Nguyên tắc tam quyền phân lập

Một phần của tài liệu (Trang 38 - 40)

C ƢƠN 2: TƢƠN ỒNG VÀ KHÁ BIỆT VỀ THỂ HẾ QUÂN HỦ LẬP HIẾN

2.1.2. Nguyên tắc tam quyền phân lập

Nguyên tắc phân chia quyền lực giữa các cơ quan nhà nước được các học giả tư sản coi là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức bộ máy nhà nước và là cơ sở của nền dân chủ tư sản. Nguyên tắc này được vận dụng rộng rãi trong tổ chức bộ máy nhà nước tư sản và nền quân chủ lập hiến Đức và Nhật Bản cũng không ngoại lệ.

Tổ chức bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tam quyền phân lập có nghĩa là sao cho quyền lập pháp, hành pháp và quyền tư pháp được phân chia cho ba hệ thống cơ quan nhà nước khác nhau và tương tác lẫn nhau. “Quyền lập pháp giao cho Nghị viện - tức là cơ quan đại diện do nhân dân bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Quyền hành pháp thuộc về Chính phủ và quyền tư pháp - xét xử giao cho tòa án. Bởi vì, nó hạn chế sự chuyên quyền độc đoán bằng việc phân chia quyền lực nhà nước cho những cơ quan quyền lực khác nhau chứ không tập trung

quá nhiều vào một cơ quan nhất định” [46; 98].

Theo nguyên tắc tam quyền phân lập thì quyền lực nhà nước được phân chia thành các cơ quan như vậy không chỉ là chuyên môn hóa các quyền mà quan trọng hơn là giữa các quyền có sự kiểm soát, giám sát và ước chế lẫn nhau, tạo nên một sự cân bằng về quyền lực giữa các cơ quan công quyền.

Mỗi cơ quan được quyền hoạt động trong lĩnh vực của mình, không có quyền trong lĩnh vực khác nhưng có quyền ngăn chặn cơ quan khác. Trong tác phẩm

“Tinh thần pháp luật” Môngtexkiơ cho rằng: cơ quan lập pháp có hai bộ phận ràng

buộc nhau bằng chức năng ngăn cản bên này đối với bên kia. Cả hai bộ phận đều bị ràng buộc bởi quyền hành pháp, mà quyền hành pháp thì cũng bị ràng buộc quyền lập pháp.

Đối với Nhật Bản, sau cách mạng 1868 chính phủ Minh Trị được thành lập do Thiên hoàng đứng đầu (3-1-1868) và ông đã tiến hành cải cách về chính trị. Chính phủ Nhật Bản ủng hộ thành lập chỉnh thể quân chủ lập hiến theo nước Đức. Trên cơ sở Hiến pháp Đức năm 1871 thì Hiến pháp Nhật đã ra đời ngày 11 tháng 2 năm 1889, chính thức xác lập Nhật Bản theo thể chế quân chủ lập hiến. Với thể chế này thì quyền lực nhà nước cũng được phân chia cho ba cơ quan: cơ quan hành pháp đứng đầu là Thiên hoàng, cơ quan lập pháp bao gồm hai Thượng nghị viện (Viện quý tộc) và Hạ nghị viện (Chúng nghị viện), cơ quan tư pháp bao gồm tòa án và các thẩm phán.

Còn ở Đức, nhà nước đế quốc Đức thành lập sau công cuộc đấu tranh thống nhất thắng lợi. Hiến pháp năm 1871 quy định Đức là một quốc gia liên bang, các nước nhỏ vẫn giữ Chính phủ và vua riêng, có quyền hạn riêng. Còn trong toàn nước Đức có Hội đồng Liên bang và Quốc hội. Nhà vua có những quyền hạn rất lớn.

Như vậy, hiến pháp Đức năm 1871 quy định Đức là một nhà nước theo thể chế quân chủ lập hiến. Với cơ quan hành pháp đứng đầu là hoàng đế và Thủ tướng, cơ quan lập pháp gồm Thượng viện và Hạ viện và cơ quan tư pháp do tòa án nắm. Như thế, tổ chức bộ máy nhà nước nói chung và thể chế quân chủ lập hiến của Đức và Nhật Bản nói riêng theo nguyên tắc tam quyền phân lập là một bước tiến vượt bậc, đây có thể coi là một sáng tạo vĩ đại trong lịnh sử xã hội loài người. Trên một mức độ nhất định nó đảm bảo cho quyền tự do dân chủ mà nhân dân đã giành được trong thời kỳ cách mạng và trên một khía cạnh khác nó buộc giai cấp tư sản quản lý và điều hành nhà nước theo pháp luật. Tất nhiên, sự phân quyền này phải đảm bảo quyền lực giữa các cơ quan có sự cân bằng, không có loại quyền lực nào vượt trội hơn. Các cơ quan quyền lực có sự kiềm chế, giám sát và đối trọng nhau để không xảy ra tình trạng lạm quyền và bảo vệ được các quyền tự do dân chủ của nhân dân.

Một phần của tài liệu (Trang 38 - 40)