Vấn đề cái Chết trong văn hóa, văn học Nhật Bản

Một phần của tài liệu 24385 16122020235348900BANTOANVAN (Trang 43 - 48)

5. Bố cục đề tài

3.1.Vấn đề cái Chết trong văn hóa, văn học Nhật Bản

Hiếm có một đất nước nào trên thế giới như Nhật Bản, hằng ngày có đến hàng trăm người tự sát vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Tự sát nói riêng, cái Chết nói chung, về mặt thể xác hay tinh thần, tất cả đã trở thành đề tài chính cho văn hóa, văn học nghệ thuật Nhật. Hơn thế nữa, Chết bằng phương thức “tự sát” của những con người nơi đây đã không còn là một vấn đề xa lạ mà nó đã trở thành “biểu tượng”. Nhưng vì “không phải mục đích tự thân” (chuộc tội cho sự thất bại và để cứu người khác) nên Chết không phải là hết, là kết thúc một cuộc đời hay cái gì, mà là bắt đầu một hành trình khác, một sự sống khác tùy theo cách cắt nghĩa của mỗi hành động cá thể.

Nếu như ở các nước khác trên thế giới mỗi ngày có đến hàng trăm người Chết vì tai nạn giao thông thì ở nước Nhật, con số đó phần đông là do “tự sát”.

Theo số liệu thống kê của Chánh Đông - Giảng viên tâm lý học, trường Đại học Tài chính - Marketing trong bài viết “Cái chết và văn hóa Nhật Bản” thì năm 2004 có 32.325 người tự sát ở Nhật, là năm thứ 7 trong 7 năm liền tăng liên tục tính từ 1998, sau khi số người tự sát vượt quá con số 30.000. Và cũng qua điều tra của Bộ Sức khoẻ - Lao động và Phúc lợi thì 70% số người Nhật tự sát đã im lặng ra đi mà không để lại lý do hoặc ý nghĩ của họ cho những người đang sống. Để giải thích những nguyên nhân trên, Giáo sư Takashi Hosaka, phần lớn những người Nhật tự sát đều đã phải chịu đựng sự buồn chán; còn hầu hết những người Nhật đã tự sát đều cho rằng nguyên nhân là do sự cô đơn; hoặc do sức ép tâm lý, công việc; hay vì lý do kinh tế... [3]. Từ những lí do trên cho thấy, việc tự tìm đến cái Chết là biện pháp giải thoát nhẹ nhàng nhất, một hành động để thỏa mãn

tính anh hùng của người Nhật. Hay nói cách khác, cái Chết ở Nhật Bản là một bước nhảy mới trong điệu luân vũ của cuộc tuần hoàn vũ trụ.

Có thể thấy rằng, từ tàn khốc của chiến tranh, cái Chết đã quá đổi bình thường nhưng thường được tránh đề cập hoặc giảm thiểu vai trò và sự hiện hữu. Xã hội Tây phương và kinh tế hoàn cầu hóa cạnh tranh đã không có chỗ đứng cho từ cái Chết; trở thành một cấm kỵ bởi những giá trị sống bao giờ cũng được trân trọng hơn bao giờ hết! Nhưng nội dung của cái Chết đó thì vẫn là một vấn nạn (sinh – tử, tâm linh) được đề cập. Bởi vậy, văn hoá truyền thống Nhật Bản hay nhắc về cái Chết như nhắc đến vẻ đẹp và niềm bi cảm trước những cánh hoa đào rụng rơi vào tiết xuân. Cái Chết như một chứng minh cho sự vô thường của cuộc đời. Nhiều người Nhật tự chọn cho mình cái Chết, văn chương Nhật hay chọn cái Chết bởi họ cũng trăn trở không ít trong cuộc dừng chân ngắn ngủi của đời người.

Không phải ngẫu nhiên mà hoa anh đào được chọn làm biểu tượng Quốc hoa - tượng trưng cho sắc đẹp, sự mong manh và trong trắng của người Nhật. Là loại hoa chóng nở nhưng cũng chóng tàn, đời sống của nó tựa như một thoáng phù du, đến và đi chỉ trong một thời gian ngắn ngủi, để lại cho thế gian hai bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, một bức hoa nở rộ rực rỡ dưới ánh nắng xuân và một bức những cánh anh đào tung bay uốn lượn theo làn gió, đùa nghịch với khoảng không trước khi về nằm yên trên mặt đất. Vì thế, hoa anh đào tượng trưng cho

“con đường Chết của người võ sĩ (samurai)” – họ cho rằng con đường sống và Chết của họ cũng sớm nở, chóng tàn như loại hoa này. Và ngay trong cách cảm nhận của người Nhật, vẻ đẹp của hoa anh đào được bắt nguồn từ niềm bi cảm (aware) - một khái niệm văn học và mỹ học khá phổ biến trong cảm thức thẩm mỹ của văn chương Nhật Bản. Hoa anh đào còn biết rời bỏ cuộc sống của mình trong khoảnh khắc đẹp nhất để đi vào cõi bất tử. Đó là cái đẹp tuyệt đỉnh trong sự phù du. Hơn nữa, khi cả nước Nhật đang đau buồn vì thảm họa, hoa anh đào

nở rộ sẽ mang đến cho mỗi căn nhà một cảm giác rõ ràng về hakanasa (trong tiếng Nhật nghĩa là vạn vật, khái niệmchuyển tải một cảm giác mong manh, thậm chí là phù du, của cuộc đời), ẩn chứa trong một thứ sức mạnh kỳ lạ chìm đắm trong tâm hồn, cả nỗi đau buồn và niềm khuây khỏa ngang bằng nhau.

Nếu hoa anh đào tượng trưng cho cái đẹp tuyệt đỉnh và sự sống mong manh của người Nhật thì không thể không nhắc đến câu chuyện về 47 vị Samurai thời Tokugawa (khoảng năm 1701) mổ bụng tự sát sau khi trả thù cho chủ tướng. Câu chuyện đã được nâng lên thành biểu tượng cho tinh thần võ sĩ đạo kết hợp với tính cách đối cực và quan niệm có tính mỹ học về cái Chết của người Nhật. Người samurai thường tận trung, coi cái Chết cho chủ tướng mình là một niềm vinh dự. Và nếu như thua trận, hay phạm một lỗi lầm nghiêm trọng, họ xem việc được ban cho cái Chết mổ bụng tự sát (seppuku hay harakiri) là một vinh dự tối cao. Hay các cặp tình nhân không đến được với nhau cũng hay rủ nhau tự sát đôi (shinju) dưới bóng hoa đào. Điều đó cho thấy cuộc sống của người Nhật luôn gắn bó với hoa anh đào lúc còn sống và ngay cả khi chết.

Thật vậy, trong cách sống, cách cảm của người Nhật, cái Chết nhẹ tựa như những cánh hoa anh đào rụng rơi nhưng chứa đựng nhiều triết lí sâu xa. Tinh thần “Chết vinh còn hơn sống nhục” luôn luôn ở trong tâm trí và được họ truyền lại muôn đời. Ngay cả trong manga, loại truyện tranh giải trí phổ biến ở Nhật, cái Chết luôn luôn để lại ấn tượng sâu sắc cho bạn đọc. Về điều này, ông Fuziwara Masahiko, giáo sư, nhà toán học nổi tiếng người Nhật cho rằng đó là kết quả của tinh thần võ sĩ đạo (samurai doo) và quan niệm có tính mỹ học về cái Chết (sinu no migaku) của người Nhật [2].

Không chỉ ở truyện tranh mà trong tổng thể bức tranh nền văn học cũng vậy, cái Chết luôn luôn được nhắc đến như một vấn đề không thể thiếu trong văn hóa Nhật. Đầu tiên phải kể đến là truyện Genji, tác phẩm định mệnh của nhân vật Genji bị cản trở (qua mối tình tội lỗi với “bà dì” Fujitsubo) nên đã tìm cách

thoát ra bằng cách đi chinh phục hết người đàn bà này đến người đàn bà khác. Genji đã chết và không ai có thể thay thế được chàng. Nhưng tác phẩm vẫn tiếp tục bám theo số phận các nhân vật còn sống trong quan hệ tay ba giữa Kaoru, đứa cháu ngoại Niou, và cô gái xinh đẹp Ukifune. Bằng tác phẩm mang hơi thở trữ tình ngọt ngào nữ tính của thời đại, lịch sử được tái tạo qua nghệ thuật, lần đầu tiên trong lịch sử văn học Nhật Bản, Murasaki đã khẳng định kiểu mẫu sáng chói và thuần túy nhất của nghệ thuật tiểu thuyết đích thực. Hơn nữa, tác giả đã đặt tiểu thuyết tự sự ngang hàng và thậm chí cao hơn sử học: tiểu thuyết kể về tất cả, đụng chạm tới từng chi tiết, chuyển tải cái đã qua với toàn bộ sự trọn vẹn của nó.

Hoặc trong tác phẩm “Đẹp và buồn” của Yasunari Kawabata thì có đến bốn cái Chết: hai hài nhi bé bỏng, bà mẹ sầu khổ của Otokô và cái Chết bí ẩn của con trai Oki. Cái Chết vì mặc cảm tội lỗi, vì không có lối thoát của bà Otto trong mối tình vô luân với con trai người tình cũ (Ngàn cánh hạc). Nhưng cái Chết khiến người ta phải ngậm ngùi hơn cả là cái Chết của cái đẹp đang độ mãn khai - cái Chết của những người con gái đẹp. Cô gái tràn đầy sức sống nhất trong năm cô gái mà ông già Eguchi biết khi qua đêm ở lầu xanh lại là cô gái đã Chết trong khi ngủ. Và ông lão già nua vào cái tuổi gần đất xa trời, cũng không thể ngờ rằng, vừa mới đây thôi, nàng tràn trề sinh lực là thế, mà giờ đã bất động mãi mãi. Ông đã ngủ với một cô gái đẹp đã Chết (Người đẹp say ngủ).

Và trong Nỗi lòng của Natsume Soseki, vì bị mất lòng tin về con người một cách trầm trọng nên nhân vật Tiên Sinh đã giam mình trong thư phòng, tránh tiếp xúc với bất cứ ai. Cuối cùng, nhân vật tự chọn lấy cái chết để kết liễu cuộc đời mình như một điều tất yếu.

Như vậy, trong các tác phẩm văn học, cái chết đã được cách điệu hóa, nâng lên thành một cái đẹp tuyệt mĩ. Hình ảnh những con người vì hoàn cảnh

môi trường xô đẩy đến cùng cực, kết cục đó là cái chết về mặt tâm hồn hay thể xác.

Tìm về cội nguồn văn hóa cũng như trong văn học, tính cách dân tộc là nhân tố quyết định cho tinh thần, tư tưởng dân tộc. Vì bị cô lập với một ốc đảo, lại phải thường xuyên đối mặt với những cơn động đất, sóng thần nên cái Chết luôn bao trùm tất cả, ngạo nghễ và thách thức. Mặt khác, về tôn giáo bản địa thì người Nhật bị ảnh hưởng bởi Thần đạo, Phật giáo, Thiền tôn thờ cái hư không, tính chất vô thường của cuộc sống; tiếp biến Nho giáo, Phật giáo từ Trung Hoa, Nho giáo dùng để cai trị đất nước, Phật giáo hình thành nên văn hóa mỹ học đặc thù của Nhật Bản. Những khái niệm như vô thường (mujo), phù du (hakanasa) đã đưa kinh nghiệm trực tiếp của người Nhật Bản về sự mong manh, ngắn ngủi của đời người và nói thế lên một chiều cao triết học. Những khái niệm mỹ học Nhật Bản như “aware” (bi cảm), “Yugen” (u huyền), “Wabi” (đà), “Sabi”

(tịch) đều nội hàm trong mình ý nghĩa diệt vong. Bên cạnh đó, rất nhiều nguồn tài liệu cho thấy nền giáo dục ở Nhật không phải bắt đầu từ những cái cao siêu, những con số hàng trăm, hàng triệu mà bắt đầu từ những việc rất nhỏ nhặt.

Không bị áp lực bởi những phép tính toán hay phải đọc rành mạch các bài thơ, bài văn mà trẻ em Nhật bắt đầu học cách phân loại rác ra sao, cách biết quý trọng thức ăn thế nào? Học về cách chịu đựng nỗi đau, đức hi sinh trong cuộc sống. Vì lẽ đó, khi thường xuyên đối mặt với cái Chết, được giáo dục về cái Chết và sự mất mát, người ta sẽ yêu sự sống hơn, yêu những gì đang có và có ý thức giữ gìn nó hơn. Họ ý thức về cái Chết để hiểu rõ giá trị của sự sống chứ không phải để ủ rũ, chìm trong thất vọng và sợ hãi.

Cái Chết, đối với người Nhật, vì thế, tượng trưng cho cái đẹp mang tính tuyệt đối. Người Nhật nói đến cái Chết không phải với sự sợ hãi mà là nói đến một thách thức mỹ lệ. Chạm đến cái Chết là chạm đến cái tận cùng, cái không ai vượt qua được. Vì thế tự sát là một hành động mà ít nhất để thoả mãn gánh nặng

của bản thân. Nên, trong những hoàn cảnh mà cá nhân tự cảm thấy bất lực, người Nhật chọn cái Chết như một giải pháp mà ít nhất có thể thoả mãn xoa dịu được nỗi đau cho chính mình. Tự sát, đối với cá nhân đó, hoàn toàn không mang tính bi lụy. Chính vì quan niệm này mà số người tự sát ở Nhật luôn đạt mức kỷ lục thế giới.

Nhìn dưới góc độ thẩm mĩ, cái Chết được coi là cái đẹp về triết lí. Hay nói cách khác, nó là “mỹ học của vết thương”. Cái Chết – bi nhưng không lụy, không kêu gào thảm thiết hay nói cách khác, buồn mà vẫn đẹp. Vẻ đẹp ẩn hiện trong tâm hồn con người, trong cách lựa chọn giữa Sống và Chết mang đậm tính cách Nhật. Càng ý thức được về sự phù du, ngắn ngủi của cuộc đời thì họ càng nâng niu, hân thưởng cuộc sống trong từng khoảnh khắc. Cái Chết làm cho họ hiểu hơn ý nghĩa của sự sống. Chết - không đáng sợ, mà không tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống mới là đáng sợ. Họ quan niệm rằng: không có nghệ thuật nào hơn được cái Chết và Chết có nghĩa là sống. Các Thiền sư thường chọn cái Chết trong sự trở về với thiên nhiên, để thanh lọc tâm hồn.

Một phần của tài liệu 24385 16122020235348900BANTOANVAN (Trang 43 - 48)