5. Bố cục của khóa luận
2.3.2. Thời gian huyền thoại
Huỵền thoại là “Câu chuyện huyền hoặc, kỳ lạ, hoàn toàn do tưởng tượng; thần thoại” [18, tr. 454]. Khái niệm này “chỉ một hình thức tư duy đặc thù của con người thời nguyên thủy, trong đó cái kỳ ảo che giấu những sự thật, được bảo lưu dưới nhiều dạng thức của đời sống tinh thần nhiều nhóm cư dân trên thế giới và đi vào văn học nghệ thuật… Ở thế kỷ XX, “huyền thoại trở lại với nhân loại…truyện pha trộn cái thực với cái hoang đường, cái hư ảo, cái kỳ diệu, thường bằng phương pháp phóng đại các kích cỡ, làm lệch lạc hình tượng nhân vật hay sự kiện lịch sử, có khi thần bí hóa nó, nhằm mục đích giải thích một nhân vật kỳ vĩ hoặc tuyên truyền trong đại chúng một tư tưởng nào đó” [35]. Và từ khái niệm huyền thoại ta có thể hiểu thời gian huyền thoại là thời gian mang vẻ thần bí, kì lạ, hoàn toàn do tưởng tưởng. Và có lẽ những khoảnh khắc lúc trời tối, đêm khuya của riêng Nguyễn Tuân mới làm xuất hiện thời gian này.
Với nhà văn Nguyễn Tuân, viết Yêu ngôn ông dựa trên mạch nguồn cảm xúc từ những chuyện dân gian mang tính huyền thoại. Do vậy, đọc
Yêu ngôn, chúng ta thấy Nguyễn Tuân kéo người đọc vào những câu chuyện
cổ tích, huyền thoại : “vài năm năm một, vua Thủy lại dâng nước một lần như thế lên chân núi Tản” [21, tr. 42]. Hay nhà văn đưa ra lối dẫn chuyện mang đậm tính chất của các thể loại văn học dân gian đã dẫn dụ người đọc lạc vào
xứ sở thần tiên: “tục truyền những trận hồng thủy dữ dội tàn khốc như thế là gây nên bởi cuộc đánh ghen giữa vua Thủy và một vị thần trong bốn vị Tứ Bất tử nơi thế giới u linh” [21, tr. 44]. Và những câu chuyện xảy ra làm ta cũng không biết nó có tựa khi nào: “người ta truyền lại rằng đền thờ thánh Tản có đủ ba ngôi. Đền Hạ và đền Trung thì nhiều người đã lên tới rồi. Nhưng vượt được cái vách đá trái núi thắt quả bồng để lên cho được trên đền Thượng, chưa từng thấy có ai thuật lại việc đó” [21, tr. 45].
Thời gian huyền thoại trên đỉnh non Tản còn là thời gian vô thủy vô chung, của chốn bồng lai tiên cảnh khi “ngày tháng trên này không biết lấy gì mà đo tính, bởi vì chỗ sơn thượng không có đêm không có ngày. Đây là nơi của ánh sáng vĩnh viễn nhờ nhờ như màu ngọc liệu, như chất nước quế trắng chính sơn pha loãng” [21, tr. 64]. Hay ở trên tiên cảnh con người cảm thấy “ngày thì dài mà không thấy suốt ruột”. Thời gian trên tiên cảnh dài gấp mấy lần dưới hạ giới: “tính theo ngày tháng của các ngươi dưới này, thì cũng phải đi vắng mất chừng một tháng”, “đường đi từ đây lên đấy, tính thời gian theo cái phép đo lường của hạ giới thì cũng phải mất đến nửa ngày”. Người thần, người tiên mới tính được thời gian như thế chứ người trần gian không thể biết được điều đó. Như vậy, loại thời gian huyền thoại gần giống với thời gian trong các truyện cổ tích, thần thoại mà Nguyễn Tuân đã kế thừa và sáng tạo rất độc đáo.
Thời gian trong Yêu ngôn là sự pha trộn đan xen của cái kì ảo trong quá khứ và hiện tại. Ở đó quá khứ, hiện tại và cả tương lai đan xen lẫn lộn. Trong Khoa thi cuối cùng, thời gian diễn ra khoa thi cử là năm Mậu Ngọ, nhưng lại không gian lại được tái hiện Khoa Ất Mão trước. “Ba năm trước, cũng ngày tế tiến trường. Năm Tý cảnh trời đất cũng âm thầm giống như những ngày nay” [21, tr. 23]. Rồi lại trở về với hiện tại của “khoa thi này, ông đành nhẽ không ra nữa, để ông Đầu Xứ Em nộp quyển thôi, thử xem hồn ma có còn đòi báo
oán nữa không” [21, tr. 25]. Sở dĩ có sự pha trộn thời gian này, nhà văn phần nào cho hồn ma xuất hiện nhiều lần để thấy được sự báo oán dai dẳng từ năm này qua năm khác tạo nên tính huyền thoại cho tác phẩm. Ngoài thủ pháp đan xen, nhà văn sáng tạo thời gian thực được mơ hồ hóa tạo nên chất hư ảo cho tác phẩm.
Thời gian huyền thoại còn được trải dài vô định trong nội tâm của con người khi hai anh em ông Đầu Xứ trở về sau sự thất bại của kì thi. Để rồi họ phải sống với “một đêm dài nhất trong một đời người”. Đó còn là khoảnh khắc giao thoa giữ ngày và đêm khi cõi âm và cõi dương đang hòa lẫn. Đó là “cái đêm gần về sáng, Cô Tơ nửa thức nửa ngủ chờn chợn nghe thấy tiếng người rón rén đi từ trong buồng thờ ra...ông Chánh Thú đứng sững đấy” [21, tr. 196].
Sự tham gia của kiểu thời gian huyền thoại đã tạo cho tác phẩm tính lưỡng sự đầy biến ảo. Tính chất không xác định rõ thời gian là đặc trưng của thể loại thần thoại, cổ tích…Thời gian dường như hòa vào không gian để tạo ra một thời gian chứa đầy những sự kiện, hiện tượng kì quái…
CHƯƠNG 3. YÊU NGÔN – MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT
THỂ HIỆN YẾU TỐ KÌ ẢO 3.1. Môtip truyện dân gian
Môtip là “thành tố bền vững, vừa mang tính hình thức vừa mang tính nội dung của văn bản văn học; môtip có thể được phân xuất ra từ trong một hoặc một số tác phẩm văn học, của một nhà văn, hoặc trong văn cảnh một khuynh hướng văn học, một thời đại văn học nào đó” [1, tr. 204]. Môtíp nhằm chỉ những thành tố , những bộ phận lớn hoặc nhỏ đã được hình thành ổn định bền vững và được sử dụng nhiều lần trong sáng tác văn học nghệ thuật.
Trong Yêu ngôn, Nguyễn Tuân đã kế thừa và phát huy truyện thần kì truyền thống với nhiều môtip truyền thống. Đó là môtip nhập vai, môtip báo ân – báo oán, môtip giấc mơ, môtip linh cảm… để góp phần tạo nên gam màu kì ảo của Yêu ngôn.
Trước hết, là môtip nhập vai (hóa thân) trong Xác ngọc lam. Một cây dó cổ thụ thành tinh có người con gái áo chàm ẩn ngụ. Người con gái ấy là cô Dó. Nhưng từ khi cô rời chốn Ngàn Thiêng về sống với cậu Năm nhà họ Chu, cô Dó đã nhập vào hòn đá vô tri để được chung sống với chàng, rồi đêm đêm hiện ra thành người để giúp chồng thổi linh hồn vào giấy dó. Sự hóa thân của cô Dó giống như một số nhân vật trong truyện cổ tích. Ta có thể bắt gặp môtip này của các nhân vật trong truyện cổ tích như: Hai vợ chồng thương yêu nhau khi chết biến thành hai hòn đá ôm ấp lấy nhau (Hòn Trống Mái), Nàng Tô Thị bồng con lên núi trông chồng hóa thành đá (Nàng Tô Thị), Người đàn bà bồng con lên núi trông chồng cũng hóa thành đá (Sự tích đá
Vọng Phu), Ngọc Hoàng đẩy mẹ con Ngọc nương xuống trần hóa thành núi
đá. Chàng Côi tìm vợ hóa thành trái núi bên cạnh (Sự tích núi Vàng), Vợ con người đàn ông ngậm ngãi tìm trầm bị hóa đá (Sự tích núi Mẫu Tử), người em bỏ đi chết hóa thành tảng đá (Truyện trầu cau)… Với cô Dó – linh hồn của
Ngàn Thiêng, là người thần, người tiên, cô đã hóa thân thành xác ngọc lam, cao quí và sang trọng. Ngọc lam còn là biểu tượng của sự trọn vẹn toàn bích.
Trong nhiều câu chuyện cổ tích cũng sử dụng thành công môtip này, không chỉ nhằm làm biến dạng hình hài mà có khi còn thay đổi trong tâm hồn, tính cách nhân vật. Vì một nguyên nhân hay sau một sự kiện nào đó nhân vật biến dạng theo một trong hai chiều hướng: tốt hoặc xấu. Trong văn học dân gian, kiểu biến hoá này có ở nhiều truyện như chàng Sọ Dừa biến thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú, chàng Cóc lại là một hoàng tử đẹp trai…
Loại môtip thứ hai là môtip ma báo oán báo ân. Đó là câu chuyện về việc thi cử của hai anh em ông Đầu Xứ (Khoa thi cuối cùng). Ông Đầu Xứ anh và Đầu Xứ em vốn học giỏi, nhưng thi cử lần này đến lần khác vẫn không thể đổ đạt. Bởi lẽ, người cha lúc còn sống đã phạm vào một việc thất đức, gây tội với một người hầu khiến người này chết trẻ cùng với đứa con mới được sáu, bảy tháng tuổi. Cứ mỗi lần vào trường thi, cái oan hồn ấy hiện lên quấy nhiễu giằng bút, đổ mực, khóc lóc, níu tay, tạo những cơn đau bụng khiến cho người anh rồi người em không làm được bài. Oan hồn cứ hiện lên cười sặc sụa và giọng nói the thé “nó còn đi thi, cô còn báo mãi”. Còn trong
Loạn âm, là môtip báo ân. Chính vì nhớ ân nghĩa tình xưa mà Vị Quan Ôn làm việc dưới âm thế, khi được giao nhiệm vụ lên dương gian bắt phu đã tiết lộ danh sách những người dân bị bắt đi và khi gặp ông Kinh Trịnh hỏi ông xem có người quen thì tha chết cho. Đây là việc làm báo ân của Vị Quan Ôn với người bạn học cũ – ông Kinh Trịnh. Việc báo ân này làm ta liên tưởng đến câu chuyện trong dân gian rắn báo ân - Sự tích dã tràng. Người thợ săn đã bắn chết con rắn cái ngoại tình, nên rắn đực đã nhả viên ngọc để trả ơn. Trong
môtip báo ân báo oán này dường như đều gắn với triết lí thiện giả thiện báo, ác giả ác báo. Nếu con người làm điều ác tất sẽ gặp quả báo, ngược lại làm điều phúc đức sẽ được báo đáp. Với việc sử dụng môtip báo ân báo oán, nhà
văn Nguyễn Tuân muốn dùng luật nhân quả báo ứng vừa để cảnh tỉnh người đời lại vừa chứa đựng niềm khát khao công lý, vừa muốn thoát khỏi nỗi thất vọng trước một thực tại còn nhiều phi lý, bất công.
Loại môtip tiếp theo là môtip cõi tiên, môtip âm dương giao thiệp với người sống nói chuyện với người chết, người chết hiện hồn lên cõi dương gian. Nguyễn Tuân sáng tạo rất độc đáo và tinh tế để kể về câu chuyện huyền thoại Trên đỉnh non Tản. Câu chuyện Thánh Tản Viên gây thù kết oán với Tiểu Long hầu, con của vua Thủy Tề. Thần Núi và hoàng tử Nước là hai tình địch trong mối thù truyền kiếp “Sơn Tinh Thủy Tinh” mà Nguyễn Tuân đã sử dụng rất sáng tạo để câu chuyện được tiếp nối cổ tích dân gian. Trên đỉnh non Tản còn đưa ta trở về với chốn tiên cảnh kì bí, hoang sơ, êm dịu, trong sáng và thơm lành. Ở đây, một lần nữa ta lại bắt gặp môtip cõi tiên trong truyện Từ
Thức gặp tiên để vẽ nên một bức tranh kỳ thú, một cuộc sống hạnh phúc, đầy
đủ, âm no nơi chốn bồng lai tiên cảnh.
Loại môtip nữa là môtip giấc mơ. “Giấc mơ là biểu tượng của cuộc phiêu lưu cá thể, được cất sâu trong tâm khảm... Chiêm mộng hiện ra với chúng ta như một điều bí ẩn của chính mình” [3, tr. 17]. Khi đi vào thế giới kì ảo trong mộng, nhân vật đến với một miền đất đầy bí ẩn, mới lạ nhưng cũng hết sức sinh động bởi đó là một thế giới nơi cái thực được hư hoá, cái hư được thực hoá. Trong Khoa thi cuối cùng là giấc mơ về người đàn bà như là một định mệnh, một sự báo oán dai dẳng. Cả giấc mơ của hai anh em ông Đầu Xứ đều mơ về “người đàn bà trẻ, xõa tóc, ẵm con, hiện ngay lên dưới lều…, kêu khóc giữ rịt lấy tay không cho viết”, người đàn bà lấy tóc quất vào mặt ông Xứ, rồi cười sằng sặc, rồi hắt mực vào quyển của ông. Oan hồn đều làm cho hai anh em ông những cơn đau bụng thất hồn, “đau quằn quại tựa chứng hắc loạn cứ như dùi vào từng miếng tì vị” làm cho các ông phải mơ hoảng, thiếp đi. Và cái oan hồn ấy chính là hồn ma người hầu nữ mà cụ thân sinh ra hai
ông đã “ghánh lấy trách nhiệm tinh thần” về cái chết của người hầu nữ khi đang mang thai. Đó là ân oán giữa oan hồn với những người còn sống làm cho khoa danh dang dở mặc cho họ có tài đến đâu.
Giấc mơ của Cô Tơ đêm nọ gần về sáng. Đó là lúc cô đang nửa thức nửa ngủ chập chờn nghe thấy tiếng người rón rén từ trong buồng thờ ra. Hồn ma của ông Chánh Thú hiện về, báo mộng cho cô biết “một ngày rất gần đây, sẽ có một người tìm đến để nghe mình hát. Cứ để cho người ấy đàn vào cái đàn dựng ở bàn thờ tôi” [21, tr. 196]. Giấc mộng của cô Tơ cũng là giấc mơ về hồn ma, hồn ma muốn được đầu thai để trở về sống trên dương gian.
Giấc mơ của Ông Kinh Trịnh trong Loạn âm vì mệt quá mà ngủ thiếp đi. Trong giấc ngủ mộng mị, ông thấy “có hai người lính áo dấu nẹp đỏ, đầu đội nón sơn, hiện hình trong khung cửa. Họ từ tốn bước vào…” [21, tr. 306]. Trong giấc mơ, ông gặp lại một người đồng môn đã mất mấy chục năm về trước, bây giờ giữ một chức quan nhỏ dưới âm phủ. Hồn ma ấy về dương gian để bắt phu theo lệnh của Diêm Vương, vì vậy người dân trong làng đã ra đi một cách nhanh chóng, không khí làng quê nặng nề âm khí với những chiếc khăn tang trên đầu trắng xóa, “chợ làng đến ba phần tư là ma họp” .
Với việc sử dụng các môtip truyện dân gian, Nguyễn Tuân đã hé mở cánh cửa huyền bí để như đưa người đọc trở về với những câu chuyện thần thoại cổ tích. Và trên nền huyền thoại ấy, mở ra những vấn đề nhân sinh sâu sắc của cuộc sống. Nguyễn Tuân đã kế thừa và sáng tạo độc đáo bằng cả tài năng và sự sáng tạo của mình. Nhờ vậy câu chuyện trở nên lung linh đa sắc màu. Sự hiện diện của những môtip này đã cho thấy thế giới siêu nhiên không ngẫu nhiên mà tác động trực tiếp lên đời sống. Mà ẩn trong đó là sự răn đe, cảnh tỉnh và hướng đạo đối với con người.
3.2. Biểu tượng đậm tính gợi hình, giàu sức ám ảnh
Theo nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong
Từ điển thuật ngữ văn học thì biểu tượng được hiểu như một thuật ngữ của mỹ học, lý luận học và ngôn ngữ học còn được gọi là tượng trưng, nó có nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, “biểu tượng là đặc trưng phản ánh cuộc sống bằng hình tượng của văn học nghệ thuật”. Còn theo nghĩa hẹp, “biểu tượng là một phương thức chuyển nghĩa của lời nói hoặc một loại hình nghệ thuật đặc biệt có khả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát được bản chất của một hiện tượng nào đấy, vừa thể hiện một quan niệm, một tư tưởng hay một triết lí sâu xa về con người và cuộc đời” [6, tr. 24]. Biểu tượng còn được hiểu là “hình ảnh sáng tạo nghệ thuật có một ý nghĩa trừu tượng và là hình thức của nhận thức, cao hơn cảm giác cho chúng ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc sau khi hành động của sự vật vào giác quan ta đã chấm dứt” [18, tr. 88].
Đối với nhân loại, biểu tượng dường như là những “mật tự” dành cho trí tưởng tượng vốn có sẵn trong truyền thống của mỗi dân tộc và chúng thẩm thấu vào truyền thống văn học của mỗi dân tộc đó. Với người Việt Nam, biểu tượng đã trở thành mạch nguồn vô tận của nền văn hóa Việt giàu bản sắc dân tộc như cây tre, đàn bầu, hoa sen, nón lá … Qua thời gian, những biểu tượng đó đã nuôi dưỡng tâm hồn của một nhà văn lớn – Nguyễn Tuân, nó đã thấm qua từng trang văn của ông và đọng lại là chất mem say của cái truyền thống. Nguyễn Tuân đã tạo ra được một thế giới những biểu tượng mang hàm nghĩa sâu xa về thiên nhiên, cuộc sống con người, văn hóa, lịch sử… một cách sâu sắc, kín đáo. Và phải thực sự xâm nhập vào phong cách và thế giới nghệ thuật của nhà văn thì người đọc mới khai phá được nó,
Thế giới Yêu ngôn không chỉ cuốn hút người đọc bởi những “cái kì ảo”, kì lạ mà nó còn thú vị bởi những biểu tượng mang hàm nghĩa sâu xa mà