P ẦN NỘ DUN
3.3.3. Xác định đƣợc quá trình định hƣớng giá trị
Quá trình giáo dục định hƣớng giá trị cần thực hiện theo các giai đoạn: nâng cao nhận thức, hình thành thái độ và thúc đẩy hành động.
* Định hướng nâng cao nhận thức về giá trị:
Cần cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết, hình thành năng lực phân tích, đánh giá các điều kiện và khả năng hiện thực hoá của giá trị. Cụ thể:
- Giúp thanh niên học sinh hiểu rõ và xác định đƣợc mục đích, ý nghĩa cuộc sống, ý nghĩa của lao động, học tập, rèn luyện của mối quan hệ con ngƣời để hình thành chi phối quá trình lựa chọn mục đích sau này.
- Giúp thanh niên học sinh tiếp cận giá trị trong toàn bộ hệ thống giá trị từ những giá trị chung của nhân loại, của dân tộc, xã hội, thời đại… đến hệ giá trị thuộc các lĩnh vực cụ thể nhƣ đạo đức, văn hóa, nghệ thuật, nghề nghiệp, học tập… và giá trị cá nhân để thanh niên học sinh có điều kiện phân tích đánh giá các lựa chọn của cá nhân.
* Định hướng hình thành thái độ:
Là quá trình hình thành ở thanh niên học sinh sự đánh giá đi kèm là cảm xúc, thái độ lựa chọn các giá trị phù hợp. Cụ thể là:
- Từ việc phân tích, đánh giá những vấn đề chung của đất nƣớc, của đời sống xã hội, từ đó hình thành nên thái độ đúng đắn trong việc nhìn nhận, có lòng nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm tham gia vào lĩnh vực hoạt động xã hội.
- Thanh niên học sinh cần đánh giá, xác định và có thái độ tích cực đối với cuộc sống, đối với lao động, nghề nghiệp, học tập.
- Quá trình giáo dục định hƣớng giá trị cần hỗ trợ, giúp thanh niên học sinh có thái độ tôn trọng những giá trị văn hóa, truyền thống, biết kế thừa và phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc, lựa chọn và tiếp thu những giá trị tinh hoa của thời đại phù hợp với xu thế phát triển.
- Thanh niên học sinh cần có thái độ tích cực trong các mối quan hệ xã hội, biết đánh giá đúng vai trò, vị trí và lựa chọn phƣơng thức ứng xử phù hợp; tôn trọng, hợp tác đảm bảo duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội phù hợp với chuẩn mực và yêu cầu phát triển của xã hội.
* Định hướng hành động:
Giai đoạn này cần định hƣớng cho thanh niên học sinh khả năng xác định đúng các giá trị đƣợc lựa chọn phù hợp với mục đích sống của cá nhân và mục tiêu chung của xã hội; khẳng định và hành động theo những giá trị đã lựa chọn đƣợc biểu hiện thƣờng xuyên trong cuộc sống, lao động, học tập, giao tiếp và sinh hoạt… Quá trình này có thể tập trung trên các mặt sau:
- Định hƣớng và tổ chức thƣờng xuyên các hoạt động, tạo môi trƣờng tăng cƣờng sự tham gia của thanh niên học sinh, đặc biệt là các hoạt động xã hội, hoạt động lao động học tập, văn hóa… Trên cơ sở tham gia tích cực vào các hoạt động, thanh niên học sinh hiểu hơn ý nghĩa của việc làm và giá trị đƣợc xác định ngày càng củng cố bền vững.
- Thanh niên học sinh cần bảo vệ và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; rèn luyện và thực hiện đúng những chuẩn mực đạo đức, xã hội, pháp luật; rèn luyện những phẩm chất nghề nghiệp, phẩm chất nhân cách, thực hiện một cách đúng đắn và tự giác trong cuộc sống; đấu tranh với những biểu hiện sai trái, tiêu cực trong xã hội, trong nhà trƣờng, trong học tập…
3.4. Các biện pháp cụ thể
Để thực hiện tốt việc định hƣớng giá trị xã hội đối với công tác giáo dục thanh thiếu niên hiện nay, theo chúng tôi Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cần quan tâm thực hiện tốt các giải pháp sau:
3.4.1. Biện pháp 1: Tăng cƣờng công tác giáo dục chính trị tƣ tƣởng, giáo dục truyền thống nhất là giá trị nhân văn, đạo đức truyền thống.
+ Mục đích : Làm cho đoàn viên thanh niên giữ vững lập trƣờng, trung thành với lý tƣởng cách mạng, tự hào với truyền thống của các thế hệ cha anh, soi mình vào những tấm gƣơng tiêu biểu trong xã hội, để từ đó, đặt ra cho mình mục tiêu, lý tƣởng sống, xây dựng ý thức, động cơ, thái độ học tập đúng đắn, góp sức mình xây dựng quê hƣơng, đất nƣớc ngày càng giàu mạnh. Đây là quá trình vừa để nâng cao các giá trị truyền thống và tạo ra các giá trị xã hội mới, góp phần chống lại những hạn chế tiêu cực từ mặt trái của cơ chế thị trƣờng và những xâm nhập thiếu lành mạnh của quá trình toàn cầu hóa để cho các giá trị này tiếp tục khẳng định là nhân tố tích cực thúc đẩy sự phát triển của đất nƣớc, khơi dậy ƣớc mơ, hoài bảo lớn trong thanh niên học sinh.
+ Cách thực hiện: Qua các buổi toạ đàm, sinh hoạt chi đoàn, sinh hoạt chuyên đề, diễn đàn, nói chuyện truyền thống, tuyên truyền, biểu dƣơng ngƣời tốt, việc tốt trong học tập, lao động, sản xuất, chiến đấu, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Yêu cầu: Công tác tuyên truyền giáo dục, định hƣớng giá trị xã hội cho thanh niên học sinh cần xây dựng cho tuổi trẻ ý thức tự giáo dục, tự rèn luyện để đạt đến các hệ giá trị xã hội chung của con ngƣời Việt Nam trong thời đại mới.
3.4.2. Biện pháp 2: Nhà trƣờng, xã hội cần tạo ra nhiều sân chơi lành mạnh cho thanh niên học sinh
+ Mục đích: Nhằm góp phần giáo dục đạo đức - thẩm mỹ - lối sống cho thanh niên học sinh. Đó chính là việc xây đắp nền tảng nhân văn cho đoàn viên thanh niên học sinh để góp phần thúc đẩy sự phát triển nhân cách của thanh niên học sinh theo hƣớng đạt tới cái đúng, cái tốt và cái đẹp. Phê phán, đẩy lùi cái xấu, cổ vũ, xây dựng cái đẹp trong thanh niên, làm cho đoàn viên thanh niên học sinh có quan niệm, nhận thức và chấp hành tốt nếp sống văn minh nơi công cộng
+ Cách thực hiện: Tổ chức các loại hình hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, các câu lạc bộ với hình thức phong phú đa dạng, phù hợp với tâm lý lứa tuổi thanh niên học sinh, đấu tranh chống lối sống thực dụng, ích kỷ, chạy theo đồng tiền, coi thƣờng luân thƣờng đạo lý và chống lại các hành vi trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.
+ Yêu cầu: Sân chơi phải lành mạnh, các hoạt động phải hấp dẫn, thiết thực để thu hút đƣợc sự tham gia của các bạn thanh niên học sinh.
3.4.3. Biện pháp 3: Các cấp bộ oàn cần có những chƣơng trình liên tịch phối hợp với các cơ quan pháp luật, với chính quyền, cấp ủy ảng, các đoàn thể chính trị nơi đơn vị cƣ trú một cách thƣờng xuyên, có nề nếp.
+ Mục đích: Giúp các cấp bộ Đoàn có những biện pháp quản lý, giáo dục đúng đắn, có hiệu quả, kịp thời ngăn chặn những hiện tƣợng tiêu cực trong đoàn viên thanh niên học sinh.
+ Cách thực hiện: Thực hiện những giải pháp chuyển giao và áp dụng các mô hình, kinh nghiệm định hƣớng giá trị cho thiếu niên nhi đồng có hiệu quả từ thực tiễn hoạt động của Đoàn thanh niên các cấp. Tổ chức các diễn đàn, hội thảo về giáo dục định hƣớng giá trị xã hội cho thanh niên học sinh, giới thiệu những mô hình hay, cách làm sáng tạo, thuyết phục về giáo dục định hƣớng giá trị cho thanh niên học sinh.
+ yêu cầu: Quan tâm giải quyết thấu đáo các nhu cầu, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của thanh thiếu niên, nhất là nhu cầu học tập, sinh hoạt, vui chơi giải trí lang mạnh cho thanh niên học sinh.
3.4.4. Biện pháp 4: Tăng cƣờng công tác chỉ đạo của các cấp bộ oàn đối với công tác giáo dục,định hƣớng giá trị xã hội cho thanh niên học sinh.
+Mục đích: Để lan toả trong nhận thức và tạo hành vi tích cực trong thanh niên học sinh về lối sống.
+ Cách thực hiện: Ban chấp hành Trung Đoàn nên ban hành nghị quyết về giáo dục định hƣớng giá trị cho thanh niên học sinh. Nhanh chóng xây dựng và thực hiện đề án về giáo dục đạo đức, lối sống, định hƣớng giá trị cho thanh niên học sinh trong tình hình mới .
+ Yêu cầu: Cần xác định rõ nguồn lực, hình thức, nội dung, đối tƣợng cần chú trọng trong giáo dục, xác định trách nhiệm của hệ thống chính trị và toàn xã hội đối với việc giáo dục định hƣớng giá trị sống cho thanh niên học sinh . Bởi lẽ đây là vấn đề sống còn của Đảng, dân tộc. Các cấp bộ Đoàn cần chú trọng noi gƣơng, sống chuẩn mực, trong sáng.
3.4.5. Biện pháp 5: Cần quan tâm định hƣớng giá trị trong việc lựa chọn hành động cho thanh niên học sinh
+ Mục đích: Việc lựa chọn hành động có ý nghĩa phản ánh bản chất bên trong về những mong muốn của thanh niên học sinh đối với những khuôn mẫu hành vi trong thực tế. Thanh niên học sinh ngày nay đề cao sự năng động, tự chủ của cá nhân hơn là sự phụ thuộc; tính thực tiễn và hiệu quả, tính không công thức trong quan hệ, trong công việc dần thay thế cho mô hình giao tiếp mang tính công thức, phụ thuộc , giá trị truyền thống tích cực vẫn đang tồn tại và chi phối nếp nghĩ của thế hệ trẻ hiện nay.
+ cách thực hiện: Các hoạt động tƣ vấn, hƣớng dẫn giúp thanh niên lựa chọn hành động đúng, nhất là các hoạt động tƣ vấn mùa thi, tƣ vấn việc làm, Các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, định hƣớng hành vi cho thanh niên học sinh trƣớc những diễn biến và dƣ luận xã hội đang xâm nhập cuộc sống hàng ngày.
+ Yêu cầu: Đoàn Thanh niên cần tiếp tục thực hiện các hiệu quả các hoạt động tƣ vấn, hƣớng dẫn giúp thanh niên lựa chọn hành động đúng, nhất là các hoạt động tƣ vấn mùa thi, tƣ vấn việc làm, Các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, định hƣớng hành vi cho thanh niên học sinh trƣớc những diễn biến và dƣ luận xã hội đang xâm nhập cuộc sống hàng ngày.
KẾT LUẬN V K ẾN N Ị KẾT LUẬN