - 1954),Nxb Lan Đình, Sài Gòn. 6. Nguyễn Xuân Chúc (2003), Từ điển bách khoa lịch sử thế giới, Nxb Từ điển bách khoa.
7. C.Mác và Ph. Ăngghen toàn tập (2004), tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
8. C. Mác và Ph. Ăngghen toàn tập (2004), tập 8, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
9. Nguyễn Đăng Dung, Bùi Xuân Đức (1994), Luật hiến pháp của các nước tư bản,
trường Đại Học Tổng hợp Hà Nội.
10. Nguyễn Đăng Dung (1996), Luật hiến pháp của các nước tư sản, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
11. Nguyễn Đăng Dung (2002), Một số vấn đề về Hiến pháp và bộ máy nhà nước, Nxb Giao thông vận tải.
12. Nguyễn Đăng Dung (2004), Thể chế tư pháp trong nhà nước pháp quyền, Nxb Tư pháp.
13. Nguyễn Đăng Dung, Bùi Ngọc Sơn (2004), Thể chế chính trị, Nxb Chính trị Hà Nội.
14. Nguyễn Đăng Dung (2007), Ý tưởng về một nhà nước chịu trách nhiệm, Nxb Đà Nẵng.
15. Nguyễn Đăng Dung (2009), Lịch sử các học thuyết chính trị, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
16. Nguyễn Ngọc Đào (1997), Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới, Nxb Đại học Quốc gia.
17. Phạm Điềm, Vũ Thị Nga (2008), Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới, Nxb Công an nhân dân.
18. Edwin O.Reichauer (1994), Nhật Bản quá khứ và hiện tại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
19. F.la. Polianxki (1978), Lịch sử kinh tế các nước (ngoài Liên Xô) (thời kì đế quốc chủ nghĩa, những năm 1870-1917), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội (Trương Hữu Quýnh dịch).
20. Phạm Gia Hải, Phạm Hữu Lư, Phan Ngọc Liên, Trừng Văn Trị (1980), Lịch sử