Tổng quan về huyện Đại Lộc – Quảng Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Đại Lộc - tỉnh Quảng Nam. (Trang 37)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.6. Tổng quan về huyện Đại Lộc – Quảng Nam

Hình 1.4. Bản đồ hành chính huyện Đại Lộc 1.6.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Huyện Đại Lộc – Quảng Nam được thành lập năm 1899 sau khi người Pháp đã chiếm đóng vững vàng tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Đại lộc cũng như những địa phương khác của Quảng Nam, cũng có những nghệ sỹ được mệnh danh là con rồng trên sân khấu như Nguyễn Nho Túy, chí sỹ danh nhân nỗi tiếng như Đỗ Đăng Tuyển, Huỳnh Ngọc Huệ, Huỳnh Qùy (Tú Qùy), Trần Đình Tri, Võ Quảng, Nam Trân, Nguyễn Văn Bông… đặt biệt những loại hình nghệ thuật độc đáo như hát tuồng, dân ca Quảng, múa tứ linh, hò chèo thuyền… vẫn còn lưu giữ cùng với lễ hội dân gian truyền thống như lễ hội bà Chúa Ngọc, lễ cầu Phong, lễ vía Ngũ hành Tiên Nương, hội đua thuyền truyền thống. Trong đời sống tâm linh người Đại Lộc rất “hỗn dung tôn giáo” họ thờ cả phật, cả Quan Công, thần Hoàng, cả Mẫu lẫn các vị thần Chăm và các anh hùng liệt sĩ có khi chung vào một chỗ, vị này đắp lên vị kia thực ra là họ thờ cái đức nhân hậu ở đời.

Đại Lộc có nhiều sản vật dồi dào, vùng trọng điểm lúa của tỉnh Quảng Nam, nổi tiếng với ngành nghề thợ hồ, làm nhang, đan lờ… Từ một huyện nông nghiệp là chính đến nay Đại Lộc trở thành điểm hấp dẫn nhà đầu tư trên lĩnh vực công nghiệp với 18 cụm công nghiệp vừa và nhỏ. Từ một huyện nông thôn nghèo, giao thông

cách trở, gần đây 100% hộ có điện chiếu sáng, hệ thống thông tin liên lạc đường ô tô đến tất cả các xã. Những khu dân cư, con đường mới mở đến tận thôn cùng ngõ hẽm được bê tông hóa. Bước sang thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, Đại Lộc cùng với cả nước bước vào thời kỳ xây dựng mới, tiếp tục phát huy thế mạnh nội lực thu hút ngoại lực, tự tin vững bước trên con đường hội nhập.

1.6.2. Điều kiện tự nhiên 1.6.2.1. Vị trí địa lý 1.6.2.1. Vị trí địa lý

Đại Lộc nằm ở phía Bắc của Quảng Nam. Phía Bắc giáp Tp Đà Nẵng. Phía Đông giáp huyện Điện Bàn, phía Đông Nam giáp huyện Duy Xuyên, phía Nam giáp huyện Quế Sơn, phía Tây Nam giáp huyện Nam Giang, phía Tây Bắc giáp huyện Đông Giang.

Hệ tọa độ địa lý đặt huyện Đại Lộc nằm gọn trong vùng nội chí tuyến, tại múi giờ thứ bảy. Với:

Điểm cực Bắc tại: 15053 vĩ độ Bắc trên xã Đại Hiệp; Điểm cực Nam tại: 15043 vĩ độ Bắc trên xã Đại Thạnh; Điểm cực Đông: 108047 kinh độ Đông trên xã Đại Hòa; Điểm cực Tây: 107058 kinh độ Đông trên xã Đại Lãnh.

1.6.2.2. Đặc điểm địa hình

Đại Lộc là vùng đất mang tính chất trung du vừa có đồng bằng vừa có rừng núi. Với địa hình cao ở phía Tây - Tây Bắc, thấp dần về phía Đông, có hai con sông lớn là sông Vu Gia và Thu Bồn với lưu lượng nước lớn bao bọc nên mưa đầu và giữa mùa đông ở Đại Lộc thường gây lụt lội ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống vùng hạ lưu. Dưới sự tác động của địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn khác nhau nên đất đai cũng đa dạng và gồm 4 nhóm chính: đất cát, đất phù sa, đất xám bạc màu và đất đỏ vàng.

1.6.2.3. Điều kiện khí tượng

Đại Lộc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa Nam Hải Vân, nóng ẩm mưa nhiều, chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô, mùa mưa trùng với mùa đông, mùa khô trùng với mùa hạ.

Theo số liệu của trạm khí tượng thủy văn Quảng Nam, đặc điểm các yếu tố khí hậu thời tiết khu vực như sau:

- Nhiệt độ trung bình: 22 – 250C

- Lượng mưa trung bình năm: 2000 – 2500 mm - Độ ẩm không khí trung bình là: 88%

- Bão lũ thường xuyên xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 11 thường kèm theo mưa lớn gây lũ, ảnh hưởng gây thiệt hại lớn về người và tài sản nhân dân.

- Chế độ gió theo mùa hướng gió chủ đạo là gió mùa Đông Bắc và gió Tây Nam.

+ Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, hướng gió thường đi theo hướng Bắc đến Đông Bắc trong đó hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc.

+ Từ tháng 5 đến tháng 9 gió lệch về hướng Nam hướng gió chính là hướng Tây Nam, ngoài ra còn xen vào gió Đông, Đông Nam, các luồng gió đó sẽ làm thời tiết dịu sau những ngày nắng nóng với những đợt gió Tây khô nóng.

1.6.2.4. Dòng chảy

Các lưu vực sông chính:

- Sông Thu Bồn: là dòng chính của hệ thống sông cùng tên. Phần thượng nguồn của sông còn được gọi với cái tên khác là sông Tranh. Sông bắt nguồn từ núi Ngọc Linh cao 2.598m thuộc huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Phần thượng lưu sông chảy theo hướng Nam – Bắc qua các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước, Hiệp Đức, Nông Sơn, Quế Sơn. Đến Giao Thủy (Đại Hòa – Đại Lộc) sông chảy vào vùng đồng bằng các huyện Duy Xuyên, Điện Bàn, Tp Hội An. Chiều dài dòng chính đến Cửa Đại dài 198km.

- Sông Vu Gia: là một trong hai sông hợp thành hệ thống sông Thu Bồn – Vu Gia. Sông Vu Gia chảy qua huyện Đại Lộc theo hướng Tây – Đông, lưu vực sông Vu Gia nằm về phía Bắc lưu vực sông Thu Bồn thuộc địa phận các huyện Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Đại Lộc, Điện Bàn, huyện Hòa Vang Tp Đà Nẵng. Chiều dài dòng chính đến Đà Nẵng dài 204km.

1.6.3. Điều kiện kinh tế - xã hội 1.6.3.1.Tình hình xã hội 1.6.3.1.Tình hình xã hội

Huyện Đại Lộc bao gồm 18 đơn vị hành chính đó là thị trấn Aí Nghĩa, và 17 xã: Đại Sơn, Đại Lãnh, Đại Hưng, Đại Hồng, Đại Đồng, Đại Quang, Đại Nghĩa, Đại Hiệp, Đại Thạnh, Đại Chánh, Đại Tân, Đại Phong, Đại Minh, Đại Thắng, Đại Cường, Đại An, Đại Hòa.

Theo số liệu của chi cục thống kê Đại Lộc thực hiện vào tháng 2/2014. Diện tích tự nhiên: 578,088 km2;

Dân số trung bình: 149.315 người; Mật độ dân số: 254,33 người/km2; Tỷ lệ tăng tự nhiên: 10,15 % ;

Tổng số chợ: 22 chợ nhưng hiện chỉ có 17 chợ đang hoạt động.

Hoạt động khám chữa bệnh: gồm Bệnh viện đa khoa khu vực miền núi phía bắc Quảng Nam; và 18 trạm y tế xã, 64 cơ sở khám chữa bệnh, 74 cơ sở kinh doanh thuốc tây.

Giáo dục: 65 trường (mẫu giáo mầm non: 19 trường, bậc tiểu học: 25 trường, bậc trung học cơ sở: 17 trường, bậc trung học phổ thông: 4 trường).

Giao thông: có các tuyến quốc lộ 14B, Hồ Chí Minh, ĐT 609, ĐT 609B, ĐT 510 tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi, buôn bán giữa các xã trong huyện, giữa các huyện với nhau .

Nghề nghiệp: nghề nghiệp chủ yếu của các hộ dân sống trên địa bàn huyện Đại Lộc là trồng lúa nước, cây công nghiệp ngắn ngày, trồng dâu nuôi tằm, trồng bông dệt vải, đan lát, làm nhan, thợ hồ, chế tác đá, làm trống, đi rừng, tìm trầm, kỳ nam, khai thác dầu rái, buôn bán trao đổi… Nổi tiếng nhất huyện là thôn Bàu Tròn – xã Đại An là vùng chuyên sản xuất các loại rau sạch cung ứng cho nhân dân trong vùng và Tp Đà Nẵng, khu 3 - TT Aí Nghĩa với nghề sản xuất nấm rơm, khu 7 – TT Aí Nghĩa với nghề sản xuất bánh tráng, Hội Khách – Đại Sơn với nghề làm đường mía, Đại Hồng với nghề làm trống…

Văn hóa thông tin, thể dục thể thao: hoạt động văn hóa thông tin, thể dục thể thao đã được các cấp chính quyền quan tâm và chỉ đạo, tăng ngân sách đầu tư, do đó có nhiều chuyển biến tích cực.

1.6.3.2. Tình hình kinh tế

Theo báo cáo của huyện Đại Lộc 7 tháng đầu năm 2014 giá trị sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đạt trên 1.840 tỷ đồng tăng 19,13% so với năm 2013. Công tác quảng bá thu hút đầu tư có hiệu quả huyện tiếp nhận thêm 10 dự án đầu tư vào các cụm công nghiệp trên địa bàn.

Sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân được mùa, sản lượng lương thực đạt 30.518 tấn tăng 1.600 tấn so với cùng kỳ năm 2013 và đạt 48% kế hoạch năm. Diện tích gieo trồng cây lúa vụ Hè Thu 4.357,2 ha, cây rau màu các loại 2.748 ha, thực hiện 27 cánh đồng mẫu ở 11 xã thị trấn với diện tích 1.257 ha so với năm trước tăng 431,7 ha.

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện tính đến ngày 31/7/2104 là 423 tỷ 634 triệu đồng đạt 93% dự toán tỉnh và 92% dự toán huyện. Thu phát sinh kinh tế trên địa bàn là 66 tỷ 383 triệu đồng đạt 80% dự toán tỉnh, 79% dự toán huyện. Tổng chi ngân sách địa phương thực hiện đến ngày 31/7/ 2014 là 347 tỷ 180 triệu đồng, bằng 83% dự toán tỉnh và 82% dự toán huyện. Tính đến tháng 7/2014 lĩnh vực xây dựng cơ bản của huyện đã giải ngân hơn 104,3/145,7 tỷ đồng đạt 71,62% kế hoạch

Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện năm 2014 còn 9,24%.

Về hoạt động du lịch huyện tập trung định vị quy hoạch 7 khu du lịch sinh thái phần lớn nằm trên trục quốc lộ 14B (đường Hồ Chí Minh nhánh Đông): Trà Cân – Đại Hiệp 50 ha, Vũng Thùng – Đại Nghĩa 120 ha, Suối Mơ – Đại Đồng 17 ha, Khe Lim – Đại Đồng 25 ha, Bằng Am – Đại Hồng 383 ha, và 2 khu trong vành đai quốc lộ 14 B: suối nước khoáng nóng Thái Sơn – Đại Hưng 75 ha, Hồ chứa nước Khe Tân 250 ha.

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu của đề tài: - Các Đ/k TN & KTXH huyện Đại Lộc;

- Chất thải rắn trên địa bàn huyện Đại Lộc (chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn nguy hại).

Phạm vi nghiên cứu của đề tài: tập trung vào tìm hiểu hiện trạng phát sinh, thu gom, vận chuyển chất thải rắn và công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Đại Lộc.

2.2. Phương pháp nghiên cứu của đề tài

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Sưu tầm và thu thập dữ liệu thông qua các tài liệu đã được nghiên cứu.

Tìm hiểu các bài luận văn mẫu, các bài nghiên cứu khoa học có liên quan được công nhận thông qua các phương tiện như: báo chí, internet…

Tham khảo các bài giảng có nội dung liên quan của các giảng viên các trường đại học để bài luận văn được hoàn chỉnh hơn.

Các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Đại Lộc thu thập từ UBND huyện Đại Lộc, số liệu hiện trạng thu gom,vận chuyển, xử lý CTR thu thập từ phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Đại Lộc và công ty môi trường đô thị Quảng Nam chi nhánh huyện Đại Lộc.

2.2.2. Phương pháp điều tra quan sát thực tế

Việc điều tra thực địa cũng rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu, tận mắt quan sát CTR được thu gom, vận chuyển, và xử lý như thế nào, từ đó đưa ra những nhận xét khách quan và chính xác về công tác quản lý CTR tại huyện Đại Lộc. Việc này được thực hiện thông qua các chuyến khảo sát tại bệnh viện đa khoa khu vực miền núi phía bắc Quảng Nam và điểm tập kết rác của các xã, đồng thời tìm hiểu về bãi chôn lấp rác Đại Hiệp.

Lập phiếu thăm dò ý kiến của các hộ gia đình về rác thải sinh hoạt để đưa ra những ý kiến chung nhất:

+ Phạm vi phỏng vấn: phỏng vấn một số gia đình, cá nhân sống tại các xã của huyện Đại Lộc.

+ Hình thức phỏng vấn: phát phiếu điều tra.

Tham khảo ý kiến của các chuyên gia thông qua các buổi gặp gỡ, trao đổi thảo luận với cán bộ các phòng, sở ban ngành có liên quan, đặc biệt là giáo viên hướng dẫn khóa luận nhằm tháo gỡ các thắc mắc khi làm đề tài.

2.2.3. Phương pháp tổng hợp thống kê số liệu

Sử dụng các phần mềm như word, exel để tổng hợp, phân tích các số liệu đã thu thập được.

Sử dụng các công thức:

Công thức tính lượng CTR sinh hoạt phát sinh năm tiếp theo: R = N* (1+q)*g (2.1)

Trong đó:

R là lượng CTR sinh hoạt phát sinh. N là dân số trong từng giai đoạn, người. q là tốc độ gia tăng dân số, %.

g là tiêu chuẩn rác thải trung bình, kg/người.ngày. Công thức tính CTR y tế nguy hại năm tiếp theo như sau:

R = G*g*(1+q) (2.2) Trong đó:

G: số giường bệnh.

g: tiêu chuẩn rác thải nguy hại trung bình kg/giường.ngày. q: tỷ lệ gia tăng giường bệnh.

2.2.4. Phương pháp phân tích đánh giá

Từ các số liệu thu thập được, đồng thời qua các tính toán thống kê từ đó đưa ra những nhận xét khách quan về công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Đại Lộc.

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả khảo sát hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Đại Lộc- Quảng Nam Lộc- Quảng Nam

3.1.1. Chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Đại Lộc- Quảng Nam 3.1.1.1. Nguồn phát sinh và thành phần chất thải rắn sinh hoạt 3.1.1.1. Nguồn phát sinh và thành phần chất thải rắn sinh hoạt

Đại lộc là một huyện nông thôn nên CTR sinh hoạt phát sinh mang những tính chất và thành phần điển hình của CTR vùng nông thôn.

Huyện Đại Lộc gồm có 18 đơn vị hành chính gồm 17 xã và 1 thị trấn tuy nhiên hiện nay chỉ có 12/18 xã và thị trấn là TT Aí Nghĩa, xã Đại Hiệp, xã Đại Lãnh, xã Đại Đồng, xã Đại Quang, xã Đại Nghĩa, xã Đại Thắng, xã Đại Phong, xã Đại Minh, xã Đại Cường, xã Đại Hòa, xã Đại An thực hiện việc thu gom, vận chuyển và xử lý CTR sinh hoạt.

Hình 3.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Đại Lộc

Hiện nay chất thải tại khu dân cư vẫn được thu gom một cách hỗn tạp cả thành phần nguy hại hay không nguy hại, việc phân loại và xác định thành phân tỷ lệ công ty môi trường đô thị vẫn chưa thực hiện.

Qua quá trình khảo sát bằng phiếu điều tra và phỏng vấn nhận thấy rằng túi nilon và sản phẩm thừa trong quá trình chế biến thực phẩm chiếm tỷ lệ cao hơn cả, tuy nhiên thành phần rác thải có sự thay đổi tùy theo khu vực, tính chất ngành nghề

CTR sinh hoạt Chợ (17 chợ) nhà hàng, các cửa hàng tạp hóa Cơ quan,trường học (65 trường) Bệnh viện (1 bệnh viện) và các cơ sở khám chữa bệnh (82 cơ sở) Xây dựng, các công trình công cộng Cụm công nghiệp (18 cụm công nghiệp), nhà máy xí nghiệp Hộ gia đình (29770 hộ)

sinh hoạt, theo mùa, theo các dịp lễ hội như CTR sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình chiếm khối lượng và thành phần đa dạng hơn các nguồn còn lại, vào dịp tết thì CTR thường gia tăng về số lượng và thành phần do nhu cầu sử dụng các mặt hàng tăng cao, mùa hè thời tiết nắng nóng nên số lượng các loại chất thải hữu cơ dễ phân hủy tăng hơn so với mùa đông với lý do việc bảo quản gặp khó khăn.

3.1.1.2. Kết quả khảo sát khối lượng

Dưới đây là bảng 3.1 thể hiện khối lượng thu gom rác năm 2014 trên địa bàn huyện Đại Lộc.

Bảng 3.1. Khối lượng rác thu gom trên các xã, thị trấn, huyện Đại Lộc năm 2014 (đơn vị tấn/quí) STT Địa bàn KL quí 1/2014 KL quí 2/2014 KL quí 3/2014 KL quí 4/2014 Tổng số hộ Tổng nhân khẩu 1 TT Aí Nghĩa 2970 2610 2341 2464,5 4502 17037 2 Đại Hiệp 1296 1055 1003 1103 2421 8639 3 Đại Lãnh 349 305 185 199 2316 8787 4 Đại Hồng 340 280 205,5 209 2960 10980 5 Đại Quang 370 304 254,5 258 2957 11025 6 Đại Nghĩa 565 494 305 366 2889 11112 7 Đại Thắng 467 208 219 366,5 1948 7015 8 Đại Phong 561 404 433 336 1906 7398 9 Đại Minh 350 364 147,5 206 2068 8182 10 Đại Cường 547 364 449 465 2208 8616 11 Đại Hòa 514 416 308 297 1687 6114

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Đại Lộc - tỉnh Quảng Nam. (Trang 37)