Tình hình quản lý chất thải rắn

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Đại Lộc - tỉnh Quảng Nam. (Trang 35 - 37)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.5. Tình hình quản lý chất thải rắn

Tùy tình hình phát triển kinh tế xã hội và mức độ phát triển khoa học kỹ thuật cùng nhận thức về quản lý chất thải mà mỗi nước có những cách xử lý chất thải khác nhau.

Các nước phát triển thường áp dụng nhiều phương pháp để xử lý chất thải rắn. Qua số liệu thống kê về tình hình xử lý chất thải rắn của một số nước trên thế

giới cho thấy rằng Nhật Bản là nước sử dụng phương pháp thu hồi chất thải rắn đạt hiệu quả cao nhất (38%), Thụy Sỹ (33%), Singapo chỉ sử dụng phương pháp đốt, Pháp xử dụng phương pháp vi sinh nhiều nhất (30%)… các nước sử dụng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh nhiều nhất trong việc quản lý chất thải rắn là Phần Lan (84%), Thái Lan (Băng Cốc 84%), Anh (83%), Liên Bang Nga (80%), Tây Ban Nha

(80%).

Tại Việt Nam năm 2013 tổng lượng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị trên cả nước ước khoảng 31.500 tấn/ngày, trong đó tỷ lệ CTR hữu cơ chiếm khoảng 54 – 77 %, chất thải có thể tái chế chiếm khoảng 8- 18%. Tỷ lệ thu gom trung bình khoảng 84% đáp ứng mục tiêu chiến lược quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2015 tỷ lệ thu gom sẽ đạt 85%.

Hiện nay biện pháp xử lý chất thải rắn đô thị chủ yếu tập trung vào 3 loại hình công nghệ chính chôn lấp, sản xuất phân vi sinh và đốt. Đến cuối năm 2013 cả nước có khoảng 458 bãi chôn lấp (quy mô trên 1ha) với tổng diện tích khoảng 1.813ha. Trong đó có 121 bãi chôn lấp hợp vệ sinh với diện tích khoảng 977,3ha. Các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh phần lớn là bãi rác tạm, lộ thiên, không có hệ thống thu gom, xử lý nước rỉ rác. Hiện nay cả nước có khoảng 26 nhà máy xử lý CTR, tập trung đang hoạt động ở một số đô thị, trong đó có 3 nhà máy sử dụng công nghệ đốt, 3 nhà máy sử dụng kết hợp cả đốt và sản xuất phân compost. Các nhà máy còn lại sử dụng công nghệ sản xuất phân compost kết hợp chôn lấp đã được đầu tư xây dựng và đi vào vận hành, với tổng công suất theo thiết kế 6.000 tấn/ ngày.

Tại khu vực nông thôn đến tháng 12/2013 trên toàn quốc đã có 93,1% xã nông thôn hoàn thành việc lập và phê duyệt nông thôn mới. Theo đó vị trí các điểm trung chuyển, điểm tập kết rác hoặc bãi chôn lấp quy mô nhỏ hợp vệ sinh đã được xây dựng trong đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn. Các mô hình thu gom, vận chuyển, xử lý CTR nông thôn theo hình thức tự quản đã thu hút sự tham gia của nhiều đoàn thể quần chúng như ở Bắc Giang, Hà Nam, Nam Định… đã đạt nhiều kết quả.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Đại Lộc - tỉnh Quảng Nam. (Trang 35 - 37)