Ước vọng cá nhân

Một phần của tài liệu 24385 16122020235348900BANTOANVAN (Trang 25 - 27)

5. Bố cục đề tài

2.1.2.Ước vọng cá nhân

Khi nghĩa vụ và trách nhiệm của gia đình, xã hội càng đè nặng lên bản thân Tiên Sinh, chàng sinh viên…. thì ước vọng cá nhân trong họ càng tăng lên gấp bội. Ước muốn rũ bỏ bầu không khí gia đình u ám, xa lìa quê hương; hòa nhập cái “Tôi” vào cái “Ta” lại trỗi dậy?

Chàng sinh viên về thăm nhà với ý thức và trách nhiệm mà mình phải làm nhưng chính gia đình không mang lại cho anh niềm vui. Ngược lại, sống trong tình yêu thương của gia đình nhưng tâm trạng anh lại chán chường, lo lắng….. Chàng sinh viên muốn được đi, được trải nghiệm với một sức trẻ và hơn hết là được rũ bỏ những chấn thương về mặt tinh thần “Chẳng có lý do đặc biệt cả… Ừ, mà phải có lẽ vì tôi đã đi đến chỗ quyết định là dù cho có đọc sách nhiều đến đâu đi chăng nữa thì cũng chẳng có ích lợi gì, chẳng bao giờ tôi có thể khá hơn con người của mình trong lúc này cả”; “Đọc sách giữa thành phố Tokyo ồn ào, náo nhiệt xem ra còn dễ dàng hơn ở chốn này” [4, tr.157]. Rời gia đình càng sớm càng tốt “Cái trò này không đủ sức kích thích một chàng trai trẻ tràn trề sức sống như tôi. Đã lắm phen, ngay giữa ván cờ tôi thấy mỏi mệt chán chường đến độ cứ ngáp ngắn ngáp dài tưởng sái cả quai hàm” [4, tr.89]. Có thể nói, cuộc sống ở thành phố Tokyo quá nhộn nhịp nhưng giờ đây, trong căn nhà vắng lặng, nó không đủ sức để thích nghi và kịp thời cân bằng cuộc sống là một lẽ đương nhiên. Nhưng trớ trêu thay, con người khi sinh ra và lớn lên, họ có thể tách mình ra khỏi quê hương chứ không thể tách quê hương ra khỏi con người.

Cứ thế, chàng sinh viên cứ mãi chạy theo những suy nghĩ tức thì. Hay nói cách khác, anh chỉ biết ngày qua ngày, không có hướng phấn đấu, không có đích đến.

Thêm vào đó, nếu bản thân anh muốn chiều theo ý của cha mẹ, muốn thực hiện cho bằng được trách nhiệm và nghĩa vụ của một người con thì chính cái ước muốn đó tìm hướng đi ngược lại với khát vọng cá nhân. Trên thực tế, mỗi chúng ta học để biết, học để nuôi bản thân và giúp ích cho xã hội thì đối với chàng trai trẻ này, học chỉ để rời xa cảnh sống tẻ nhạt ở miền quê, học chỉ để xong tấm bằng đại học. Và rồi khi vác tấm bằng về nhà, lôi từ trong đống hành lí bị gấp nhàu một góc chỉ để trình diện rằng anh đã hoàn thành xong khóa học. Ngoài ra không có một động cơ và đích đến nào khác. “Ngoài miệng nói vậy nhưng trong đáy lòng, tôi cảm thấy chẳng có mấy hi vọng tìm được một địa vị khá giả; nhưng thầy tôi, vốn xa rời thực tại của thế giới bên ngoài, lại cứ khăng khăng tin ngược lại” [4, tr.173].

Với con mắt của tuổi đôi mươi bước vào đời, bản thân những người trẻ tuổi có một cái gì đó rất non nớt trong cảm giác về bản thân của họ. Nhưng vì cùng một lúc phải thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của bản thân; khát vọng cá nhân… nên nhân vật lại rơi vào bế tắc. Song hành với chàng sinh viên là nhân vật Tiên Sinh. Hai nhân vật này luôn có mặt trên khắp các trang tiểu thuyết và để lại ấn tượng nhiều nhất cho bạn đọc. Trước thực tại, Tiên Sinh càng tôn thờ người chú bao nhiêu thì lại bị phản bội bấy nhiêu. Xuất phát từ hoàn cảnh đó, ý thức về nghĩa vụ và trách nhiệm trong con người của Tiên Sinh luôn có sự day dứt, giằng xé giữa ở lại và ra đi. Ở Tiên Sinh, dù có khác nhân vật Tôi ở khía cạnh - cuộc sống có mục đích, có hướng đi rõ ràng chứ không mập mờ, tối mịt nhưng càng sáng suốt lựa chọn bao nhiêu thì càng rơi vào bế tắc bấy nhiêu. Tiên Sinh cũng đến với miền đất hứa Tokyo nhưng chính nơi này khiến Tiên Sinh rơi vào tuyệt vọng, bế tắc vẫn hoàn bế tắc, cô đơn vẫn hoàn cô đơn.

Chắc chắn rằng, ai đã đọc Nỗi lòng sẽ thêm hiểu, cảm thông và trân trọng hơn với ước mơ hoà nhập cuộc đời của những người trẻ tuổi tưởng chừng

luôn muốn mình dị biệt. Qua tác phẩm, tác giả đã trình bày những nghịch cảnh và khổ não mà con người gặp phải trong cuộc sống và quyết tâm đập tan nó.

Chúng ta phải thừa nhận rằng hiện nay có một bộ phận không nhỏ những bạn trẻ đang sống vô trách nhiệm với chính bản thân mình và với toàn xã hội nhưng sẽ thật phiến diện khi đánh giá tuổi trẻ thế kỉ XXI sống ích kỉ, thực dụng, chỉ biết hưởng thụ riêng mình. Ta có thể khẳng định một điều chắc chắn rằng tuổi trẻ ở bất kì quốc gia nào dù là Nhật bản hay Việt Nam, thuộc bất kì giai đoạn nào, dù là ở những năm 1914 hay là ở những năm 2013 đi chăng nữa, thì đều muốn trở thành một phần tử tích cực, một phần tử được quan tâm, được yêu thương trong xã hội. Nhưng xã hội có biện pháp gì, có tạo điều kiện thuận lợi gì để gắn kết “cái Tôi” với “chúng ta” hay không, thiết nghĩ đó cũng là một vấn đề quan trọng và bức thiết cần đặt ra.

Một phần của tài liệu 24385 16122020235348900BANTOANVAN (Trang 25 - 27)