Vai trò của hoàng đế

Một phần của tài liệu (Trang 43 - 44)

C ƢƠN 2: TƢƠN ỒNG VÀ KHÁ BIỆT VỀ THỂ HẾ QUÂN HỦ LẬP HIẾN

2.1.4. Vai trò của hoàng đế

Cả hai nước Đức và Nhật Bản thì đều đề cao vai trò của hoàng đế. Điều đó được quy định rõ trong hai bản Hiến pháp năm 1871 ở Đức và Hiến pháp năm 1889 ở Nhật.

Ở nước Đức hoàng đế là người đứng đầu có quyền hạn tối cao và rộng lớn như tổng chỉ huy quân đội, bổ nhiệm và cách chức Thủ tướng, triệu tập và giải tán Quốc hội, kí kết các hiệp ước giải quyết các công việc về ngoại giao và ra lệnh tuyên chiến.“ Nhà vua là người đứng đầu các bộ, có quyền bổ nhiệm hoặc sa thải quan lại. Hoàng đế còn có quyền tuyên chiến, giảng hòa và phái các đại sứ trú đóng ở nước ngoài. Nhà vua cũng có quyền triệu tập Hội nghị liên bang và Hội nghị đế quốc. Đồng thời cũng có thể giải tán chúng. Nhà vua còn có thể đề xuất pháp luật, yêu cầu nghị hội thông qua. Một điều càng quan trọng hơn ấy là nhà vua nắm đại

quyền về quân sự, tức lực lượng vũ trang của đế quốc do nhà vua chỉ huy” [44;

334]. Thủ tướng chỉ chịu trách nhiệm trước Hoàng đế, điều đó có nghĩa thủ tướng không bắt buộc phải thực hiện các nghị quyết của quốc hội.

Còn ở Nhật Bản, Hiến pháp của đế quốc Nhật đã xác lập quyền uy tuyệt đối của Thiên hoàng, duy trì tính thiêng liêng bất khả xâm phạm như thời đại quân chủ chuyên chế và giúp Thiên hoàng tập trung toàn bộ quyền lập pháp, hành pháp - tức là toàn bộ đại quyền của quốc gia. Tất nhiên, Thiên hoàng buộc phải dựa vào các điều luật ghi trong Hiến pháp để thực thi đại quyền của mình.

Hiến pháp năm 1889 khẳng định: “Thiên hoàng muôn đời thống trị đại đế Nhật

Bản, Thiên hoàng là thần thành bất khả xâm phạm”[43; 178], nắm trọn quyền

thống trị xác lập quyền uy tuyệt đối của Thiên hoàng, giúp tập trung trong tay quyền lực về lập pháp, hành pháp và tư pháp - tức toàn bộ đại quyền quốc gia. Trong chương 1 của bản Hiến pháp với 17 điều (từ điều 1 đến điều 17), đã đặt Thiên hoàng vào vị trí cao nhất và trao cho ông khá nhiều quyền. Quyền triệu tập hoặc giải tán quốc hội, ban bố hoặc đình chỉ thi hành các đạo luật của quốc hội. Bổ nhiệm hoặc bãi miễn thủ tướng và các bộ trưởng, là tổng tư lệnh quân đội, tuyên bố tình trạng chiến tranh hoặc đình chiến.

Ngoài ra, Thiên hoàng Nhật còn có quyền ra những sắc dụ ngoài những luật do nghị viện ban hành. Thiên hoàng có cơ quan tư vấn là Viện cơ mật, đối lập với Nghị viện và khống chế nội các. Như vậy, quyền hạn của Thiên hoàng rất lớn, bao trùm lên cả quyền hành pháp và lập pháp. Tuy nhiên, trên thực tế ở một một mức độ nào đó Thiên hoàng chịu sự tác động của các ý kiến cố vấn, Hội đồng bộ trưởng và có sự phụ thuộc nhất định vào tòa án.

Nhưng nói thế không có nghĩa là Thiên hoàng có quyền lực tuyệt đối, tất cả các sắc lệnh về pháp luật mà Thiên hoàng ban bố phải được quốc vụ đại thần cùng kí thì việc ban bố sắc lệnh mới có giá trị. Điều 55 Hiến pháp có nói rõ “Các Bộ trưởng của các bộ sẽ trình bày ý kiến với hoàng đế và chịu trách nhiệm về những ý kiến đó. Mọi quy định thuộc bất cứ loại nào của hoàng đế có liên quan đến công

việc của quốc gia, đều phải có chữ kí kèm sau của một vị bộ trưởng”[44; 347]. Các

Bộ trưởng trong nội các chỉ chịu trách nhiệm đối với Thiên hoàng.

Như vậy, theo hiến pháp năm 1889 thì quyền hạn của thiên hoàng rất lớn nhưng cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước là theo hình thức chính thể quân chủ lập hiến. Bởi vì, quyền hạn của thiên hoàng không vô hạn như thời kì phong kiến mà được giới hạn trong Hiến pháp và trong cơ cấu tổ chức nhà nước có Nghị viện là cơ quan nắm quyền lập pháp. Nhưng dù thế nào đi nữa thì thể chế nhà nước quân chủ lập hiến Đức với Nhật Bản nằm trong khuôn khổ chế độ tam quyền phân lập, nhà vua không thể tự ý tạo ra quyền lực cho mình, vua phải thống trị đất nước theo luật pháp.

Một phần của tài liệu (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)