Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Đại Lộc - tỉnh Quảng Nam. (Trang 38 - 40)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.6.2. Điều kiện tự nhiên

1.6.2.1. Vị trí địa lý

Đại Lộc nằm ở phía Bắc của Quảng Nam. Phía Bắc giáp Tp Đà Nẵng. Phía Đông giáp huyện Điện Bàn, phía Đông Nam giáp huyện Duy Xuyên, phía Nam giáp huyện Quế Sơn, phía Tây Nam giáp huyện Nam Giang, phía Tây Bắc giáp huyện Đông Giang.

Hệ tọa độ địa lý đặt huyện Đại Lộc nằm gọn trong vùng nội chí tuyến, tại múi giờ thứ bảy. Với:

Điểm cực Bắc tại: 15053 vĩ độ Bắc trên xã Đại Hiệp; Điểm cực Nam tại: 15043 vĩ độ Bắc trên xã Đại Thạnh; Điểm cực Đông: 108047 kinh độ Đông trên xã Đại Hòa; Điểm cực Tây: 107058 kinh độ Đông trên xã Đại Lãnh.

1.6.2.2. Đặc điểm địa hình

Đại Lộc là vùng đất mang tính chất trung du vừa có đồng bằng vừa có rừng núi. Với địa hình cao ở phía Tây - Tây Bắc, thấp dần về phía Đông, có hai con sông lớn là sông Vu Gia và Thu Bồn với lưu lượng nước lớn bao bọc nên mưa đầu và giữa mùa đông ở Đại Lộc thường gây lụt lội ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống vùng hạ lưu. Dưới sự tác động của địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn khác nhau nên đất đai cũng đa dạng và gồm 4 nhóm chính: đất cát, đất phù sa, đất xám bạc màu và đất đỏ vàng.

1.6.2.3. Điều kiện khí tượng

Đại Lộc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa Nam Hải Vân, nóng ẩm mưa nhiều, chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô, mùa mưa trùng với mùa đông, mùa khô trùng với mùa hạ.

Theo số liệu của trạm khí tượng thủy văn Quảng Nam, đặc điểm các yếu tố khí hậu thời tiết khu vực như sau:

- Nhiệt độ trung bình: 22 – 250C

- Lượng mưa trung bình năm: 2000 – 2500 mm - Độ ẩm không khí trung bình là: 88%

- Bão lũ thường xuyên xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 11 thường kèm theo mưa lớn gây lũ, ảnh hưởng gây thiệt hại lớn về người và tài sản nhân dân.

- Chế độ gió theo mùa hướng gió chủ đạo là gió mùa Đông Bắc và gió Tây Nam.

+ Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, hướng gió thường đi theo hướng Bắc đến Đông Bắc trong đó hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc.

+ Từ tháng 5 đến tháng 9 gió lệch về hướng Nam hướng gió chính là hướng Tây Nam, ngoài ra còn xen vào gió Đông, Đông Nam, các luồng gió đó sẽ làm thời tiết dịu sau những ngày nắng nóng với những đợt gió Tây khô nóng.

1.6.2.4. Dòng chảy

Các lưu vực sông chính:

- Sông Thu Bồn: là dòng chính của hệ thống sông cùng tên. Phần thượng nguồn của sông còn được gọi với cái tên khác là sông Tranh. Sông bắt nguồn từ núi Ngọc Linh cao 2.598m thuộc huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Phần thượng lưu sông chảy theo hướng Nam – Bắc qua các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước, Hiệp Đức, Nông Sơn, Quế Sơn. Đến Giao Thủy (Đại Hòa – Đại Lộc) sông chảy vào vùng đồng bằng các huyện Duy Xuyên, Điện Bàn, Tp Hội An. Chiều dài dòng chính đến Cửa Đại dài 198km.

- Sông Vu Gia: là một trong hai sông hợp thành hệ thống sông Thu Bồn – Vu Gia. Sông Vu Gia chảy qua huyện Đại Lộc theo hướng Tây – Đông, lưu vực sông Vu Gia nằm về phía Bắc lưu vực sông Thu Bồn thuộc địa phận các huyện Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Đại Lộc, Điện Bàn, huyện Hòa Vang Tp Đà Nẵng. Chiều dài dòng chính đến Đà Nẵng dài 204km.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Đại Lộc - tỉnh Quảng Nam. (Trang 38 - 40)