Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (Trang 40 - 43)

C ƢƠN 2: TƢƠN ỒNG VÀ KHÁ BIỆT VỀ THỂ HẾ QUÂN HỦ LẬP HIẾN

2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nƣớc

Tổ chức bộ máy nhà nước quân chủ lập hiến Đức và Nhật bản theo nguyên tắc tam quyền phân lập, với chính quyền trung ương gồm ba cơ quan đó là hành pháp, lập pháp và tư pháp và chính quyền địa phương theo mô hình thứ bậc.

Cơ cấu bộ máy nhà nước quân chủ lập hiến Đức và Nhật Bản được thể hiện rõ qua sơ đồ sau: Cơ cấu bộ máy nhà nước

Chính quyền trung ương Chính quyền địa phương

Hành pháp (Chính phủ) Lập pháp (Nghị viện) Tư pháp (Tòa án) Tỉnh Phủ Huyện Thượng viện (Quý tộc tư sản hóa) ( Hạ viện

Cơ quan hành pháp (Chính phủ với nghĩa là cơ quan hành pháp, đảm nhiệm chức năng thi hành luật chỉ ra đời khi có nhà nước tư sản).

Chính phủ chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống các cơ quan nhà nước ở trung ương. Thành phần của chính phủ bao gồm nhà vua, Thủ tướng. Ở Nhật Bản còn có Khu mật viện.

Nhìn chung Chính phủ có vị trí đặc thù trong bộ máy nhà nước quân chủ lập hiến Đức và Nhật.

Đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng. Ở Nhật Bản Thủ tướng đứng đầu Nội các là Chính phủ và có quyền hạn rộng trên lĩnh lực hành pháp, trên thực tế nó quyết định phần lớn các chính sách đối nội và đối ngoại của nhà nước. Ngoài ra, đại diện cho cơ quan hành pháp còn có nguyên thủ quốc gia, đó là hoàng đế ở Đức và Thiên hoàng ở Nhật Bản. Về mặt pháp lý, trong tổ chức bộ máy nhà nước tư sản, nguyên thủ quốc gia có vị trí hàng đầu, lãnh đạo bộ máy nhà nước.

Cơ quan lập pháp (Nghị viện), có vị trí quan trọng trong hệ thống cơ quan trung ương của nhà nước quân chủ lập hiến. Về hình thức Nghị viện có ưu thế về quyền lực trong cơ cấu bộ máy nhà nước. Về nguyên tắc, với tư cách là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, lại là cơ quan quyền lực và cơ quan lập pháp của nhà nước quân chủ lập hiến. “Nghị viện thể chế hóa các quyết định chính trị quan trọng, biến ý chỉ của giai cấp tư sản thành pháp luật là cơ quan đại diện cao nhất

nắm quyền lập pháp”[ 46; 100].

Sở dĩ, vai trò và quyền hạn của Nghị viện rất lớn cho nên giai cấp tư sản phải đề cao và thực hiện quyền hạn to lớn của Nghị viện. Bởi vì, để chống lại sự phục hồi của chính thể quân chủ chuyên chế phong kiến, đồng thời tập hợp lực lượng cách mạng quần chúng chống lại thế lực phong kiến cũ. Ngoài ra, Nghị viện còn là nơi phân chia quyền lực chính trị một cách thuận lợi giữa các tầng lớp tư sản. Về cách thức tổ chức Nghị viện ở Đức và Nhật Bản đều bao gồm hai viện: Thượng viện và Hạ viện. Trong đó Hạ viện đại diện cho toàn thể quần chúng bình dân và do dân chúng bầu ra còn Thượng viện đại diện cho tầng lớp quý tộc. Sự xuất hiện của Thượng viện sẽ hạn chế quyền của Hạ viện và quyền của chính phủ, buộc chính phủ và Hạ viện phải thận trọng khi sử dụng quyền lực của mình.

Như vậy, sự ra đời của cơ chế hai viện chủ yếu do những lý do chính trị thuần túy, nhằm bảo đảm việc phân chia quyền lực giữa các lực lượng chính trị.

Cơ quan tư pháp (Tòa án): Tòa án về hình thức là cơ quan có vị trí độc lập với cơ quan nhà nước khác.Là một trong những khâu đặc biệt, độc lập của cơ chế nhà nước tư sản, nó tách rời nhân dân. Theo Môngtexkiơ thì không có tự do nếu quyền xét xử không được phân biệt với quyền lập pháp và hành pháp.

Tòa án tư sản nói chung và của Đức, Nhật Bản nói riêng thì nó đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp tư sản. Để đảm bảo cho tư pháp hoạt động độc lập, làm việc chính trực và không phụ thuộc vào lập pháp hay hành pháp. Tòa án thi hành quyền lực dựa trên luật pháp do Nghị viện ban hành.

Bên cạnh thiết lập chính quyền trung ương thì công việc khó khăn đó là xây dựng hệ thống chính quyền địa phương.

Sau khi giành được quyền thống trị, giai cấp tư sản Đức và Nhật Bản tổ chức lại bộ máy chính quyền địa phương. Với mong muốn đặt chính quyền địa phương dưới sự thống trị của mình, loại bỏ vai trò thống trị của giai cấp phong kiến. Tổ chức chính quyền địa phương để phục vụ và bảo đảm cho quyền lực nhà nước trung ương của giai cấp, tầng lớp cầm quyền.

Đối với Nhật, chính quyền Minh Trị là tổ chức lại hệ thống chính quyền địa phương nhằm xóa bỏ chế độ phong kiến cát cứ, thủ tiêu quyền lực và quyền lợi của giới võ sĩ. Với mục đích xây dựng chính quyền địa phương hoạt động có hiệu quả và dưới thời Minh Trị chính quyền địa phương được tổ chức theo mô hình tập trung quyền lực và hệ thống thứ bậc như mô hình của Đức.

Ở cả Đức và Nhật thực hiện cơ chế chính quyền trung ương bổ nhiệm người đứng đầu chính quyền địa phương, hay chính quyền cấp trên bổ nhiệm người đứng đầu cấp dưới. Như thế, tổ chức chính quyền chính quyền địa phương theo mỗi cấp chính quyền như ở Đức và Nhật là rõ ràng, cụ thể. Chính quyền mỗi cấp tự chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền hạn của mình.

Tóm lại, thể chế quân chủ lập hiến Đức và Nhật Bản được tổ chức theo cơ cấu như nêu ở trên, thì sẽ đảm bảo được sự phân chia quyền lực rõ ràng giữa các cơ quan với nhau. Đồng thời cũng thể hiện được mối liên hệ giữa chính quyền trung

ương và chính quyền địa phương, đảm bảo được sự thống nhất, nhằm giúp bộ máy nhà nước hoạt động hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (Trang 40 - 43)