Đối với chất thải rắn y tế nguy hại

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Đại Lộc - tỉnh Quảng Nam. (Trang 55)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.2.2. Đối với chất thải rắn y tế nguy hại

Áp dụng theo công thức 2.2 ta có được bảng số liệu chất thải rắn y tế nguy hại phát thải từ năm 2015 – 2020 dưới đây.

Bảng 3.6. Dự báo lượng phát thải chất thải rắn y tế nguy hại đến năm 2020

Năm G Giường bệnh q Tỷ lệ gia tăng giường bệnh g Tiêu chuẩn rác thải c Hệ số thu gom R Lượng rác thải (ngày) R Lượng rác thải (năm) 2015 827 0.03 0.05 1 41,35 15092,75 2016 852 0.03 0.05 1 42,6 15549 2017 878 0.03 0.05 1 43,9 16023,5 2018 904 0.03 0.05 1 45,2 16498 2019 931 0.03 0.05 1 46,55 16990,75 2020 959 0.03 0.05 1 47,95 17051,75

3.3. Nhận xét chung về tình hình quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Đại Lộc

3.3.1. Tình hình chung

Trong những năm qua, huyện Đại Lộc đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành, triển khai, tổ chức thực hiện Đề án trên địa bàn huyện đến nay đã được những kết quả ban đầu tình hình vệ sinh môi trường được cải thiện đáng kể, tình trạng vức rác bừa bãi đã giảm đi, ý thức của người dân được nâng cao tuy nhiên cũng gặp phải một số khó khăn nhất định.

3.3.2. Kết quả thực hiện 3.3.2.1. Thuận lợi 3.3.2.1. Thuận lợi

- UBND huyện luôn được sự chỉ đạo và hướng dẫn bằng văn bản của UBND tỉnh, sở Tài nguyên và Môi trường trong quá trình triển khai thực hiện Đề án quản lý;

- Đối với chính quyền địa phương, được sự quan tâm của cấp ủy Đảng trong công tác lãnh đạo, UBND và cấp chỉ đạo sâu sát và các ngành, đoàn thể, Mặt trận từ huyện đến cơ sở đều có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, vận động để thu hút mọi người dân tham gia.

- Việc thực Đề án được lồng ghép với Chương trình xây dựng nông thôn mới nên hầu hết các địa phương thực hiện theo phương châm “ dân biết, dân bàn, dân đóng góp và dân hưởng lợi”, nhờ đó khi xây dựng Phương án thu gom rác thải thì UBND các xã đã đưa ra bàn bạc công khai, lấy ý kiến đóng góp của nhân dân, qua đó lựa chọn phương pháp thực hiện khả thi và có hiệu quả.

- Công tác tuyên truyền được thông qua nhiều hình thức như xây dựng các tấm Pano tại một số trục đường chính, tại một số thôn, xóm có các câu khẩu hiệu nói về công tác bảo vệ môi trường; thông qua hệ thống đài phát thanh của các địa phương; thông qua các đợt tập huấn tại huyện và cơ sở, nhờ kết hợp nhiều phương pháp nên đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về ý thức, trách nhiệm triển khai thực hiện Phương án quản lý chất thải

3.3.2.2. Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi thì trong quá trình triển khai thực hiện Đề án địa phương đã gặp không ít những khó khăn nhất định, đó là:

- Nhìn chung, chỉ có vài đơn vị giữ được cân bằng giữa thu và chi, còn đa số địa phương không cân đối được, thường phải sử dụng ngân sách để chi bù lỗ, nguyên nhân chủ yếu do các quy định về mức thu phí và đơn giá thu gom, vận chuyển chưa có sự đồng bộ, đồng thời do người dân chưa thực hiện tốt việc phân loại rác tại nguồn;

- Việc áp dụng thu 10% thuế giá trị gia tăng làm cho một số nhân dân không đồng tình dẫn đến khó thu phí vệ sinh môi trường; ngoài ra còn có một bộ phận nhân dân chưa có tính tự giác cao, không nộp kịp thời cho Tổ thu gom rác hoặc cho Ban dân chính thôn;

- Giao thông đi lại rất khó khăn, nhất là trong những kiệt hẻm làm cho công tác thu gom và trung chuyển rác có nhiều trở ngại.

- Đời sống người dân ở vùng nông thôn còn nhiều khó khăn, các địa phương xét miễn, giảm phí vệ sinh cho các hộ nghèo, neo đơn chỉ thu từ 5.000đồng đến 7.000 đồng nên việc thu phí vệ sinh không đủ để chi trả cho công lao động và hợp đồng vận chuyển rác thải;

- Việc phân loại rác tại nguồn, nhất là rác hữu cơ chưa thật sự hiệu quả, người dân chưa thật sự hưởng ứng tham gia việc phân loại rác thải tại nguồn vì hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa có giải pháp để xử lý rác thải hữu cơ một cách hiệu quả, nếu người dân thực hiện tốt việc phân loại rác thải hữu cơ và vô cơ ngay tại gia đình nhưng khi thu gom thì 02 loại rác thải này vẫn đổ chung với nhau, dẫn đến chi phí hợp đồng vận chuyển, xử lý với Công ty Môi trường đô thị Quảng Nam ngày càng tăng lên và các địa phương thu không đủ bù chi;

- Tất cả các chợ chưa được đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, xử lý rác thải và nước thải theo quy định, gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người dân xung quanh. Hiện nay, vấn đề thu gom và xử lý rác thải tại các chợ vẫn chưa đảm bảo đến nay chỉ thực hiện việc thu gom ở 11/17 chợ. Nguyên nhân là do ngoài lượng rác thải buôn bán ở các chợ thì lượng rác thải

phát sinh của các hộ dân sống gần chợ cũng đem vứt vào nên ban quản lý các chợ không đủ kinh phí để chi trả cho việc vận chuyển rác với Công ty MTĐT Quảng Nam; các điểm chứa rác thải tại các chợ nhỏ hơi so với khối lượng rác thải phát sinh gây mất vệ sinh…Trong thời gian qua, UBND huyện đã sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường để đầu tư xây dựng các hộc chứa rác thải tại các chợ: Đại Cường, Đại An ... và một số chợ khác đang trong giai đoạn khảo sát. Ngoài ra, một số chợ không có công trình vệ sinh công cộng và cống thoát nước hoặc có cống thoát nước nhưng không đảm bảo gây mùi hôi như chợ Phú Thuận (xã Đại Thắng), chợ Trúc Hà (xã Đại Hưng), chợ Đại Cường; hoặc quy hoạch các điểm tập kết rác thải nhưng chưa hợp lý gần khu dân cư gây bức xúc nhân dân trong khu vực (chợ ngã tư thị trấn Aí Nghĩa). Hơn nữa, lượng rác thải phát sinh tại các chợ hằng ngày tương đối lớn nhưng tần suất thu gom chỉ mới 02 lần/tuần nên có lúc, có nơi rác ứ đọng, gây mất vệ sinh. Cơ sở hạ tầng ở các chợ xuống cấp, không có hệ thống thoát nước thải các loại nhất là nước thải buôn bán thủy hải sản chảy tràn ra mặt bằng chợ bốc mùi hôi, làm ô nhiễm môi trường.

Đối với rác thải nguy hại trên đồng ruộng, các xã, thị trấn thu gom tại một số vị trí thuận lợi có sự thống nhất chung giữa các bên, sau đó Công ty Môi trường đô thị Quảng Nam thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý theo quy định, Phòng Tài nguyên và Môi trường sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường để thanh toán, với tần suất 02 lần/1 năm vào cuối mỗi vụ mùa. Tuy đã có kế hoạch như vậy từ năm 2013 tuy nhiên người dân vẫn chưa thực hiện tốt, vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi được sử dụng trên đồng ruộng thì được vứt bừa bãi mặc dù đã có bố trí những hố thu gom, có những hố thu gom suốt từ năm 2013 đến giờ vẫn chưa được thu gom, có những hố thu lại bị người dân đập phá, dỡ bỏ…

3.4. Nhận xét về tình hình vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện Đại Lộc Trước kia khi chưa có Đề án quản lý chất thải rắn vùng nông thôn thì rác thải Trước kia khi chưa có Đề án quản lý chất thải rắn vùng nông thôn thì rác thải sinh hoạt hộ gia đình, xác chết động thực vật vứt bừa bãi ra ao hồ, đường xá, cầu cống, bụi rậm…tại những nơi có đề biển cấm đổ rác thì rác thải ở đó càng nhiều nhưng đến nay tình trạng này đã giảm đi đáng kể, thay vào đó là những con đường,

đẹp, tại các thôn xóm đều có các câu khẩu hiệu về việc quyết tâm thực hiện công tác thu gom, xử lý rác thải của người dân, màu xanh của các thùng rác đã phủ đến tận các đường làng, ngõ hẻm. Với một số kết quả đã đạt được bước đầu như đã nói trên, điều đó khẳng định nhận thức của các tầng lớp nhân dân ngày càng thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm chung tay góp sức để thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhà.

3.5. Đánh giá nhận thức cộng đồng về công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Đại Lộc bàn huyện Đại Lộc

Cộng đồng có vai trò rất quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường. Nguồn phát sinh chất thải là từ hoạt động của con người. Do đó để việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đạt hiêụ quả cần có sự chung tay của tất cả mọi người. Với ý nghĩa đó, thông qua việc phát phiếu điều tra cho 100 hộ dân sinh sống trên địa bàn các xã Đại Hòa, Đại Hiệp, TT Aí Nghĩa, Đại Nghĩa nhằm đánh giá công tác quản lý môi trường trên địa bàn huyện và nhận thức của người dân về vấn đề môi trường.

Qua quá trình điều tra, phỏng vấn, phát phiếu đã thu thập được các kết quả cụ thể như sau:

- 88/100 gia đình có giỏ đựng rác, 8/100 gia đình tự xử lý rác bằng phương pháp đốt, 4/100 gia đình xử lý rác bằng cách vức ra ao hồ, sông suối;

- 92/100 gia đình thu gom thức ăn thừa, rau củ quả… phục vụ chăn nuôi; - 6/100 gia đình thỉnh thoảng thu gom sắt, nhôm, nhựa bán phế liệu, 94/100 hộ luôn luôn thu gom sắt, nhôm, nhựa bán phế liệu;

- 42/100 hộ cho rằng rác thải phát sinh mùa hè và mùa đông có lượng như nhau, 52/100 hộ cho rằng rác thải phát sinh vào mùa hè nhiều hơn mùa đông;

- 33/88 hộ cho rằng việc thu gom rác thải như hiện nay là chưa đảm bảo; - 80/88 hộ cho rằng công nhân thu gom thực hiện thu gom rác đúng ngày, giờ;

- 60/88 hộ cho rằng công nhân thu gom rác thu gom sạch sẽ, 17/88 hộ không có ý kiến, 11/88 hộ cho rằng công nhân thu gom rác chưa thu gom sạch sẽ;

-72/88 hộ cho rằng phí thu gom rác hiện nay là hợp lý, 16/88 hộ không có ý kiến;

- 100/100 hộ cho rằng vức rác thải bừa bãi sẽ gây ô nhiễm môi trường;

- 30/100 hộ thỉnh thoảng theo dõi tin tức về môi trường, 47/100 hộ thường xuyên, 23/100 hộ không theo dõi.

Nhận xét: Qua kết quả trên có thể nhận thấy rằng người dân đã nhận thức được hành vi vức rác bừa bãi làm ô nhiễm môi trường tuy nhiên có một số hộ còn cố tình vi phạm, người dân đa phần hoạt động sản xuất nông nghiệp nên đã biết thu gom riêng thức ăn thừa để phục vụ chăn nuôi và sắt, nhôm nhựa… để bán phế liệu còn một số hộ hoạt động buôn bán, kinh doanh thì vẫn không thu gom riêng, mức độ quan tâm đến thông tin môi trường của người dân cũng tương đối, công tác quản lý môi trường nhìn chung cũng tương đối đảm bảo tuy nhiên cần cố gắng để đạt hiệu quả tôt hơn.

CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI LỘC – QUẢNG NAM 4.1. Hoàn thiện hệ thống quản lý chất thải rắn

Quản lý chất thải rắn là vấn đề then chốt của việc đảm bảo môi trường sống của con người vì thế các cơ quan chức năng cần phải có kế hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn thích hợp để xử lý kịp thời và có hiệu quả các trường hợp bất trắc xảy ra.

4.1.1. Xây dựng mô hình quản lý tổng hợp chất thải rắn

Quản lý tổng hợp chất thải cách tiếp cận này cho phép xem xét tổng hợp các khía cạnh liên quan đến quản lý chất thải như môi trường tự nhiên, xã hội kinh tế, thể chế với sự tham gia của các bên liên quan vào hợp phần chức năng của hệ thống quản lý chất thải rắn (giảm thiểu, thu gom, tái sử dụng, tái chế, chôn lấp) chứ không chỉ tập trung duy nhất vào công nghệ xử lý (chôn lấp, tái chế, tái sử dụng…) theo cách truyền thống. Phương pháp tiếp cận này sẽ là một giải pháp có hiệu quả trong việc quy hoạch và quản lý môi trường trong từng điều kiện cụ thể, từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

4.1.2. Xây dựng mô hình kết hợp các giải pháp trong chiến lược quản lý chất thải rắn rắn

Thay vì chỉ tập trung vào công tác thu gom, chôn lấp như hiện nay. Các giải pháp quản lý chất thải được lựa chọn bao gồm việc giảm nguồn thải, tái sử dụng, tái chế, sản xuất phân hữu cơ, thu hồi năng lượng… làm giảm dòng chất thải đưa ra bãi chôn lấp Đại Hiệp, từ đó nâng cao thời gian sử dụng của bãi chôn lấp và giảm chi phí về kinh tế lẫn môi trường trong công tác quản lý chất thải rắn. Để thực hiện tốt việc này đòi hỏi phải nâng cao kiến thức của nhân dân về chất thải rắn (tính chất, đặc điểm chất thải, cách phân loại….)

4.1.3. Tăng cường kết hợp các bên liên quan

UBND huyện nên chỉ đạo các cấp cơ sở có liên quan trong công tác quản lý môi trường thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, các cuộc họp công khai, các cuộc điều tra nghiên cứu, ban tư vấn về vấn đề môi trường để cùng thảo luận đóng góp ý kiến chung.

Uỷ ban nhân dân huyện cùng phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện Đại Lộc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường, chấp hành nghiêm chỉnh chiến lược chung và pháp luật chung về bảo vệ môi trường của Nhà Nước thông qua việc xây dựng các quy tắc, quy chế cụ thể trong việc bảo vệ môi trường của huyện. Hướng dẫn các đơn vị cơ sở thực hiện đúng chỉ đạo chiến lược của UBND tỉnh và sở Tài Nguyên Môi Trường tỉnh giao cho.

Công ty môi trường đô thị chi nhánh huyện Đại Lộc trực tiếp đảm nhận nhiệm vụ thu gom và xử lý chất thải rắn một cách có hiệu quả.

UBND huyện, phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện, công ty môi trường đô thị cùng nhân dân cần phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau để công tác quản lý chất thải rắn từng bước được hoàn thiện.

4.2. Nâng cao hoạt động bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Đại Lộc – Quảng Nam

4.2.1. Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường

Tại mỗi địa phương cần thành lập ban truyền thông môi trường có trách nhiệm tuyên truyền kiến thức về môi trường đặt biệt là về chất thải rắn để nhân dân được hiểu.

Để nhân dân hiểu rõ hơn về cách phân loại rác tại nguồn ban truyền thông địa phương cần tổ chức các đợt tập huấn hướng dẫn chi tiết nhằm tạo điều kiện để nhân dân có thể thực hiện.

Ban dân chính các thôn kết hợp với đội thu gom chất thải cần tổ chức nhiều buổi thảo luận để mọi người có thể đánh giá khách quan về tình hình vệ sinh môi trường tại khu vực, đưa ra ý kiến góp ý lẫn nhau và tạo bản cam kết chung để mọi người đều được thực hiện quyền công dân của mình từ đó mới dễ dàng nhận thức vấn đề và thực hiện có hiệu quả.

Tại các trường học cũng nên tổ chức nhiều buổi sinh hoạt ngoài giờ, các trò chơi, các buổi biểu diễn văn nghệ về các chủ đề liên quan đến môi trường nhằm tuyên truyền kiến thức môi trường cho các em học sinh.

4.2.2. Cải thiện vệ sinh môi trường

Đối với CTRSH:

- Thu gom và chuyển chất thải sinh hoạt đến đúng nơi do tổ chức giữ gìn vệ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Đại Lộc - tỉnh Quảng Nam. (Trang 55)