Quy trình quản lý chất thải rắn

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Đại Lộc - tỉnh Quảng Nam. (Trang 26 - 34)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.4.1.Quy trình quản lý chất thải rắn

1.4.1.1. Quy trình quản lý chất thải rắn thông thường

Hợp phần chức năng của một hệ thống quản lý chất thải rắn thông thường cụ thể là chất thải rắn sinh hoạt được minh họa như dưới đây:

Nguồn phát sinh chất thải

Gom, nhặt tách và lưu trữ tại nguồn Thu gom Tiêu hủy Trung chuyển và vận chuyển Tách, xử lý và tái chế

* Gom, nhặt, tách và lưu trữ tại nguồn

CTR thông thường trước khi được đưa đi xử lý, cần được phân loại ngay tại nguồn.

- Rác hữu cơ dễ phân hủy: là các loại rác dễ bị thối rữa trong điều kiện tự nhiên sinh ra mùi hôi thối như các loại ăn thừa, hư hỏng (rau, cá chết, vỏ trái cây…)

- Rác thải khó phân hủy: chia làm 2 loại

+ Rác tái chế: là các loại rác có thể sử dụng lại nhiều lần trực tiếp hoặc chế biến lại như giấy, bìa cartong, kim loại, các loại nhựa;

+ Rác không tái chế: là các loại còn lại và chỉ thải bỏ.

* Thu gom

Thu gom CTR là quá trình thu nhặt rác thải từ các nhà dân, các công sở hay từ những điểm thu gom, chất chung lên xe và chở đến địa điểm xử lý, chuyển tiếp, trung chuyển hay chôn lấp. Hiện nay có hai loại hình thu gom rác là thu gom sơ cấp và thu gom thứ cấp.

* Trung chuyển và vận chuyển

Trung chuyển

Trạm trung chuyển đóng vai trò bán hoàn thành (hoàn thành một phần công việc) vận chuyển rác đến khu vực bãi thải của thành phố hay đến khu vực xử lý, tái chế rác. Trạm trung chuyển có những nhiệm vụ sau:

+ Trung chuyển chất thải rắn từ xe ô tô thu gom và vận chuyển loại xe nhẹ sang xe vận tải nặng.

+ Vận chuyển chất thải rắn từ trạm trung chuyển đến khu xử lý.

+ Phân loại chất thải và thu hồi các loại chất thải có thể tái chế như giấy, thủy tinh, chất dẻo, cao su, kim loại…

Vận chuyển

Vận chuyển rác có thể thực hiện bằng các phương tiện vận chuyển trên các trục đường bộ, đường sắt, đường thủy, các hệ thống khí động và thủy động lực của một số phương tiện vận chuyển khác cũng được sử dụng cho vận chuyển rác nhưng

không phổ biến. Tùy vào vị trí địa lý, địa hình diện tích mặt phẳng và chi phí vận chuyển… mà người ta chọn cách vận chuyển rác hợp lý nhất.

* Tách, xử lý và tái chế

Tái chế

Tái chế là hoạt động thu hồi lại từ chất thải các thành phần có thể sử dụng để biến thành sản phẩm mới sử dụng lại cho các hoạt động sản xuất và sinh hoạt.

+ Tái chế vật liệu: bao gồm các hoạt động thu gom vật liệu có thể tái chế từ dòng rác, xử lý trung gian, và sử dụng vật liệu này để tái sản xuất các sản phẩm mới hoặc sản phẩm khác.

+ Tái chế nhiệt: bao gồm các hoạt động khôi phục năng lượng từ rác.

Hoạt động tái chế và thu hồi chất thải được thực hiện thông qua hệ thống thu gom chất thải rắn theo mạng lưới 3 cấp gồm: người thu gom, đồng nát và buôn bán phế liệu.

Xử lý

- Xử lý bằng phương pháp cơ học

Mục đích là giảm kích thước và thể tích chất thải rắn, dẫn đến giảm chi phí vận chuyển và xử lý, thu hồi các loại vật liệu có giá trị kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình xử lý tiếp theo.

+ Giảm kích thước: Tùy thuộc vào hình dạng, đặc tính chất thải, và tiêu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chuẩn đòi hỏi thiết kế những thiết bị cho phù hợp. Các thiết bị thường được sử dụng là búa đập, kéo cắt, và máy nghiền.

+ Phân loại: phân loại chất thải rắn cần thiết để thu hồi các vật liệu có giá trị

tái sinh, tái chế và tạo điều kiện cho các quá trình chuyển hóa hoặc năng lượng sinh học tiếp theo. Người ta phân loại chất thải rắn bằng phương pháp thủ công dùng sức người hay bằng phương pháp cơ giới: trong công nghệ có sấy khô, nghiến sau đó mới dùng thiết bị tách (quạt gió, sàng, bằng từ).

+ Nén ép: ép (nén) là một khâu quan trọng trong quá trình xử lý chất thải

rắn. Hiện nay các phương tiện vận chuyển chất thải rắn đều được trang bị bộ phận ép rác nhằm làm tăng sức chứa của xe và hiệu suất vận chuyển. Tại các bãi chôn lấp

Các thiết bị nén ép có thể là các máy nén cố định và di động hoặc thiết bị nén cao áp. Máy ép cố định được sử dụng ở khu dân cư, khu công nghiệp, khu thương mại, trạm trung chuyển. Máy ép di động thường đi kèm với xe vận chuyển và container.

- Xử lý bằng phương pháp nhiệt

Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp nhiệt là quá trình biến đổi chất thải rắn dưới tác động của nhiệt thành các chất ở thể khí, lỏng, rắn (tro, xỉ) đồng thời có tỏa nhiệt. Phương pháp này thường được sử dụng để xử lý chất thải nguy hại, y tế. Gồm có 2 loại là phương pháp nhiệt khô và nhiệt ướt.

+ Đốt: đốt rác là giai đoạn xử lý cuối cùng được áp dụng cho một số loại rác

nhất định không thể sử dụng bằng các biện pháp khác. Đây là một giai đoạn oxy hóa ở nhiệt độ cao với sự có mặt của oxy trong không khí, trong đó rác độc hại được chuyển hóa thành khí và các chất thải không cháy. Các chất khí được làm sạch hoặc không làm sạch thoát ra ngoài không khí. Tro được chôn lấp.

Xử lý rác bằng phương pháp đốt có ý nghĩa quan trọng là làm giảm tới mức thấp nhất chất thải cho khâu xử lý cuối cùng, nếu sử dụng công nghệ tiên tiến còn có ý nghĩa cao bảo vệ môi trường. Đây là phương pháp xử lý rác tốn kém nhất so với phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh thì chi phí để đốt 1 tấn rác cao hơn gấp 10 lần. Có hai phương pháp chính trong việc đốt chất thải rắn đô thị: đốt cháy cả đống và đốt tầng chất lỏng.

Rác khí sạch

Hình 1.2. Sơ đồ công nghệ đốt

+ Phương pháp nhiệt phân: nhiệt phân là quá trình phân hủy hay biến đổi

hóa học chất thải rắn xảy ra do nung nóng trong điều kiện không có sự tham gia của oxy và tạo ra sản phẩm cuối cùng của quá trình biến đổi chất thải rắn là các chất dưới dạng rắn, lỏng, khí.

- Xử lý bằng phương pháp ủ sinh học

Ủ sinh học có thể được coi như là quá trình ổn định sinh học các chất hữu cơ phức tạp gluxit, lipit, và protein với sự tham gia của vi sinh vật hiếu khí, kị khí để

Đốt sơ cấp Đốt sơ cấp Xử lý khí

thành các chất mùn, với thao tác sản xuất và kiểm soát một cách khoa học tạo môi trường tối ưu đối với quá trình. Phương pháp này áp dụng rất có hiệu quả.

+ Ủ phân hiếu khí: quá trình chuyển hóa sinh học các hợp chất hữu cơ dễ bị

phân hủy sinh học dưới tác dụng của vi sinh vật trong điều kiện có không khí để để tạo ra mùn hữu cơ (phân compost) có thể sử dụng làm tăng độ phì nhiêu của đất.

+ Phân hủy kị khí: quá trình phân hủy chất hữu cơ trong môi trường không

có không khí. Sản phẩm của quá trình phân hủy kị khí là khí sinh học có thể sử dụng như một nguồn năng lượng và bùn đã được ổn định về mặt sinh học, có thể sử dụng như nguồn bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng.

* Tiêu hủy(chôn lấp cuối cùng)

Phần chất thải không được tái sử dụng cho một mục đích nào nữa sẽ được mang thải bỏ bằng cách chôn lấp.

1.4.1.2. Quy trình quản lý chất thải rắn nguy hại

Hình 1.3 dưới đây là sơ đồ quy trình quản lý chất thải rắn nguy hại.

Hình 1.3. Sơ đồ quản lý chất thải rắn nguy hại

Thải bỏ chất thải (chôn lấp cuối cùng)

Nguồn phát sinh chất thải nguy hại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tách thu gom, lưu giữ, vận chuyển

* Phát sinh CTNH tại nguồn

Quản lý nguồn phát sinh cần phải nắm vững và quản lý các thông tin về nguồn phát sinh chất thải nguy hại.

Bảng 1.7 dưới đây là các biện pháp giảm thiểu tại nguồn đối với chất thải nguy hại.

Bảng 1.7. Các biện pháp giảm thiểu tại nguồn đối với chất thải nguy hại

STT Nguồn phát sinh chất thải nguy hại

Các biện pháp giảm thiểu tại nguồn

1 Công nghiệp

- Cải tiến việc quản lý nội tại và vận hành sản xuất:

+Những cải tiến về tiến độ sản xuất; +Ngăn ngừa việc thất thoát và chảy tràn; +Tách riêng các dòng chất thải;

+ Rèn luyện nhân sự;

- Bảo toàn năng lượng: Năng lượng nhiệt có thể được bảo toàn bằng cách quan tâm đến việc ngăn ngừa các thất thoát nhiệt năng trong quá trình vận chuyển từ nguồn cung cấp đến nơi tiêu thụ. Cũng có thể phục hồi và sử dụng nhiệt sinh ra bởi chính các quá trình sản xuất.

- Thay đổi quá trình, thay đổi về nguyên liệu đầu vào, thay đổi về mặt kỹ thuật và công nghệ.

2 Y tế

- Chọn nhà cung cấp cho bệnh viện mà sản phẩm của họ ít phế thải hay giảm lượng chất thải nguy hại phải được xử lý đặc biệt.

- Sử dụng các biện pháp khử trùng tẩy uế cơ lý học nhiều hơn các biện pháp hóa học sẽ giảm thiểu chất thải nguy hại.

- Giảm thiểu chất thải nhất là trong công tác hộ lý và khử trùng tẩy uế.

* Tách, thu gom, lưu giữ và vận chuyển

Tách, thu gom

Giai đoạn này thực hiện nhiệm vụ thu gom toàn bộ chất thải nguy hại phát sinh từ các nguồn thải khác nhau và được chuyển đến khu xử lý và thải bỏ hoặc đến trạm trung chuyển hay đến nơi lưu giữ tạm thời, tùy thuộc vào điều kiện và khả năng cụ thể của từng khu vực và của các đơn vị, cơ sở phát sinh ra nguồn thải. Chất thải nguy hại cần được phân loại trước khi thu gom.

- Trong công nghiệp: quá trình thu gom chất thải nguy hại tại nguồn được thực hiện bởi chính các công nhân sản xuất trong nhà máy. Tùy thuộc vào dây chuyền sản xuất và bố trí lao động mà mỗi nhà máy có thể có một phương thức vận hành khác nhau. Có thể thu gom theo từng ca, ngày hay tuần tùy thuộc bản chất của quá trình sản xuất.

- Trong y tế: việc tách và phân loại chất thải rắn y tế nguy hại đòi hỏi phải có thùng chứa, túi lót trong thùng chứa được buột chặc chẽ, hộp đựng vật sắc nhọn. Yêu cầu màu sắc phải thống nhất theo quy định để dễ quản lý chất thải y tế đã được phân loại thu gom trong suốt quá trình lưu thông. Cách xác định màu sắc và túi thùng đựng chất thải rắn y tế được liệt kê trong bảng 1.8 dưới đây.

Bảng 1.8. Yêu cầu màu sắc, túi thùng đựng và biểu tượng chỉ chất thải y tế

STT Loại chất thải Màu và đánh dán nhãn Loại thùng, túi 1 Chất thải lây nhiễm

cao

Vàng, kí hiệu nhiễm khuẩn cao

Thùng nhựa, túi nhựa bền, chắc chắn.

2 Chất thải lây nhiễm, bệnh phẩm, giải phẫu

Vàng, có logo nhiễm khuẩn

Thùng nhựa, túi nhựa bền. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3 Vật sắc nhọn Vàng, có ghi chữ vật sắc nhọn

Túi nhựa bền hoặc hộp giấy, chai nhựa

4 Chất thải y tế có đồng vị phóng xạ

Đen, logo có bức xạ theo quy định.

Hộp chì, kim loại dán nhãn bức xạ.

5 Chất thải y tế thông thường

Xanh, như túi đựng rác sinh hoạt.

Túi nilon, thùng nhựa kim loại.

6 Chất thải có khả năng tái sinh

Trắng, biểu tượng chất thải có thể tái chế.

Túi nilon, thùng chứa kim loại.

Hộ lý và nhân viên y tế phân loại, tách chất thải y tế ngay trong quá trình thực hành nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật như thay băng, tiêm truyền. Nhân viên chuyên trách thu gom chất thải y tế từ các buồng chuyên môn tập trung về thùng lưu. Chất thải phải được thu gom hằng ngày và chuyển về nơi lưu giữ chất thải của bệnh viện. Thùng chứa đã chứa đầy chất thải, khi vận chuyển đi phải có nhãn ghi rõ chất thải từ khoa, bệnh viện, ngày giờ, phải có ngay thùng, túi chứa rác đặt ngay vào vị trí khi đã chuyển thùng cũ đi. Sau khi thu gom, chất thải y tế nguy hại y tế được đưa đến kho lưu trữ.

Lưu giữ

- Trong công nghiệp: trong quá trình lưu giữ cần quan tâm đến phân khu lưu giữ với các đặc điểm cần chú ý như vị trí khu lưu giữ, cách bố trí khu lưu giữ, thao tác vận hành tại khu lưu giữ.

- Trong y tế: Khu lưu chứa chất thải y tế xây dựng riêng, tách biệt với khu vực khám chữa bệnh của bệnh viện. Chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường phải lưu giữ trong các buồng riêng biệt đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế và an toàn. Thời gian lưu giữ chất thải trong các bệnh viện không quá 48 giờ. Đối với cơ sở y tế nhỏ, thời gian lưu giữu các chất thải nhóm các chất thải gây lây nhiễm, các vật sắt nhọn, chất thải y tế từ phòng thí nghiệm và chất thải dược phẩm không quá 1 tuần, riêng nhóm chất thải bệnh phẩm thì phải được đốt hoặc chôn ngay. Tốt nhất là nên vận chuyển CTRYT nguy hại đi xử lý ngay trong ngày.

Vận chuyển

Vấn đề quan tâm hàng đầu trong quá trình vận chuyển CTNH là đảm bảo an toàn trong suốt lộ trình vận chuyển dù là vận chuyển đường bộ, đường thủy hay đường hàng không. Mỗi loại hình vận chuyển và chất thải vận chuyển đều có những yêu cầu riêng. Việc lựa chọn vận chuyển chung chất thải nguy hại góp phần giảm được số lần vận chuyển và giải quyết nhanh chóng lượng chất thải nguy hại phát sinh tại các nhà máy. Tuy nhiên không phải chất thải nào cũng được vận chuyển chung với nhau vì như vậy sẽ làm tăng nguy cơ cháy nổ trong chính khối chất thải đã được vận chuyển. Vì vậy trong vận chuyển chất thải nguy hại cũng nên tuân theo nguyên tắc như trong khi lưu giữ chất thải nguy hại. Xe vận chuyển

phải là xe chuyên dùng với cấu tạo và thiết kế đặc biệt nhằm tránh các sự cố có khả năng xảy ra trong quá trình vận chuyển.

* Xử lý

Phương pháp hóa lý: tách chất thải nguy hại từ pha này sang pha khác để tách pha nhằm giảm thể tích dòng thải chứa chất thải nguy hại. Xử lý hóa lý là phương pháp thông dụng nhất để xử lý các chất thải vô cơ nguy hại.

Phương pháp sinh học: phân hủy sinh học các chất thải hữu cơ độc hại. Phương pháp nhiệt thiêu đốt: xử lý chất thải băng phương pháp nhiệt là quá trình biến đổi chất thải rắn dưới tác động của nhiệt thành các chất ở thể khỉ, lỏng và rắn đồng thời tỏa nhiệt. Trong tất cả các phương pháp trên thì phương pháp thiêu đốt hay được sử dụng nhất nó cho phép xử lý triệt để nhất tuy nhiên giá thành cao

Phương pháp ổn định hóa rắn: ổn định hóa rắn là quá trình làm tăng tính chất vật lý của chấtt thải, giảm khả năng phân tán vào môi trường hay làm giảm độc tính độc hại của chất ô nhiễm. Làm ổn định là một quá trình mà chất thêm vào được trộn với chất thải để giảm tới mức tối thiểu khả năng phát tán của chất nguy hại ra khỏi chất thải và giảm độc tính độc hại của chất thải như vậy quá trình làm ổn định có thể được mô tả như một quá trình nhằm làm cho chất gây ô nhiễm bị gắng từng phần hặc hoàn toàn bới các chất kết dính hoặc các chất biến đổi khác.

* Chôn lấp cuối cùng

Chôn lấp là biện pháp nhằm cô lập chất thải nguy hại làm giảm thiểu khả năng phát tán chất thải vào môi trường.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Đại Lộc - tỉnh Quảng Nam. (Trang 26 - 34)