C ƢƠN 2: TƢƠN ỒNG VÀ KHÁ BIỆT VỀ THỂ HẾ QUÂN HỦ LẬP HIẾN
2.3.2.1. ối với hai nƣớc ức và Nhật Bản
ối với nƣớc ức
Với sự ra đời của đế quốc Đức không chỉ là một thay đổi lớn lao trong cán cân quyền lực châu Âu mà còn là một nền quân chủ lập hiến mẫu mực, sự ổn định về chính trị, nước Đức càng nắm vai trò quyết định trong quan hệ quốc tế. Chính từ thể chế quân chủ lập hiến này đã tác động đến tình hình đối nội và đối ngoại của Đức vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
Tình hình chính trị ổn định đã ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình phát triển kinh tế, xã hội của nước Đức vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Về kinh tế thì “Đến thập niên 90, tổ chức lũng đoạn đã nắm được địa vị thống trị trong đời sống kinh tế” [54; 348]. Các tổ chức lũng đoạn đã chi phối hơn 80% ngành công nghiệp ở Đức. Bên cạnh đó, tư bản ngân hàng cũng phát triển nhanh chóng và đã kết hợp với tư bản công nghiệp.
Tình hình chính trị đã có tác động đến xã hội Đức, bất chấp những khó khăn
với những đảng phái chính trị và tinh thần tự do phát triển mạnh. Các nhà lãnh đạo đã hành động nhanh và quyết tâm thực hiện những chính sách có liên quan đến những khái niệm về bình đẳng xã hội và pháp luật. Những hình thức phân biệt giàu nghèo chưa mất hết, quyền tư hữu gắn liền với hệ thống sản xuất tư bản trở thành trụ cột của nhà nước dân tộc mới và là một yếu tố chủ yếu trong việc nội bộ chia sẻ quyền lực giữa quan chức công quyền và những thành phần ưu tú khác.
Mặt khác,về tổ chức bộ máy nhà nước trung ương với cơ quan tư pháp Đức được tách ra độc lập với cơ quan hành pháp và lập pháp. Điều đó đảm bảo cho nó hoạt động hiệu quả, đưa ra phán xét công minh, bảo đảm quyền bình đẳng, tự do của mọi cá nhân trong xã hội, hạn chế tham nhũng và lạm quyền. Sự độc lập của cơ quan tư pháp tại nước Đức còn nhằm bảo vệ trật tự xã hội và chế độ tư sản, giải quyết các mối bất hòa giữa chính quyền lập pháp và hành pháp là các nhánh quyền lực chính trị, hạn chế sự xung đột giữa các thế lực chính trị, giữa các giai cấp luôn tồn tại mâu thuẫn, đối kháng trong xã hội tư sản.
Ngoài những ảnh hưởng tích cực đến nhiều mặt của nước Đức thì chính thể quân chủ lập hiến Đức còn có những hạn chế nhất định. Đã không đảm bảo về quyền tự do của công dân, cụ thể là Bixmac đã đưa ra đạo luật đặc biệt nhằm đặt đảng xã hội
dân chủ Đức ra ngoài vòng pháp luật và tước bỏ tất cả quyền tự do của giai cấp công nhân.
ối với Nhật Bản
Dưới thời Minh Trị Duy Tân thì thể chế chính trị quân chủ lập hiến của Nhật
Bản tương đối hoàn chỉnh và toàn diện, đảm bảo ít nhiều quyền tự do dân chủ như lập quốc, coi việc nước là hàng đầu, quyền bầu cử…Bộ máy nhà nước được hoàn thiện từ trung ương xuống địa phương. Chúng ta có thể nhận thấy, đó là một thiết chế khá rõ ràng và chặt chẽ, nó tạo điều kiện để đi đến thành công trên các lĩnh vực kinh tế, đối ngoại. Bởi lẽ, khi chính trị được xác lập và ổn định thì các lĩnh vực khác mới thực hiện có hiệu quả. “Trong tình hình chung các nước phương Đông đứng trước nguy cơ bị xâm lược nhưng Nhật Bản đã thoát khỏi ách thống trị của phương Tây và phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa rồi chuyển sang giai
đoạn đế quốc chủ nghĩa” [43; 175]. Có được thành quả đó thì một phần đóng góp
không nhỏ đó là Nhật Bản cải cách về hệ thống chính trị, thiết lập thể chế quân chủ lập hiến.
Về kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển vượt bậc với tốc độ cao. Sau năm 1874, Nhật Bản phát triển nhanh hơn Nga 9 lần, 10 lần. Về công nghiệp, thì các ngành công nghiệp nặng do nhà nước tiếp tục trực tiếp quản lý và xu hướng thiên về công nghiệp quân sự. Đây cũng là nét điển hình của nền kinh tế gắn với giai đoạn đế quốc, đến đầu thế kỉ XX nền kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh chóng và bắt đầu chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc cùng với nó là vị thế của Nhật Bản trên trường quốc tế cũng được nâng lên một tầm cao mới.
Hiến pháp Minh Trị đã quy định về việc phân chia quyền lực (lập pháp, hành
pháp, tư pháp). Chính sự phân chia này đã thể hiện việc quy định quyền và nghĩa vụ của thần dân, điều đó cho thấy tính chất tiến bộ của bản Hiến pháp. Bởi vì, dưới chế độ phong kiến mọi quyền lực tập trung trong tay các ông vua chuyên chế (Ở Nhật thì Thiên hoàng mang tính hình thức còn quyền lực thực chất nằm trong tay Mạc phủ, người dân không có các quyền dân chủ cả trên lý thuyết lẫn thực tế). Vì vậy, mà những quy định về quyền và nghĩa vụ của các thần dân trong Hiến pháp năm 1889, về mặt pháp luật đã giải phóng người dân thoát khỏi những ràng buộc
chặt chẽ của xã hội phong kiến trước đây. Bên cạnh đó, như việc trao cho người dân có quyền bầu cử đã thể hiện tính chất dân chủ trong xã hội lúc bấy giờ.
Với thể chế quân chủ lập hiến, bản Hiến pháp đã đưa Nhật Bản trở thành một
quốc gia lập hiến hiện đại đầu tiên ở châu Á. Hiến pháp Minh Trị trở thành cơ sở pháp lí cho sự ra đời một nhà nước Nhật Bản kiểu mới. Cùng với việc quy định các nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp, tư pháp song song với quy định quyền lực rất lớn của Thiên hoàng. Điều này tạo ra một nét đặc trưng riêng của bản Hiến pháp này, theo đó thể chế chính trị Nhật Bản là sự kết hợp giữa yếu tố truyền thống và hiện đại. Giữa những gì là truyền thống cố hữu của Nhật Bản với những giá trị dân chủ và văn minh phương Tây.
Kể từ khi Hiến pháp Minh Trị có hiệu lực đã làm thay đổi nhiều mặt của đời sống xã hội Nhật Bản, hướng Nhật phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa và đã trở thành một cường quốc trên thế giới và sau khi Hiến pháp ra đời. Việc phân chia tầng lớp theo kiểu thừa kế cha truyền con nối thì bị xóa bỏ vĩnh viễn, phụ nữ tuy chưa bao giờ ở vị trí hoàn toàn thấp hèn ở Nhật Bản, đã bước những bước đầu tiên trên con đường tiến tới được giải phóng. Đặc biệt, sau khi luật pháp được soạn thảo trên tinh thần luật pháp phương Tây thì đều coi mọi người bình đẳng trước pháp luật.
Mặt khác, đường lối chính trị Nhật Bản trong thời kì Minh Trị là đường lối của tập đoàn quân phiệt, phát triển lực lượng quân sự, tiến hành chiến tranh xâm lược, xây dựng nền kinh tế theo hướng phục vụ chiến tranh, Hiến pháp đã khẳng định sự lựa chọn thể chế phù hợp với giới quý tộc quân phiệt tư bản Nhật Bản, dẫn Nhật Bản đi đến con đường phát triển của chủ nghĩa quân phiệt.
Nền chính trị quân chủ lập hiến của Nhật Bản đạt được những tiến bộ thì tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn chế, ngăn cản sự phát triển của Nhật Bản trên con đường đi lên chủ nghĩa tư bản. Như sự tồn tại của Thiên hoàng, của hoàng tộc và tầng lớp võ sĩ Samurai, dù các tước hiệu và đặc quyền của các tầng lớp này đã bị bãi bỏ, nhưng nhà nước phải mất một khoản tiền để cấp bổng lộc cho họ.