C ƢƠN 2: TƢƠN ỒNG VÀ KHÁ BIỆT VỀ THỂ HẾ QUÂN HỦ LẬP HIẾN
2.2.1.1. Cơ quan hành pháp
Ở Đức,Chính phủ là cơ quan hành pháp, bao gồm vua và Thủ tướng, quyền hạn của Chính phủ tập trung vào tay Thủ tướng, các bộ trưởng chỉ giữ vai trò như những người tư vấn. Quyền hạn của Chính phủ thực chất là quyền hạn của Thủ tướng, nắm quyền cả về đối nội lẫn đối ngoại, khá lớn về mọi lĩnh vực quân sự, kinh tế, hành chính, tư pháp. Thủ tướng do hoàng đế bổ nhiệm hoặc cách chức nhưng các văn bản của hoàng đế ban hành phải có chữ kí kèm theo của thủ tướng. Khác với hệ thống hành pháp của Đức thì ở Nhật Bản cơ quan này đứng đầu là Thiên hoàng, dưới Thiên hoàng thì có Quốc vụ đại thần hay là Nội các (đứng đầu là Thủ tướng), phò tá Thiên hoàng cùng gánh vác trách nhiệm, nhất thiết giấy tờ gì về thuộc việc nước phải có một vị đại thần quốc vụ ký tên với Thiên hoàng mới có hiệu lực.
“Nội các do Thiên hoàng lập ra nắm quyền hành pháp, đứng đầu nội các là
Thủ tướng. Các thành viên Nội các không chịu trách nhiệm trước Nghị viện mà
phụ thuộc vào Nghị viện mà chỉ phụ thuộc vào Thiên hoàng, nên Nội các có nhiều thực quyền.
Ngoài ra, cơ quan hành pháp Nhật Bản còn có Khu mật viện, thành phần của Khu mật viện là các quan chức cao cấp và các đại thần cơ quan này để khi nhà nước có công việc trọng yếu thì Thiên hoàng hỏi ý kiến. Những lúc cần ra lệnh khẩn cấp hay phân xử những việc tài chính thì thiên hoàng phải hỏi ý kiến của Khu mật viện (nói như vậy thì Khu mật viện là cơ quan cố vấn của Thiên hoàng). Nhưng ý kiến đó Thiên hoàng có quyền nghe theo hoặc là không. Như vậy, Khu mật viện đại thần cùng Quốc vụ đại thần đều là bậc quan thân cận phò tá Thiên hoàng và có địa vị lớn trong cơ quan hành chính của nhà nước quân chủ lập hiến Nhật, những người được sung vào cơ quan này nếu không là bậc nguyên lão của quốc gia thì cũng hạng danh vọng, có học vấn uyên bác là minh chứng cho địa vị đó.
Điều đặc biệt trong Nội các Nhật Bản hai vị đại thần chịu trách nhiệm về bộ lục quân và bộ bộ hải quân chỉ quản lý về hành chính đối với lục quân và hải quân. Tham mưu trưởng có quyền báo cáo trực tiếp lên Thiên hoàng, không cần thông qua nội các. Vì vậy, thế lực của quân đội rất lớn và có vị trí độc lập nhất định đối với nội các. Điều đó phản ánh quyền lực của Nghị viện rất hạn chế, chỉ là hình thức.
Một điều đáng chú ý trong cơ quan hành pháp của Nhật Bản đó là chính phủ không bị Nghị hội chi phối. Hiến pháp quy định Nghị hội chỉ tham gia vào việc soạn thảo pháp luật và sau khi dự thảo pháp luật được soạn xong còn phải thông qua Khu mật viện thẩm nghị và Thiên hoàng phê chuẩn mới trở thành pháp luật chính thức. Đề án và dự toán của quốc gia cũng thuộc về chính phủ chứ không thuộc về Nghị hội. Nếu Nghị hội không đồng ý dự toán của chính phủ đưa ra thì Nội các sẽ sử dụng dự toán của niên độ trước là được.
Qua đây, chúng ta có thể thấy ở Đức quyền hành pháp tập trung chủ yếu vào tay thủ tướng còn ở Nhật Bản đứng đầu là thiên hoàng, đấng quốc gia thâu tóm quyền lực thống trị, dưới Thiên hoàng còn có Nội các và Khu mật viện, hai bộ phận thực hiện với chức năng là cơ quan cố vấn của Thiên hoàng, điều này chúng ta thấy chỉ xuất hiện ở Nhật còn Đức thì không đề cập đến.
2.2.1.2. Cơ quan lập pháp
Cơ quan lập pháp Đức gồm có Hội nghị liên bang (Thượng viện) và Hội nghị đế quốc (Hạ viện). Khác với Nhật Bản thì ở Đức, Hiến pháp năm 1871 quy định Đức là một nhà nước liên bang. Hội nghị liên bang có đại diện cho các tiểu bang khác nhau của Đức, nhằm đưa ra tiếng nói cho chính quyền tiểu bang. Trong đó Phổ là đại diện nhà nước lớn nhất. Hội nghị Liên bang gồm có 58 đại biểu của các bang, trong đó Phổ có 17 ghế,các bang khác có từ 1 đến 6 đại biểu trong mỗi bang. đồng thời thủ tướng của Phổ kiêm nhiệm luôn chức chủ tịch của Hội nghị Liên bang. Do vậy, Liên bang Phổ có tác dụng trong Hội nghị Liên bang.
Hội nghị Đế quốc do phổ thông đầu phiếu bầu ra (hình thức bỏ phiếu kín). Hai viện của nghị hội đều có quyền biểu quyết đối với tất cả những dự bản thảo luật thông thường. Nhưng quyền tối hậu quyết định thuộc về Hội nghị Liên bang. Đặc biệt là đối với các dự thảo về quan thuế cũng như các loại thuế quan trọng khác, chủ tịch của Hội nghị Liên bang có quyền tối hậu quyết định. “Hội nghị Liên bang khi được hoàng đế phê chuẩn còn có thể giải tán Hội nghị Đế quốc, qua đó cho
thấy quyền lực của Hội nghị Đế quốc nhỏ hơn Hội nghị Liên bang rất nhiều”[54;
333].
Ở Nhật, Hiến pháp năm 1889 quy định Quốc hội là cơ quan lập pháp, có quyền ban hành các văn bản pháp luật và thảo luận các vấn đề quan trọng của quốc gia. Quốc hội gồm hai viện: Viện quý tộc (hay Thượng nghị viện), Viện dân biểu (Hạ nghị viện). Viện quý tộc và viện dân biểu, mỗi viện đều có chánh nghị trưởng, phó nghị trưởng. Với Viện quý tộc thì chánh - phó nghị trưởng do Thiên hoàng chọn người sắc phong, còn Viện dân biểu do cũng do thiên hoàng kén chọn 3 người trong viện, để cho Viện bỏ thăm lên làm nghị trưởng.
Khác với Đức chế độ tuyển cử vào cơ quan lập pháp là hình thức phổ thông đầu phiếu thì ở Nhật, do thiên hoàng chỉ định và kén chọn người vào Viện quý tộc và Viện dân biểu. Đồng thời ở Nhật có những quy định cụ thể những hạng người nào thì được tham gia vào Viện quý tộc và Viện dân biểu, cụ thể như sau:
Viện quý tộc bao gồm những nghị sĩ đại diện cho tầng lớp quý tộc, những người nộp thuế cao nhất và những người có công lao đặc biệt đối với nhà nước, họ được Thiên hoàng lựa chọn. Viện quý tộc ban đầu mới lập, số nghị viên có trên 300
người, đến năm 1925 tăng lên 420 người. Những người được sung vào viện quý tộc:
Thứ nhất, là những hoàng thân đứng tuổi.
Thứ hai, hạng quý tộc được phong tước công và tước hầu.
Thứ ba, hạng quý tộc được phong tước tá, tước tử, tước nam, thì mỗi họ được nhóm
hội đồng quý tộc lựa chọn mấy người sung vào viện quý tộc.
Thứ tư, những người có công lớn với quốc gia hay là có học thức danh vọng cao
bất cứ ở giai cấp nào Thiên hoàng hạ sắc kén chọn và phong làm nghị viên trong viện quý tộc.
Thứ năm, những người nộp thuế nhiều hơn hết ở các phủ, huyện cũng do Thiên
hoàng hạ sắc kén chọn.
Như vậy, cách tổ chức viện quý tộc như thế rõ ràng là một cơ quan đại biểu cho những bậc quý tộc, phú hào và quan liêu, những bậc này đều là phần tử có đặc quyền và tinh thần phong kiến như xưa.
Viện dân biểu (Hạ nghị viện) do Quốc hội bầu ra, nhiệm kì 4 năm. Cách tổ chức viện này có thể lệ riêng, chia cả nước ra từng khu tuyển cử, mỗi phủ, huyện là một khu và mỗi khu cử ra mấy nghị viên tùy theo dân số. Nhật Bản cũng dùng cách tuyển cử có hạn chế, cử tri là những nam giới từ 25 tuổi trở lên, nộp thuế trực tiếp từ 15 yên trở lên, cư trú ít nhất một năm ở địa phương nhất định. Điều kiện này đã loại bỏ phần lớn công dân ra khỏi danh sách cử tri. Quyền hạn của Hạ nghị viện tương đương với quyền của Thượng nghị viện, trừ quyền thảo luận và thông qua ngân sách nhà nước, Hạ nghị viện có thể bị Thiên hoàng giải tán.
2.2.1.3. Cơ quan tƣ pháp
Một tiến bộ lớn lao của pháp luật nhà nước quân chủ lập hiến là tách quyền tư pháp ra khỏi quyền hành pháp, quan chức hành pháp không được nắm quyền xét xử, mà quyền này được trao cho một cơ quan chuyên trách là tư pháp. Tổ chức tư pháp là một trong những cơ quan trấn áp chủ yếu của giai cấp tư sản nói chung và của Nhật với Đức nói riêng. Tố tụng tư sản là cơ sở pháp lý bảo đảm cho hệ thống tư pháp thực hiện chức năng của nó, là đàn áp mọi sự chống đối, bảo vệ địa vị và quyền lợi của giai cấp tư sản, bảo vệ an toàn trật tự xã hội tư sản.
Trong Hiến pháp của Đức và Nhật Bản thì có những quy định giống nhau về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của tòa án cũng như bổ nhiệm thẩm phán. Ở cả hai nước thì thẩm phán được bổ nhiệm chứ không bầu, bởi vì bầu cử thì các thẩm phán tương lai phải lấy lòng dân chúng, từ đó không công bằng, dễ bị tác động bởi các đảng, các thế lực khác. Hơn nữa thẩm phán phải là những người có chuyên môn cao chứ không phải là các phẩm chất chính trị.
Tuy nhiên, tổ chức xét xử trong tòa án của Đức và Nhật Bản có sự khác nhau.
Điểm khác biệt cơ bản đó là ở Đức người ta xem pháp luật là chỗ dựa cho chế độ xã hội, như phương tiện bảo vệ nó, pháp luật là tấm gương phản chiếu công lý.
“Tòa án được ví như thần giữ đền công lý, các vụ việc được giải quyết thường
xuyên thông qua tòa án” [47; 129].
Trong khi đó ở Nhật Bản chịu những ảnh hưởng tư tưởng truyền thống trong nếp nghĩ và hành xử, cho nên người ta ít khi cần đến sự xét xử của tòa án. Chính vì thế những quy định trong Hiến pháp thể hiện: việc xét xử và phán quyết của tòa án là công khai nhưng sự công khai đó làm tổn tại đến hòa bình và trật tự xã hội thì việc xét xử có thể tạm thời bị đình chỉ. Cũng chính đặc điểm trọng tình cảm của người phương Đông nói chung và Nhật Bản nói riêng nên việc xét xử nó không được rạch ròi và nghiêm khắc như ở Đức. Cho nên, ở Đức chúng ta thấy pháp luật có sự phân chia thành công pháp và tư pháp, còn ở Nhật Bản không phân chia. Công pháp bao gồm những ngành luật điều chỉnh các quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau và giữa cơ quan nhà nước với tư nhân. Đó chính là các ngành luật như Luật hành chính, luật tài chính, luật hình sự (Bộ luật hình sự Đức năm 1871 quy định thời hạn biệt giam tối đa là 4 năm)…Tư pháp bao gồm những ngành luật điều chỉnh các quan hệ giữa tư nhân với tư nhân. Đó là luật dân sự, luật hôn nhân và gia đình, luật thương mại…
Mặt khác, Ở Đức việc xét xử của phong kiến trước kia được thay thế bằng hệ thống tòa án tư sản bao gồm tòa phúc thẩm, tòa thượng thẩm, tòa sơ thẩm và tòa hòa giải. Trong đó tòa hòa giải: giải quyết các vụ dân sự và hình sự nhỏ. Tòa sơ thẩm: xét xử các vụ án lớn hơn. Tòa thượng thẩm: xét xử các vụ án hình sự nghiêm trọng, xem xét lại các bản án của tòa sơ thẩm. Tòa phúc thẩm: xem xét lại các bản án của tòa thượng thẩm.
Như thế, hệ thống tư pháp của Nhật Bản và Đức có những quy định khác nhau về tòa án và hình thức xét xử. Khác với Nhật thì ở Đức hệ thống tòa án phân chia rõ ràng giữa các bộ phận xét xử, nhằm mục đích đưa ra những quyết định có tính khách quan, xét xử dựa vào pháp luật. Nhờ đó mà hạn chế được sự lạm dụng quyền lực, sự vi phạm pháp luật.
2.2.2 Chính sách của nhà nƣớc. 2.2.2.1. Về đối nội
Sau khi thiết lập thể chế quân chủ lập hiến, nhà nước Đức và Nhật Bản thực hiện chính sách tiến hành giải quyết những cản trở sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa, đồng thời để bảo vệ địa vị thống trị của mình, chính quyền tiến hành khai thác, bóc lột giai cấp công nhân nặng nề, thẳng tay đàn áp mọi hoạt động chính trị của các tầng lớp quần chúng nhân dân.
Tuy nhiên, ở Nhật Bản sau khi chế độ quân chủ lập hiến được xác lập nhưng tính quân chủ và tàn dư phong kiến còn rất nặng nề. Đến đầu thế kỉ XX, thì nền chính trị càng trở nên phức tạp, có nhiều đảng phái. Mâu thuẫn trong nội bộ giai cấp hết sức gay gắt. “Thiên hoàng và giai cấp tư sản, địa chủ nhất trí với nhau, thái độ đối địch hoàn toàn với quần chúng nhân dân của chính quyền Nhật Bản đã
cho thấy mâu thuẫn giai cấp trong nước Nhật Bản lúc này vô cùng gay gắt”.[26;
215]. Chính phủ đàn áp hoạt động chính trị của người dân, mặc dù đã ban bố Hiến pháp nhưng những quyền tự do dân chủ tối thiểu vẫn bị cấm đoán.
Như thế, tình hình chính trị của Nhật Bản lúc này dẫn đến mâu thuẫn đấu tranh gay gắt không chỉ giữa chủ tư bản và công nhân mà còn mâu thuẫn giữa yêu cầu thực hiện những quyền tự do dân chủ và sự ràng buộc, áp chế của ý thức phong kiến hết sức nặng nề.
Trong khi đó, ở Đức thực hiện chính sách đối nội hết sức phản động, những mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp chủ yếu cũng để chống lại chính sách Phổ hóa nước Đức. Bởi vì, Hiến pháp năm 1871 quy định Đức là một nhà nước Liên Bang và tinh thần Phổ hóa cũng được thể hiện rõ ràng trong Hiến pháp. Nhưng dưới quyền thống trị của Bixmac thì Bixmac đã không để đấu tranh giai cấp và đấu tranh cách mạng diễn ra gay gắt như ở Nhật Bản. Bởi vì, Bixmac đã không đặt sự chia rẽ về mặt chính trị lên hàng đầu mà đặt sự chia rẽ về tôn giáo lên hàng đầu. Nhằm
đánh lạc hướng giai cấp công nhân, hướng họ vào việc chống chủ nghĩa giáo hội là việc nóng hổi nhất.
2.2.2.2. Về đối ngoại
Tính chất quân phiệt hiếu chiến trong nền quân chủ lập hiến của hai nước Đức và Nhật Bản dẫn đến âm mưu xâm chiếm, mở rộng ra bên ngoài. Tuy nhiên, tham vọng của mỗi nước thì khác nhau. Nếu như chính sách đối ngoại của Nhật Bản là quan tâm đến các nước láng giềng thì Đức lại cố tranh đoạt quyền bá chủ ở châu Âu và thế giới.
Đối với Nhật, sự ra đời của nhà nước mới là sự xuất hiện của chủ nghĩa quân phiệt - mầm mống chính để gây chiến tranh. Từ đó giới cầm quyền Nhật đã nhanh chóng điều chỉnh và thực thi một cách hợp lý chính sách đối ngoại của mình cho phù hợp với vị thế trên trường quốc tế. Đồng thời, phát huy tiềm lực quốc gia nhằm cân bằng lợi thế so sánh, trong thời kì này đó là tập trung đấu tranh, sửa đổi các hiệp ước bất bình đẳng đã kí trước đây với người phương Tây. Để làm được điều này, chủ nghĩa quân phiệt thực hiện chính sách xâm lược các nước láng giềng, đối tượng của chính sách xâm lược ấy là Triều Tiên, coi đây là bàn đạp để thực hiện quá trình bành trướng, xâm lược các nước châu Á, tiến tới âm mưu làm bá chủ thế giới.
“Trong chính phủ đã hình thành thuyết chinh Hàn do Saigô Takamôsy khởi xướng. Họ được Thiên hoàng cho phép và chuẩn bị chiến tranh. Năm 1873 do tình thế chưa thuận tiện nên hoãn việc thực hiện chủ trương ấy, nhưng Triều Tiên trước
sau vẫn là mục tiêu xâm lược của Nhật Bản”[26; 215].
Để xoa dịu dư luận trong nước và làm thỏa mãn phần nào ý muốn ngoại xâm của một số sĩ tộc, năm 1874 Nhật Bản tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Đài Loan. Tiếp theo Đài Loan là việc thôn tính Lưu Cầu, sau một thời kì tranh chấp với Mãn Thanh, tháng 3 năm 1879 Nhật Bản cho 400 quân đổ bộ lên Lưu Cầu, biến nơi đây thành huyện Ôkinaoa. Và sau đó gây chiến tranh với Trung Quốc, qua cuộc