Kết quả thực hiện

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Đại Lộc - tỉnh Quảng Nam. (Trang 56 - 58)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.3.2. Kết quả thực hiện

3.3.2.1. Thuận lợi

- UBND huyện luôn được sự chỉ đạo và hướng dẫn bằng văn bản của UBND tỉnh, sở Tài nguyên và Môi trường trong quá trình triển khai thực hiện Đề án quản lý;

- Đối với chính quyền địa phương, được sự quan tâm của cấp ủy Đảng trong công tác lãnh đạo, UBND và cấp chỉ đạo sâu sát và các ngành, đoàn thể, Mặt trận từ huyện đến cơ sở đều có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, vận động để thu hút mọi người dân tham gia.

- Việc thực Đề án được lồng ghép với Chương trình xây dựng nông thôn mới nên hầu hết các địa phương thực hiện theo phương châm “ dân biết, dân bàn, dân đóng góp và dân hưởng lợi”, nhờ đó khi xây dựng Phương án thu gom rác thải thì UBND các xã đã đưa ra bàn bạc công khai, lấy ý kiến đóng góp của nhân dân, qua đó lựa chọn phương pháp thực hiện khả thi và có hiệu quả.

- Công tác tuyên truyền được thông qua nhiều hình thức như xây dựng các tấm Pano tại một số trục đường chính, tại một số thôn, xóm có các câu khẩu hiệu nói về công tác bảo vệ môi trường; thông qua hệ thống đài phát thanh của các địa phương; thông qua các đợt tập huấn tại huyện và cơ sở, nhờ kết hợp nhiều phương pháp nên đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về ý thức, trách nhiệm triển khai thực hiện Phương án quản lý chất thải

3.3.2.2. Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi thì trong quá trình triển khai thực hiện Đề án địa phương đã gặp không ít những khó khăn nhất định, đó là:

- Nhìn chung, chỉ có vài đơn vị giữ được cân bằng giữa thu và chi, còn đa số địa phương không cân đối được, thường phải sử dụng ngân sách để chi bù lỗ, nguyên nhân chủ yếu do các quy định về mức thu phí và đơn giá thu gom, vận chuyển chưa có sự đồng bộ, đồng thời do người dân chưa thực hiện tốt việc phân loại rác tại nguồn;

- Việc áp dụng thu 10% thuế giá trị gia tăng làm cho một số nhân dân không đồng tình dẫn đến khó thu phí vệ sinh môi trường; ngoài ra còn có một bộ phận nhân dân chưa có tính tự giác cao, không nộp kịp thời cho Tổ thu gom rác hoặc cho Ban dân chính thôn;

- Giao thông đi lại rất khó khăn, nhất là trong những kiệt hẻm làm cho công tác thu gom và trung chuyển rác có nhiều trở ngại.

- Đời sống người dân ở vùng nông thôn còn nhiều khó khăn, các địa phương xét miễn, giảm phí vệ sinh cho các hộ nghèo, neo đơn chỉ thu từ 5.000đồng đến 7.000 đồng nên việc thu phí vệ sinh không đủ để chi trả cho công lao động và hợp đồng vận chuyển rác thải;

- Việc phân loại rác tại nguồn, nhất là rác hữu cơ chưa thật sự hiệu quả, người dân chưa thật sự hưởng ứng tham gia việc phân loại rác thải tại nguồn vì hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa có giải pháp để xử lý rác thải hữu cơ một cách hiệu quả, nếu người dân thực hiện tốt việc phân loại rác thải hữu cơ và vô cơ ngay tại gia đình nhưng khi thu gom thì 02 loại rác thải này vẫn đổ chung với nhau, dẫn đến chi phí hợp đồng vận chuyển, xử lý với Công ty Môi trường đô thị Quảng Nam ngày càng tăng lên và các địa phương thu không đủ bù chi;

- Tất cả các chợ chưa được đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, xử lý rác thải và nước thải theo quy định, gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người dân xung quanh. Hiện nay, vấn đề thu gom và xử lý rác thải tại các chợ vẫn chưa đảm bảo đến nay chỉ thực hiện việc thu gom ở 11/17 chợ. Nguyên nhân là do ngoài lượng rác thải buôn bán ở các chợ thì lượng rác thải

phát sinh của các hộ dân sống gần chợ cũng đem vứt vào nên ban quản lý các chợ không đủ kinh phí để chi trả cho việc vận chuyển rác với Công ty MTĐT Quảng Nam; các điểm chứa rác thải tại các chợ nhỏ hơi so với khối lượng rác thải phát sinh gây mất vệ sinh…Trong thời gian qua, UBND huyện đã sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường để đầu tư xây dựng các hộc chứa rác thải tại các chợ: Đại Cường, Đại An ... và một số chợ khác đang trong giai đoạn khảo sát. Ngoài ra, một số chợ không có công trình vệ sinh công cộng và cống thoát nước hoặc có cống thoát nước nhưng không đảm bảo gây mùi hôi như chợ Phú Thuận (xã Đại Thắng), chợ Trúc Hà (xã Đại Hưng), chợ Đại Cường; hoặc quy hoạch các điểm tập kết rác thải nhưng chưa hợp lý gần khu dân cư gây bức xúc nhân dân trong khu vực (chợ ngã tư thị trấn Aí Nghĩa). Hơn nữa, lượng rác thải phát sinh tại các chợ hằng ngày tương đối lớn nhưng tần suất thu gom chỉ mới 02 lần/tuần nên có lúc, có nơi rác ứ đọng, gây mất vệ sinh. Cơ sở hạ tầng ở các chợ xuống cấp, không có hệ thống thoát nước thải các loại nhất là nước thải buôn bán thủy hải sản chảy tràn ra mặt bằng chợ bốc mùi hôi, làm ô nhiễm môi trường.

Đối với rác thải nguy hại trên đồng ruộng, các xã, thị trấn thu gom tại một số vị trí thuận lợi có sự thống nhất chung giữa các bên, sau đó Công ty Môi trường đô thị Quảng Nam thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý theo quy định, Phòng Tài nguyên và Môi trường sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường để thanh toán, với tần suất 02 lần/1 năm vào cuối mỗi vụ mùa. Tuy đã có kế hoạch như vậy từ năm 2013 tuy nhiên người dân vẫn chưa thực hiện tốt, vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi được sử dụng trên đồng ruộng thì được vứt bừa bãi mặc dù đã có bố trí những hố thu gom, có những hố thu gom suốt từ năm 2013 đến giờ vẫn chưa được thu gom, có những hố thu lại bị người dân đập phá, dỡ bỏ…

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Đại Lộc - tỉnh Quảng Nam. (Trang 56 - 58)