Sự hình thành thế giới quan

Một phần của tài liệu định hướng giá trị niên học sinh cư trú địa bàn huyện Minh hóa – Quảng Bình (Trang 25)

P ẦN NỘ DUN

1.3.2.3.Sự hình thành thế giới quan

Thế giới quan là cái nhìn hệ thống, hỗn hợp, tổng quát, khái quát về thế giới (tự nhiên và xã hội) của con ngƣời. Nó có ý nghĩa chỉ đạo với hoạt động, hành động, cách ứng xử của cá nhân trong những hoàn cảnh, điều kiện cụ thể.

Tuổi thanh niên học sinh là lứa tuổi quyết định của sự hình thành thế giới quan. Những cơ sở của thế giới quan đã đƣợc hình thành từ rất sớm - hình thành ngay từ nhỏ. Suốt thời gian học tập ở phổ thông, học sinh đã lĩnh hội đƣợc những tâm thế, thói quen đạo đức nhất định, thấy đƣợc cái đẹp, cái xấu, cái thiện, cái ác… dần dần những điều đó đƣợc ý thức và đƣợc quy vào các hình thức, các tiêu chuẩn, nguyên tắc hành vi xác định.

Ở tuổi này những thay đổi trong vị thế xã hội, trình độ phát triển của tƣ duy lý luận và hơn nữa, một khối lƣợng tri thức lớn mang tính phƣơng pháp luận về các quy luật của tự nhiên, xã hội mà thanh niên tiếp thu đƣợc trong nhà trƣờng đã giúp các em thấy đƣợc các mối liên hệ giữa các tri thức khác nhau, giữa các thành phần của thế giới. Nhờ đó thanh niên học sinh bắt đầu biết liên hệ các tri thức riêng lẻ lại với nhau để tạo nên một biểu tƣợng chung về thế giới riêng cho mình.

Để chuẩn bị vào đời, thanh niên học sinh thƣờng trăn trở với các câu hỏi về ý nghĩa và mục đích cuộc sống,về cách xây dựng một kế hoạch sống có hiệu quả,về việc lựa chọn nghề nghiệp có ý nghĩa,… để giải đáp câu hỏi này, khả năng nhận thức, đánh giá cũng nhƣ khả năng thực tiễn của mỗi cá nhân khác nhau, thể hiện đặc biệt rõ khoảng cách giữa giữa sự phát triển tự phát và sự phát triển đi kèm sự hƣớng dẫn của giáo dục.

Một khía cạnh quan trọng của quá trình hình thành thế giới quan ở lứa tuổi này là trình độ phát triển ý thức đạo đức. Các nghiên cứu tâm lý học cho thấy, thế giới quan về lĩnh vực đạo đức cũng bắt đầu đƣợc hình thành từ tuổi thiếu niên. Các em sớm biết đánh giá, phân loại hành vi của bản thân và của ngƣời khác theo các phạm trù đạo đức khác

nhau, có thể đƣa ra những ý kiến khái quát của riêng mình về vấn đề đạo đức… Song đến tuổi thanh niên, ý thức đạo đức phát triển đến một mức cao hơn cả về nhận thức, tình cảm và hành vị. Niềm tin đạo đức đã bắt đầu hình thành, biến thanh niên từ chỗ là những ngƣời chấp nhận, phục tùng các chuẩn mực đạo đức trở thành chủ thể tích cực của chúng. Điều này thể hiện đặc biệt rõ trong việc xây dựng hình mẫu lý tƣởng.

Học sinh nhỏ tuổi tiếp nhận hình mẫu lý tƣởng xuất phát từ tình cảm khâm phục một con ngƣời lý tƣởng, và khi đó, hình mẫu lý tƣởng sẽ chi phối hành vi đạo đức của các em. Có thể nói rằng hình mẫu lý tƣởng là nguồn gốc hình thành ý thức đạo đức của học sinh nhỏ tuổi.

Thanh niên học sinh, các em tìm kiếm hình mẫu lý tƣởng một cách có ý thức. Hình ảnh một con ngƣời cụ thể chỉ là phƣơng tiện để các em gửi gắm những nguyên tắc, những biểu tƣợng đạo đức mà các em tiếp nhận.

Một điểm cần lƣu ý nữa là: tuy cách nhìn nhận về tự nhiên, xã hội, con ngƣời của thanh niên học sinh giúp họ có những lý giải đối với các hiện tƣợng trong cuộc sống cũng nhƣ bản thân mình, song rõ ràng là còn khá nhiều câu hỏi trong thực tế vƣợt quá khả năng của các em. Do đó, vai trò của những ngƣời lớn tuổi trong xã hội nhằm định hƣớng, giúp đỡ các em là rất cần thiết.

1.3.2.4. ời sống tình cảm của thanh niên học sinh

- Đời sống tình cảm rất phong phú, đa dạng, dễ xúc cảm. - Đã biết kiềm chế, che giấu cảm xúc của mình.

- Tình cảm bền vững, kết bạn có chọn lọc, phân theo thứ bậc.

- Hình thành tình cảm mới: tình cảm chính trị đạo đức (Vd: yêu chủ nghĩa xã hội, ghét bóc lột...), tình yêu.

Tình yêu trai gái là loại tình cảm rất đặc trƣng cũng đƣợc xuất hiện ở lứa tuổi này . Dễ quan sát thấy những biểu hiện của sự phải lòng, thậm chí có thể xuất hiện những mối tình đầu đầy lãng mạn. Những biểu hiện của loại tình cảm này nhìn chung rất phức tạp và không đồng đều. Theo những nghiên cứu giới tính ngƣời ta thấy các em gái bộc lộ sớm hơn các em trai, ít lung túng và cũng ít gặp những xung đột hơn. Sự không đồng đều còn thể hiện ở chỗ trong khi một số em bộc mạnh mẽ nhu cầu đối với ngƣời khác giới thì nhiều em khác vẫn thờ ơ dửng dƣng nhƣ không. Điều này không chỉ phụ thuộc vào yếu tố trƣởng thành về mặt sinh dục mà còn phụ thuộc vào kế hoạch đƣờng đời của mỗi cá nhân và phụ thuộc vào điều kiện giáo dục của gia đình, nhà trƣờng và xã hội.

Một điều rất rõ mà thực tiễn và khoa học đã khẳng định là ở lứa tuổi này , sự chín muồi về sinh lý và tình dục sớm hơn sự trƣởng thành về tâm lý, về xã hội và kinh nghiệm sống. Vì vậy, những điều kiện cần và đủ cho việc đi vào cuộc sống tình yêu trai gái ở lứa tuổi này chƣa đƣợc hội tụ. Đó cũng là lý do chủ yếu để giải thích tại sao nhiều mối tình đầu ở giai đoạn này dễ bị tan vỡ, dễ trở thành bi kịch. Trong điều kiện gia đình, nhà trƣờng, xã hội là những môi trƣờng lành mạnh, trong sáng thì những biểu hiện của tình yêu trai gái ban đầu của lứa tuổi thanh niên học sinh thƣờng trở thành những kỷ niệm đẹp, một sự tập dƣợt nhẹ nhàng cho một mối tình đằm thắm, sâu sắc sau này trong cuộc sống của họ.

1.3.3. ịnh hƣớng giá trị của thanh niên học sinh 1.3.3.1. ịnh nghĩa

Về mặt lý luận, hệ thống định hƣớng giá trị cá nhân hình thành và thay đổi dƣới ảnh hƣởng của các điều kiện xã hội, tƣơng ứng với các đặc điểm tâm lí của cá nhân và nằm trong quá trình xã hội hoá. Chúng hình thành trên cơ sở những nhu cầu của chủ thể về việc tiếp thu những hình thức cơ bản của hoạt động sống trong điều kiện lịch sử cụ thể xác định và do tính chất của các quan hệ xã hội qui định. Có thể nói hệ thống định hƣớng giá trị của mỗi cá nhân luôn diễn ra những thay đổi, có sự năng động linh hoạt và thƣờng xuyên phát triển. Những nhân tố quyết định định hƣớng giá trị của nhân cách là điều kiện sống, hoạt động, cũng nhƣ nhu cầu của con ngƣời.

Định hƣớng giá trị của thanh niên học sinh đƣợc hiểu là:Định hướng của một cá nhân hay nhóm thanh niên học sinh vào những giá trị này hay giá trị khác, phù hợp với nhiều hướng biến đổi của hệ thống các giá trị xã hội, trong đó các hiện tượng vật chất hay tinh thần, xuất hiện với tư cách giá trị, có khả năng thoả mãn các nhu cầu và lợi ích của họ.

Tuy nhiên, điều một cá nhân cụ thể tham gia vào các quá trình xã hội khác nhau nhƣ thế nào, phụ thuộc vào xu hƣớng nhân cách - xu thế này đƣợc tạo ra trong quá trình phát triển nhân cách trong hệ thống các quan hệ xã hội. Cùng với những chuyển đổi về kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ của đất nƣớc, hệ thống giá trị xã hội cũng có những biến đổi nhất định và đang tác động đến mọi thành viên xã hội. Thanh niên học sinh đang trong quá trình chuẩn bị tiềm năng để bƣớc vào cuộc sống tƣơng lai. Thông qua các chức năng xã hội hoá, cùng với tác nhân xã hội hoá, nhân cách thanh niên học sinh đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện. Việc xem xét định hƣớng giá trị nhƣ là thành phần quan trọng của nhân cách và định hƣớng giá trị là biểu tƣợng về những mục đích chủ yếu của cuộc đời, thể hiện trong hoạt động thực tế, cho

phép chúng ta nắm bắt đƣợc nhiều hƣớng phát triển nhân cách cũng nhƣ tình trạng chung của thanh niên học sinh hiện nay. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp giáo dục - đào tạo thể hệ trẻ nói chung và thanh niên học sinh nói riêng.

1.3.3.2. Biểu hiện định hƣớng giá trị của thanh niên học sinh.

Trên quan điểm tâm lí học Mácxít tiếp cận hoạt động - giá trị - nhân cách, chúng tôi tập trung nghiên cứu định hƣớng giá trị trên những biểu hiện chung nhất qui định sự tồn tại của nhân cách, các biểu hiện đó tập trung ở 3 lĩnh vực, đó là:

Một là, định hƣớng giá trị của thanh niên học sinh về mục đích, ý nghĩa của cuộc sống (lý tƣởng sống)

Hai là, định hƣớng giá trị của thanh niên học sinh về hoạt động học tập (hoạt động chủ đạo).

Ba là, định hƣớng giá trị của thanh niên học sinh về mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời (hoạt động giao tiếp).

Xét về quan hệ, mặt thứ nhất đƣợc xem xét trên phƣơng diện mục đích sống của cá nhân. Mục đích là biểu tƣợng lý tƣởng về kết quả tƣơng lai của hoạt động, là quan điểm riêng về tƣơng lai của cá nhân. Mục đích sống đóng vai trò nhƣ là tác nhân liên kết chung của tất cả những mục đích riêng gắn liền các hoạt động cụ thể. Chính vì vậy, mục đích sống có ý nghĩa lớn, quy định chiều hƣớng phát triển và phƣơng thức tồn tại của nhân cách. Mặt thứ hai và thứ ba, đƣợc nhìn nhận là những phƣơng diện để đạt tới mục đích sống. Về ý nghĩa, đây là những hoạt động (hoạt động có đối tƣợng) và quan hệ (giao tiếp) đặc trƣng có vai trò quyết định trong sự hình thành và phát triển nhân cách. Hay nói cách khác, nó đƣợc xem nhƣ là những phƣơng thức quyết định sự tồn tại của cá nhân (nhân cách).

Xét về tổng thể, các mặt trên đƣợc nhìn nhận trên phƣơng diện mục đích và phƣơng diện đạt mục đích sống và đƣợc xem nhƣ là những thành phần định rõ đặc tính của xu hƣớng và nội dung tính tích cực của nhân cách. Chúng qui định sự hình thành và phát triển nhân cách, trên cơ sở cá nhân tham gia một cách tích cực vào các quá trình xã hội và hệ thống các quan hệ xã hội khác nhau. Đồng thời, toàn bộ các quá trình và hệ thống các mối quan hệ xã hội này là quan hệ nền tảng, qui định sự hình thành và phát triển các nhu cầu, động cơ, mục đích sống, tình cảm, năng lực… của cá nhân.

Từ mỗi lĩnh vực trên đây, chúng tôi nghiên cứu dựa trên các mặt biểu hiện gồm: nhận thức, thái độ và hành động:

- Mặt nhận thức:

Nghiên cứu mặt nhận thức trong định hƣớng giá trị của thanh niên học sinh chính là tìm hiểu xem mức cấp độ lĩnh hội và khả năng phân tích, lựa chọn các giá trị nhƣ thế nào; việc tiếp cận, lĩnh hội các giá trị đó có thực sự phù hợp với thực tế khách quan và xu thế chung hay không.

Nhận thức của thanh niên học sinh về các giá trị đƣợc phản ánh ở các cấp độ khác nhau. Theo quy luật chung, nhận thức có thể ở cấp độ cảm tính hoặc lý tính. Ở mức độ cảm tính, các sự vật, hiện tƣợng mang giá trị đƣợc xem xét một cách sơ bộ, thoáng qua không phản ánh đầy đủ các thuộc tính bản chất. Ở cấp độ này, trƣớc những sự vật hiện tƣợng tác động, thanh niên học sinh nhìn nhận vấn đề một cách giản đơn, không thấy đƣợc hết ý nghĩa, giá trị của chúng đối với bản thân cũng nhƣ đối với xã hội hoặc nhìn nhận vấn đề không đúng có thể dẫn kết kết luận vội vàng hoặc gán cho chúng những giá trị không có thực. Ở mức độ nhận thức lý tính, các sự vật hiện tƣợng đƣợc phản ánh đúng bản chất của nó. Ở cấp độ này, thanh niên sinh viên đã biết phân tích, lý giải, so sánh đối chiếu và có sự tiếp thu một cách chọn lọc các giá trị cần thiết và có thể thanh lọc các yếu tố không bản chất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên thực tế, không ít học sinh khi mới tiếp cận với các nội dung mới... không chịu tìm hiểu kỹ bản chất và các quy luật của chúng, nảy sinh cảm giác đây là vấn đề khó, trừu tƣợng, bản thân không đủ sức tham gia và chán nản bỏ cuộc. Trên thực tế đây là những lĩnh vực hết sức phổ thông, nó cũng đƣợc xuất phát từ các phần kiến thức cơ bản cho đến kiến thức nâng cao, nếu học sinh chủ động nghiên cứu và kiên trì học tập thì sẽ tiếp cận một cách dễ dàng. Nhƣ vậy, nếu chỉ tiếp cận sự vật hiện tƣợng với thuộc tính không bản chất sẽ khiến con ngƣời ta nhận thức không đúng đắn, dễ chán nản và bỏ cuộc.

Cũng chính từ sự khác nhau giữa trình độ nhận thức của các thanh niên học sinh mới dẫn dẫn đến hiện tƣợng, có thể cùng một sự vật, hiện tƣợng mang giá trị song đối với học sinh này thì xác định đƣợc mức độ quan trọng nhƣng đối với học sinh khác thì lại cho đó là điều vô nghĩa hoặc không thực sự cần thiết. Do vậy, khâu nhận thức về giá trị là khâu không thể thiếu trong quá trình xác lập và hình thành định hƣớng giá trị trong thanh niên học sinh.

Mặc dù nhận thức có vai trò quan trọng, song những kết quả thu đƣợc từ nhận thức chỉ đóng vai trò nguyên liệu cho quá trình hình thành định hƣớng giá trị, trên thực tế thái độ của chủ thể tích cực hay tiêu cực, thiện cảm hay không thiện cảm là vấn đề hết sức quan trọng.

- Mặt thái độ:

Thái độ của con ngƣời trƣớc một vấn đề nào đó đóng vai trò quan trọng quy định nên nguyên tắc ứng xử của hành vi. Nghiên cứu mặt thái độ trong định hƣớng giá trị của học sinh viên chính là xem xét những biểu hiện về cảm xúc, tâm tƣ, tình cảm đối với những giá trị mà thanh niên học sinh đã xác đinh và lựa chọn.

Biểu hiện thái độ của thanh niên học sinh với các giá trị đã lựa chọn đƣợc bộc lộ ở chỗ, khi họ đã xác định cho mình một giá trị nào đó, họ suy nghĩ về sự lựa chọn đó nhƣ thế nào. Chẳng hạn một học sinh đam mê ban khoa học xã hội và họ chọn thi vào ban khoa học xã hội, nhƣ vậy họ đã đi đúng phân ban, khi đó họ sẽ ít băn khoăn trăn trở, không cho rằng lựa chọn của mình là sai lầm và những ngày học trên lớp cảm thấy có ý nghĩa. Nhƣng một học sinh lúc đầu ban khoa học tự nhiên vào trƣờng nhƣng sau đó thấy thất vọng, thấy sai lầm và luôn có thái độ không hài lòng và cảm thấy những ngày học ở ban khoa học tự nhiên là vô nghĩa.

Thái độ biểu hiện với các giá trị xã hội rất đa dạng và thể hiện ở các cấp độ khác nhau. Có những vấn đề trong cuộc sống, trong học tập, trong các mối quan hệ giao tiếp với thầy cô, bạn bè đƣợc thanh niên học sinh quý trọng, nâng niu và luôn giữ gìn trong tâm niệm nhƣ là vấn đề hết sức thiêng liêng của cuộc sống hiện tại.

Cùng đứng trƣớc một vấn đề nào đó, có những thanh niên học sinh nhìn thấy giá trị của nó chỉ ở mức chấp nhận đƣợc, hoặc có ƣa thích song cũng không phải là quan trọng, song cũng có những học sinh coi đó là niềm tin và lẽ sống của bản thân và luôn luôn tâm huyết.

Bởi vì thái độ luôn đi cùng với biểu hiện cảm xúc và sự đánh giá, do đó thái độ bao giờ cũng đƣợc biểu hiện ở cấp độ tích cực hay tiêu cực. Việc xác định đƣợc các biểu hiện tích cực hay tiêu cực của thanh niên học sinh trƣớc các giá trị xã hội là vấn đề hết

Một phần của tài liệu định hướng giá trị niên học sinh cư trú địa bàn huyện Minh hóa – Quảng Bình (Trang 25)