Lo sợ trước cuộc sống thực tại

Một phần của tài liệu 24385 16122020235348900BANTOANVAN (Trang 31 - 34)

5. Bố cục đề tài

2.2.2. Lo sợ trước cuộc sống thực tại

Trước sự sắp đặt mọi chuyện của người chú, “Và tôi bắt đầu dự cảm là nếu không chuẩn bị sẵn sàng thì đời mình khốn đốn đến nơi, mình sẽ không biết đường nào mà lần, trừ phi mình sẵn sàng đối phó với mọi sự” [4, tr.245]. Nỗi lo lắng trước cuộc sống thông qua những hành động của người chú không thể nào vơi. Thời gian đã chứng minh rằng, những dự cảm của Tiên Sinh đã hoàn toàn đúng với sự thật. Qua năm tháng, cuộc đời của Tiên Sinh luôn băn khoăn, day dứt trong lòng “Liệu mình có nên cứ tiếp tục kéo dài cuộc sống như thế này, như một cái xác bị lãng quên ở giữa nhân gian hay không – hay là liệu mình có nên”

[4, tr.219]. Đó là tất cả những suy nghĩ trong cuộc sống của Tiên Sinh. Chính sự quan tâm quá mức của người khác cũng làm cho ông phải suy nghĩ, trăn trở. Điển hình là sự quan tâm của bà chủ ở trọ. Bà đã cho ông có nơi ăn chốn ở ổn định, tìm cách để ông và cô con gái có sự gần gũi, thân mật. Nhưng chính điều đó, trong ông lại nảy sinh những ý nghĩ tiêu cực. Ông sợ rằng, mọi việc sẽ trở lại đường mòn ở phía trước.

Trong tác phẩm, không chỉ có tâm trạng của Tiên Sinh bất an trước cuộc sống thực tại mà nhân vật xưng Tôi (chàng sinh viên) cũng vậy. Anh ra đi và quay về trong trạng thái thấp thỏm, chán chường. “Lòng tôi tràn ngập một nỗi bất an khó chịu lạ lùng. Tôi cố gắng đọc sách nhưng nhận thấy ngay là không làm sao tập trung năng lực và tinh thần để đọc sách nỗi” [4, tr.41]. Nếu trước kia Tiên Sinh là mẫu người lí tưởng trong anh thì bây giờ, Tiên Sinh lại trở thành nỗi ám ảnh hơn bao giờ hết “Nhưng riêng đối với tôi, dù có cái gì chôn vùi trong đó đi chăng nữa thì cái ấy cũng đã chết rồi và tôi biết là mình không sao tìm thấy được trong đó chiếc chìa khóa để mở cánh cửa ngăn cách cuộc đời Tiên Sinh với tôi nữa” [4, tr.65]. Chính cái cuộc sống không mấy tốt đẹp và không mấy hạnh phúc của Tiên Sinh đã kéo theo cuộc đời của nhân vật Tôi phải luôn luôn đối mặt với lo sợ, bất an.

Sợ một điều gì đó sẽ diễn ra, sợ những suy nghĩ của mình sẽ đi lệch hướng… Chính vẻ sợ sệt ấy khiến cho đầu óc con người không thể nào thoải mái và phát triển với những kế hoạch, dự định của mình. Sống nhưng luôn lo nghĩ ở những điềm gỡ phía trước “Tôi thường nghĩ đến số mệnh của những người có dây tơ rễ má với mình và đôi khi bâng khuâng tự mình hỏi mình phải chăng là số mệnh của họ cũng giống như số mệnh những con ve sầu to tướng đầu mùa hạ sớm bị những con tsuku- tsuku-boshi thay thế” [4, tr.175]. Giữa lúc rối ren của việc gia đình và việc riêng tư của bản thân, anh muốn tìm một nơi nào đó để xin việc và lập nghiệp nhưng ý nghĩ của anh vẫn cứ ì một chỗ, buồn bực, chán nản như bị ràng buộc bởi một thứ gì đó. “Riêng tôi, thỉnh thoảng tôi có thể tạm quên

không nghĩ đến bệnh tình thầy tôi trong chốc lát để ngồi đọc sách hay suy nghĩ trong phòng riêng, vắng vẻ của mình” nhưng “không biết là mẹ tôi có khả năng tương tự để tạm quên ông chồng bệnh tật trong chốc lát mà nghĩ đến công việc khác” [4, tr.187]. Những ý nghĩ đó vẫn không đâu vào đâu, nó cứ móc nối và xoay chuyển. Mỗi lần anh muốn thực hiện điều gì nhưng anh lại nhớ, lại hồi tưởng và không thể nào thực hiện được.

Cuối cùng, anh đã vứt bỏ tất cả mọi thứ sau lưng và ra đi trong đống hành lí đã chuẩn bị sẵn mà không báo cho bất cứ ai trong gia đình biết. Chuyến tàu

“ầm ầm vang dội” đưa anh đến với miền đất Tokyo lần này như một chuyến tàu định mệnh để giải tỏa những căng thẳng trong lòng. Chuyến tàu đã cho anh những thời khắc để đọc lá thư của Tiên Sinh, để nhìn lại một quá khứ không mấy tốt đẹp mà đôi khi giữa bộn bề cuộc sống, chúng ta không có thời gian để tìm về. Nó như một sự báo hiệu cuộc sống mới ở phía trước, mở ra một lối đi tươi sáng hơn.

Đọc và cảm đến trang cuối cùng của tác phẩm, chúng ta có thể nhận thấy rằng: Tiên Sinh bất an trước cuộc sống thực tại, đón nhận quá nhiều sự lừa dối trong cuộc sống, nhưng rồi cuối cùng ông phải chấp nhận, sống cho qua ngày, chỉ biết đến bản thân mình. Thậm chí, ông đã nghĩ đến việc “tự sát” để trốn tránh cuộc sống này. Sau cuộc đời của Tiên Sinh là chàng sinh viên, anh ra đi, trở về và lại mang hành lí ra đi. Nhưng bước chân ra đi của chàng sinh viên – thế hệ trẻ sau Tiên Sinh – quyết tâm hơn, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, thử thách để lựa chọn cho mình một con đường. Tiên Sinh trốn tránh thực tại bao nhiêu thì chàng sinh viên, dù có bước trên những vết xước ấy nhưng anh không thể nào trốn tránh thực tại.

Trên thực tế, niềm tin ở mỗi người luôn luôn được đặt lên hàng đầu; mất niềm tin, đồng nghĩa với cuộc sống hiện tại và tương lai luôn luôn ở trong vòng luẩn quẩn. Và dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, con người cần phải tin ở chính bản thân mình, có hướng phấn đấu để vươn tới những điều tốt đẹp hơn. 428 trang

tiểu thuyết khép lại đã gợi ra biết bao những nghĩ suy sâu thẳm về tuổi trẻ, về thời đại, về sự định hình một nhân cách mới cho tương lai.

Một phần của tài liệu 24385 16122020235348900BANTOANVAN (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)