Biểu tượng đậm tính gợi hình, giàu sức ám ảnh

Một phần của tài liệu Yếu tố kì ảo trong tập truyện ngắn Yêu ngôn của Nguyễn Tuân. (Trang 54 - 59)

5. Bố cục của khóa luận

3.2. Biểu tượng đậm tính gợi hình, giàu sức ám ảnh

Theo nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong

Từ điển thuật ngữ văn học thì biểu tượng được hiểu như một thuật ngữ của mỹ học, lý luận học và ngôn ngữ học còn được gọi là tượng trưng, nó có nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, “biểu tượng là đặc trưng phản ánh cuộc sống bằng hình tượng của văn học nghệ thuật”. Còn theo nghĩa hẹp, “biểu tượng là một phương thức chuyển nghĩa của lời nói hoặc một loại hình nghệ thuật đặc biệt có khả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát được bản chất của một hiện tượng nào đấy, vừa thể hiện một quan niệm, một tư tưởng hay một triết lí sâu xa về con người và cuộc đời” [6, tr. 24]. Biểu tượng còn được hiểu là “hình ảnh sáng tạo nghệ thuật có một ý nghĩa trừu tượng và là hình thức của nhận thức, cao hơn cảm giác cho chúng ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc sau khi hành động của sự vật vào giác quan ta đã chấm dứt” [18, tr. 88].

Đối với nhân loại, biểu tượng dường như là những “mật tự” dành cho trí tưởng tượng vốn có sẵn trong truyền thống của mỗi dân tộc và chúng thẩm thấu vào truyền thống văn học của mỗi dân tộc đó. Với người Việt Nam, biểu tượng đã trở thành mạch nguồn vô tận của nền văn hóa Việt giàu bản sắc dân tộc như cây tre, đàn bầu, hoa sen, nón lá … Qua thời gian, những biểu tượng đó đã nuôi dưỡng tâm hồn của một nhà văn lớn – Nguyễn Tuân, nó đã thấm qua từng trang văn của ông và đọng lại là chất mem say của cái truyền thống. Nguyễn Tuân đã tạo ra được một thế giới những biểu tượng mang hàm nghĩa sâu xa về thiên nhiên, cuộc sống con người, văn hóa, lịch sử… một cách sâu sắc, kín đáo. Và phải thực sự xâm nhập vào phong cách và thế giới nghệ thuật của nhà văn thì người đọc mới khai phá được nó,

Thế giới Yêu ngôn không chỉ cuốn hút người đọc bởi những “cái kì ảo”, kì lạ mà nó còn thú vị bởi những biểu tượng mang hàm nghĩa sâu xa mà

Nguyễn Tuân đã sáng tạo nên. Có thể kể đến một số biểu tượng đó là: tảng đá nghè giấy của nhà họ Chu (Xác ngọc lam); chén gỗ uống rượu của Bố Ô (Rượu bệnh); cây đàn đáy (Chùa Đàn); cái nghiên bút, cái thủy trì cắm bút nho (Loạn âm); giấy lịch Bưởi, mực Hoàng Tam Xương, bút Táo Thiên Quân (Khoa thi cuối cùng)…và đặc biệt là biểu tượng gió và lửa. Tất cả đã tạo nên sự quái đản, kì ảo trong Yêu ngôn. Những biểu tượng ấy đều được nhà văn dày công tạo nên để trở thành những biểu tượng nghệ thuật mang vẻ đẹp thẩm mỹ của riêng Nguyễn Tuân và của tính cách, tâm hồn người Việt.

Trong truyền thuyết xưa, đá chiếm một vị trí trang trọng, giữa linh hồn con người và đá có mối liên quan chặt chẽ. Chính vì thế, tảng đá ghè giấy của nhà họ Chu cũng mang một linh hồn riêng của nó. “Cái tảng đá xanh xanh màu núi mùa thu và vuông mỗi chiều hai thước ta, dùng để ghè tờ giấy cho nhẵn mặt, vẫn chỉ là một vật rất thành thuộc ở với nhà họ Chu đã đến sáu bảy đời. Nó câm lặng mà phụng sự như không biết là có mình nữa. Và người ta quý nể nó như là nương nhẹ một người lão bộc” [21, tr. 81]. Người ngoài nhìn vào thì chỉ thấy viên đá là một viên đá mà thôi. Nhưng hòn đá ấy đã có một đời sống tâm hồn và hơi lạ. Nhưng nó càng lạ hơn từ khi có Cô Dó nương nhờ thì tảng đá như có một sinh mệnh. Lòng đá là nơi bao bọc, chở che, vỗ về giấc ngủ của Cô. Khi đổ bột dó lên mặt đá hay một chén rượu thì Cô Dó đều cảm nhận được nó. Chính vì có chỗ ở an toàn như vậy, nên công việc ghè giấy của Cô Dó giúp nhà họ Chu ngày càng trở nên thuận lợi. Cô thổi vào giấy dó một linh hồn có thể làm cho giấy càng đẹp và sang trọng hẳn lên. Bao nhiêu năm ẩn mình trong tảng đá ấy nhưng Cô Dó vẫn sống một cuộc đời hạnh phúc với cậu Năm, cho đến khi chồng mất cô Dó vẫn ở lại nhà họ Chu để tiếp tục ghè giấy. Nhưng cuộc đời chẳng may xảy ra, khi phiến đá ấy bị lưu lạc và sa

vào tay kẻ bạo phú đê hạ, phiến đá sống biết nói ấy đã chết rồi biến thành xác

những con người giản dị, của những người đang sống bởi một hi vọng, của những người mà cuộc đời sáng chói bởi phong hóa và đức hạnh” [3, tr. 636]. Như vậy sự hóa thân của cô Dó đều vì một cuộc đời, một số phận, nó đẹp thơ mộng, nó khơi gợi cho người đọc những rung động sâu xa về sự bao dung, nhân hậu và vị tha. Chính vì thế, cần phải trân trọng và nâng niu những thứ xung quanh mình khi không còn nữa sẽ không phải ân hận, tiếc nuối.

Cũng là biểu tượng mang ý nghĩa một cuộc đời, một số phận ta còn bắt gặp trong Chùa Đàn hình ảnh cây đàn đáy. Đó là một cây đàn ma quái, lạ lùng: “tang đàn làm bằng nắp ván thôi cỗ quan tài một người con gái đồng trinh…Về sau này, cứ vào những đêm tối giời không tiếng gà gáy chó kêu và thứ nhất vào những đêm áp giỗ nhà tôi, thường cây đàn vẫn dở giời, thành đổ mồ hôi cứ vã ra như tắm và thùng đàn phát lên những tiếng thở dài và vật mình vật mảy với bức vách, cứ lủng củng suốt đêm” [21, tr. 188]. Đàn cũng biết than thở, làm mình làm mảy những lúc dở giời như một sinh vật sống. Tang đàn đã mang nặng hồn cô gái đồng trinh không may yểu mệnh và cây đàn gắn bó với nghệ sĩ tài tử – ông Chánh Thú. Đến khi chết đi, hồn ma của ông vẫn nặng nợ với dân gian, ông muốn được đầu thai lại kiếp này. Thì ra đằng sau cây đàn quái đản ấy là cả một cuộc đời, một số phận của con người tài hoa, “phận đàn cũng là phận người”. Chính nhà văn cũng đã khẳng định: “Tiếng đàn hậm hực…Nó nghẹn ngào, liễm kết cái u uất vào tận bên trong lòng người thẩm âm. Nó là một cái tâm sự không tiết được ra. Nó là một nỗi ủ kín bực dọc bưng bít. Nó giống như cái trangh huống tha thở của một cảnh ngộ vô tri âm. Nó là cái tấm tức sinh lý của một sự giao hoan lưng chừng. Nó là niềm vang dội quằn quại của những tiếng chung tình. Nó là cái dư ba của bể chiều đứt chân sóng. Nó là cơn gió chẳng lọt kẽ màn thưa. Nó là sự tái phát chứng tật phong thấp vão cữ cuối thu dầm dề mưa ẩm và nhức nhối xương tủy. Nó là cái lả lay nhào lìa của lá bỏ cành. Nó là cái lê

thê của nấm vô danh hưu hưu ngọn vàng so le. Nó là cái oan uổng nghìn đời của cuộc sống thanh âm. Nó là sự khốn nạn khốn đốn của chỉ tơ con phím. Nó là một chuyện vướng víu nửa vời” [21, tr. 201]. Nguyễn Tuân thật khéo léo khi xây dựng biểu tượng cây đàn đáy này để khi gấp trang sách. Yêu ngôn lại người đọc vẫn luôn khắc khoải, nặng lòng về những quan niệm nhân sinh quan mà nhà văn gửi gắm ở trong đó.

Bước vào thế giới biểu tượng của Yêu ngôn ta còn bắt gặp một biểu tượng thô sơ nhưng không kém phần thú vị. Đó là chén gỗ đựng rượu của nhân vật Bố Ô được tạo ra bằng chất liệu gỗ. Người khác nhìn vào sẽ thấy nó bình thường như bao vật dụng khác, có khi nó tầm thường nhưng với tài quan sát tỉ mỉ của nhà văn Nguyễn Tuân thì đó là vật dụng không tầm thường chút nào. Bởi chính trong cái bình thường, giản đơn ấy nhà văn mới khám phá ra cái đẹp trong cuộc đời. Nhân vật Bố Ô chết, cả toàn thân bốc thành một khối men, tất cả những đồ vật xung quanh cháy rụi hết. Riêng cái chén gỗ, đồ dùng gắn bó thân thiết với Bố Ô lại không bén lửa. Phải chăng, đó là nét đẹp, phần tinh túy nhất vẫn còn sót lại giữa cuộc đời. Cái chén gỗ gắn bó cùng nhân vật Bố Ô với những buồn vui, thâm trầm trong cuộc đời. Phải chăng, khi viết rượu bệnh Nguyễn Tuân đã thắp lên một nén hương cho vong linh ông bạn rượu Nguyễn Khắc Hiểu – Tản Đà. Để đọng lại trong bạn đọc một nhà thơ Tản Đà dù đã đi xa nhưng cuộc đời và sự nghiệp thơ ca của ông vẫn còn sáng mãi.

Nguyễn Tuân là một nhà văn am hiểu vốn văn hóa của dân tộc cho nên trong Yêu ngôn là những biểu tượng của một nền văn hóa truyền thống xa xưa. Đó là cái nghiên bút, cái thủy trì cắm bút nho (Loạn âm); giấy lịch Bưởi, mực Hoàng Tam Xương, bút Táo Thiên Quân (Khoa thi cuối cùng)…Những biểu tượng này gắn bó với trường thi cử Việt Nam cũng với sĩ tử đi thi vào đầu thế kỉ XX. Và nõ cũng không thể thiếu với những cậu Tú,

ông Đồ, ông Nghè… Đây chính là biểu tượng văn hóa hiếu học của người dân Việt, tâm hồn Việt.

Trong Yêu ngôn, Nguyễn Tuân còn sử dụng biểu tượng gió. “Gió trong nhiều nền văn hóa thể hiện tính hư phù, bất ổn định, nó là sức mạnh sơ đẳng vừa dữ dội, vừa mù quáng. Gió đồng nghĩa với khí, là thần linh. Theo các truyền thuyết Ba Tư cổ thì gió có vai trò giá đỡ thế giới và điều tiết các thế cân bằng của vũ trụ và tinh thần; theo các truyền thuyết Hồi giáo gió có chức năng tàng trữ nước, tạo ra không khí và mây, gió có vô số cánh, cũng mang vai trò giá đỡ…”[3, tr. 362-263]. Gió trong Yêu ngôn là một biểu tượng đặc sắc gợi sự kì quái cho mỗi câu chuyện. Những ngọn gió có nhiều sắc thái khác nhau nhưng đều báo hiệu sự xuất hiện của thần thánh, ma quỉ. Gió làm nền cho các nhân vật kì ảo xuất hiện hoặc biến mất. Với Khoa thi cuối cùng

đó là “một thứ gió u hiển thổi thốc vào bãi trường, nghe lào xào như có tiếng các oan hồn lành chen chúc và ùa vào choán chỗ” [21, tr. 23] hay “gió thổi vào đống lửa vàng” để chuẩn bị cho hồn ma báo oán xuất hiện. Trong Loạn âm, Vị Quan Ôn xuất hiện trên trần gian luôn mang theo những ngọn gió, “gió khuya vẫn còn đưa lại cái tiếng lanh lảnh thưa thớt của nhạc ngựa”. Một thứ gió của chốn Ngàn Thiêng “gió thung lũng thổi vật những nương dó”, “gió ngàn lùa mạnh vào nương dâu”…

“Ngọn lửa là hình ảnh của tinh thần và của sự siêu việt, linh hồn của lửa theo nghĩa xấu và đen tối, ngọn lửa làm cho đồi bại, gây chia rẽ bất hòa. Đó là hơi thở cháy bỏng của sự nổi loạn mẩu củi cháy dở dày vò của sự ham muốn, là than hồng thiêu hủy sự âm ô, tiếng nổ giết người của quả lựa đen” [3, tr. 644]. Với biểu tượng lửa, thì không gian trong Yêu ngôn càng ma quái, huyễn hoặc hơn. Đó là ngọn lửa xanh lè thiêu cháy cả một con người trong cơn men rượu (Rượu bệnh), ngọn lửa quái ảo của ngọn nến trong tranh (Lửa

cùng), “lửa men khê nồng bốc lên lien tiếp”, “lửa bùng cháy trên bát hương bàn thờ ông Chánh Thú” (Chùa Đàn)…

Như vậy, có thể thấy thế giới biểu tượng trong Yêu ngôn vô cùng phong phú, hàm nghĩa gợi ra nhiều ám ảnh, suy tư cho người đọc. Những biểu tượng ấy mang đậm tính nghệ thuật và triết lý nhân sinh quan sâu sắc. Đó không chỉ thể hiện vốn hiểu biết văn hóa truyền thống sâu sắc mà còn thể hiện tài năng, trí tưởng tượng sáng tạo độc đáo của nhà văn Nguyễn Tuân mà ông luôn đặt tâm hồn mình sống với tâm hồn dân tộc, để miêu tả, khám phá thế giới ẩn bí trong những biểu tượng ấy. Đây cũng là nét đặc sắc trong

Yêu ngôn của Nguyễn Tuân.

Một phần của tài liệu Yếu tố kì ảo trong tập truyện ngắn Yêu ngôn của Nguyễn Tuân. (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)